CHƯƠNG 3: CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TỈNH THÁI NGUYÊN
3.6. Giải pháp tổ chức quản lý môi trường
Trong chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2001 - 2010 có nêu: "Phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nướcvà thực hiện
chương trình hành động của thế kỷ 21, thế kỷ của chuẩn mực về sinh thái nhân văn, của hội nhập khu vực và toàn cầu hoá trong thương mại với môi trường … đòi hỏi phải kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương đến địa phương, nâng cấp hệ thống cơ quan quản lý môi trường Trung ương, thành lập Tổng cục Môi trường, hoặc Bộ Môi trường và kiện toàn tổ chức quản lý môi trường ở cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện và các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung…"
Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường ở tỉnh Thái nguyên cần phải phù hợp với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Trước hết, cần tăng cường nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật cho phòng quản lý môi trường, trạm quan trắc và phân tích môi trường thuộc Sở Tài nguyên và môi trường. Bổ sung lực lượng chuyên trách quản lý môi trường ở cấp huyện, quận, thị xã, thị trấn. Chuẩn bị tốt cho việc thành lập Chi cục môi trường hay Sở Môi trường và các tổ chức quản lý môi trường ở cấp phường, xã, quận, huyện, thị xã theo chủ trương và kế hoạch (nếu có) của Chính phủ.
Quản lý môi trường là một giải pháp cơ bản để đạt được các mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, là cơ sở để thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ môi trường.
Xuất phát từ những tồn tại trong công tác bảo vệ và quản lý môi trường thời gian qua, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong thời gian tới, công tác quản lý môi trường của tỉnh Thái nguyên sẽ đạt hiệu quả cao nếu hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý và tăng cường sự phối hợp hành động quản lý môi trường
với các ngành chức năng, phân quyền quản lý cụ thể cho các cấp, ngành trong tỉnh.
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan nhà nước giữ vai trò chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Sở NN & PTNT, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thị trấn triển khai thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Thái nguyên đến năm 2010 trên địa bàn toàn tỉnh và chịu trách nhiệm:
- Quản lý các quỹ trợ cấp và tính dụng cho bảo vệ môi trường (quỹ môi trường)
- Phát triển cách tiếp cận chung và những hướng dẫn về phát triển nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường
- Phát triển cách tiếp cận chung và những hướng dẫn về thông tin, giáo dục, truyền thông bảo vệ môi trường
- Phát triển các dự án và những hướng dẫn về công nghệ bảo vệ môi trường - Điều phối thực hiện các chương trình đầu tư bảo vệ môi trường, gồm cả phần kinh phí
- Điều phối các nguồn tài trợ
- Theo dõi cụ thể việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh Để thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường cần phải có dự án tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở tỉnh Thái nguyên, bao gồm những nội dung sau:
* Thực hiện nâng cấp phòng Quản lý môi trường thành Chi cục Môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường nên thành lập Chi cục Môi trường để thay thế cho phòng Quản lý môi trường hiện nay. Việc tổ chức Chi cục Môi trường có thể được thực hiện theo sơ đồ hình 3.1.
Tổ chức Chi cục Môi trường với năm phòng chức năng: phòng Tổ chức hành chính (2 - 3 nhân viên), phòng Kiểm soát ô nhiễm (2 - 4 nhân viên), phòng Quan trắc và thí nghiệm môi trường (3 - 4 nhân viên), phòng Thẩm định và Công nghệ môi trường (2 - 3 nhân viên), phòng Thanh tra (2- 3 nhân viên), lãnh đạo Chi cục (2 người), tổng cộng nhân sựcủa Chi cục khoảng 12 - 17 người.
Chi cục Môi trường có chức năng và nhiệm vụ sau;
Giám đốc Sở TN & MT
Thanh tra Chi cục
Môi trường Các đơn vị
khác của Sở
ĐTM và công nghệ môi trường
Quan trắc thí nghiệm môi trường
Kiểm soát ô nhiễm môi trường
Hành chính
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Chi cục Môi trường tỉnh Thái nguyên
- Chi cục Môi trường sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Tài nguyên và Môi trường và chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Cục Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Nghiên cứu chiến lược và chính sách môi trường cụ thể sao cho phù hợp với đặc trưng và điều kiện trong từng thời kỳ phát triển của tỉnh để trình lên Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh.
- Triển khai các dự án và các đề tài khoa học về môi trường đểbảo vệ môi trường và bảo đảm sự hài hoà giữa việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái nguyên
- Nghiên cứu dự thảo các văn bản quy định và đề xuất các biện pháp phòng chống ô nhiễm để từng bước cải thiện, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường ở tỉnh và trình lên UBND tỉnh
- Theo phân cấp của Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Môi trường là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, các biện pháp quản lý môi trường cho các dựán đầu tư và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
- Tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm và giám sát các cơ sở đang hoạt động và đề xuất các biện pháp khắc phục lên cấp quản lý cao hơn để giải quyết.
- Hướng dẫn các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đẩy mạnh công tác đào tạo môi trường
Việc thành lập Chi cục Môi trường sẽ mang lại những hiệu quả sau:
- Có địa vị pháp lý và ngân sách riêng để trở thànhmột đơn vị sự nghiệp có thu sẽ có thêm kinh phí bổ sung cho các hoạt động bảo vệ và quản lý môi trường hoạt động hiệu quả hơn
- Có khả năng pháp lý để hợp đồng với các chuyên gia có trình độ cao và tuyển thêm cán bộ quản lý môi trường trên cơ sở cân đối ngân sách được cấp và kinh phí thu được qua hoạt động quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Rút ngắn được các quá trình xử lý vi phạm quy định và luật môi trường - Dễ hợp tác trực tiếp với các tổ chức trong nước và nước ngoài nhằm trao đổi kinh nghiệm quản lý môi trường, chuyển giao công nghệ quản lý môi trường và tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
* Hoàn thiện công tác quản lý môi trường với sự phân công trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các cấp hành chính
Để từng bước hoàn thiện công tác bảo vệ môi trường ở tỉnh Thái nguyên cần phải có sự phân cấp quản lý bảo vệ môi trường về mặt hành chính nhằm trách sự chồng chéo trong các hoạt động quản lý, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ và có hiệu quả.
1. Cấp tỉnh
Cấp tỉnh trịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo việc thực hiện, kể cả việc thiết lập một cơ cấu tổ chức phù hợp ở địa phương; phối hợp các hoạt động giữa các ban, ngành trong tỉnh; đảm bảo đầy đủ nguồn kinh phí; lập kế hoạch hoạt động bảo vệ môi trường và các kế hoạch hành động khác có liên quan. Kế hoạch hành động của tỉnh là những kế hoạch dài hạn dựa trên cơ sở chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia và của tỉnh có xét đến những điều kiện cụ thể của địa phương.
2. Cấp quận, huyện
Quận, huyện là cấp chủ yếu để lập kế hoạch chi tiết về quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn quận, huyện, không trực tiếp thực hiện các kế hoạch đó.
Ngoài các hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông về môi trường, cộng đồng cần có những hiểu biết về các loại hình công nghệ, các mô hình kinh tế - môi trường trong sản xuất và bảo vệ môi trường để họ chủ động và tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường.
Trao đổi với các chuyên gia những tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường của các dự án đầu tư.
3. Cấp phường, xã, thị trấn
Đây là cấp hành chính cơ sở do UBND làm đại diện sẽ phối hợp với người sử dụng, nhóm người sử dụng các dịch vụ môi trường, các tổ chức quần chúng (nhất là Hội phụ nữ) và các ngân hàng để thực hiện phân lớn chức năng hỗ trợ của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, vệ sinh môi trường phường, xã, thị trấn và huy động quần chúng tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường.
* Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường với việc thành lập và phân trách nhiệm cho các tổ chức quản lý môi trường ở các sở, ban, ngành, huyện thị và phường, xã
1. Phòng quản lý môi trường thuộc Sở Công nghiệp
Cần thành lập các phòng quản lý môi trường thuộc Sở Công nghiệp với các chức năng:
- Cùng với phòng quản lý môi trường thuộc Chi cục Môi trường hướng dẫn các cơ sở sản xuất công nghiệp trong các cụm công nghiệp thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và những quy định bảo vệ môi trường của tỉnh
- Giám sát việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường của nhà nước, các quy định, quy chế về môi trường của tỉnh đốivới các doanh nghiệp địa phương
- Hướng dẫn và thúc đẩy việc thu gom nước thải, chất thải rắn và tái sử dụng chất thải trong các cụm công nghiệp nhằm bảo vệ môi trường
- Giám sát việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất thuộc Sở quản lý
- Thường xuyên báo cáo với Chi cục Môi trường về diễn biến môi trường trong các cụm công nghiệp
2. Phòng quản lý môi trường thuộc Sở NN & PTNN
- Giám sát việc khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên và đôn đốc việc đóng góp phí môi trường và phí tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên nước, tài nguyên rừng và tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH)
- Báo cáo kịp thời với Chi cục Môi trường những vi phạm về bảo vệ môi trường trong các cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Sở. Phối hợp với Chi cục Môi trường xử lý kịp thời những hoạt động có nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng về môi trường và báo cáo với cấp trên, đồng thời phải chịu trách nhiệm pháp luật về quyết định này.
3. Phòng quản lý môi trường các quận, huyện
Cần thành lập phòng quản lý môi trường trực thuộc UBND các quận, huyện. Đơn vị này chịu trách nhiệm thực hiện một số chức năng quản lý môi trường sẽ được phân cấp. Hoạt động của phòng quản lý môi trường quận, huyện chịu sự quản lý về mặt hành chính của UBND quận, huyện và chịu sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Chi cục Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
4. Cán bộ chuyên trách về môi trường ở các phường, xã
Mỗi phường cần có một cán bộ chuyên trách về môi trường làm đầu mối quản lý môi trường trên địa bàn phường, xã và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng thuộc phường, xã
5. Bộ phận quản lý môi trường ở các cơ sở công nghiệp
Các nhà máy, xí nghiệp cần phải có bộ phận quản lý, giám sát môi trường của cơ sở mình. Bộ phận này sẽ giúp Giám đốc chăm lo về vấn đề bảo vệ môi trường trong doanh nghiệp và tuân thủ các quy định luật pháp về bảo vệ môi trường.
Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý môi trường tỉnh Thái nguyên được thể hiện trong hình 3.2.
Hình 3.2 Đề xuất khung QLMT tỉnh Thái nguyên Phòng QLMT (Sở
lâm nghiệp, nông nghiệp…
Phòng QLMT thuộc BQL các khu công nghiệp
Phòng QLMT thuộc các huyện,
thị xã Sở TN & MT
tỉnh Thái nguyên
Chi cục
Môi trường Các đơn vị
khác của Sở
Thanh tra ĐTM và
công nghệ môi trường
Quan trắc thí nghiệm môi trường
Kiểm soát ô nhiễm môi trường
Hành chính
Bên cạnh việc thành lập các phòng quản lý môi trường thuộc các Sở, ban, ngành, công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu có sự phối hợp đồng bộ trong tất cả các hoạt động của các tổ chức, cá nhân có ý thức bảo vệ môi trường.