CHƯƠNG 2: CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2.2. Hiện trạng môi trường tỉnh Thái nguyên
Thái nguyên có hai lưu vực sông lớn là sông Cầu và sông Công. Sông Cầu và các sông khác trong lưu vực đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thuỷ văn của tỉnh. Toàn tỉnh có trên 4.000 ha ao, hồ. Tổng trữ lượng nước mặt là 3 - 4 tỷ m3.
Trên dọc sông Cầu có hàng chục cơ sở sản xuất, các đô thị … sử dụng nước sông trong sinh hoạt và sản xuất, đồng thời xả nước thải vào đây. Trong những năm gần đây rừng đầu nguồn bị tàn phá, dòng chảy sông suối đầu nguồn có xu hướng cạn kiệt. Lượng nước sử dụng ngày càng tăng lên, lượng nước thải cũng tăng nhanh chóng dẫn đến chất lượng nước mặt và nước ngầm bị biến đổi theo chiều hướng xấu. Nhìn chung hoạt động sản xuất công nghiệp còn nhiều bất cập
với sự phân bố đan xen trong khu dân cư. Công nghệ và thiết bị sản xuất của nhiều cơ sở sản xuất còn rất lạc hậu và nước thải không qua xử lý đã tạo nên ô nhiễm nước trầm trọng tại nhiều khu vực. Nước thải và các loại chất thải khác thải ra môi trường đất, nước đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước sông.
Nước thải ở các đô thị của tỉnh Thái Nguyên do hai nguồn chính là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
Trong khu vực thành phố Thái nguyên, nhiều cơ sở sản xuất lớn như công ty Gang thép Thái nguyên , công ty Giấy Hoàng Văn Thụ, một số xí nghiệp vật liệu xây dựng… xả một lượng lớn nước thải, gây ô nhiễm cho nhiều đoạn sông hạ lưu. Lượng nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp và khai thác mỏ hầu hết chưa được xử lý đã thải trực tiếp ra sông Cầu, ao, hồ.
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái nguyên năm 2000, lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành công nghiệp như sau:
Bảng 2.4 Lượng nước thải của các ngành công nghiệp
STT Tên cơ sở Lượng nước thải
(triệu m3, năm)
1 Khai thác mỏ 2,4
2 Chế biến khoáng sản 24
3 Cơ khí chế tạo 0,6
4 Sản xuất vật liệu xây dựng 0,15
5 Chế biến nông- lâm sản 3
Tổng 30,15
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái nguyên năm 2000)
Nước thải công nghiệp chứa nhiều chất lơ lửng, nồng độ dầu mỡ cao, hàm lượng thuỷ ngân, chì, kẽm, đồng, crôm, asen... ở một số cơ sở vượt TCCP nhiều lần.
Tại các cơ sở khai thác mỏ, nước tuyển khoáng có tổng lượng 2,4 triệu m3/năm. Nước bơm tháo khô mỏ xả trực tiếp ra sông. Nước thải từ mỏ thiếc La bằng, Cù vân… chứa nhiều chất lơ lửng, nồng độ dầu mỡ cao gấp 7,9 lần TCCP.
Nước thải từ khu vực khai thác vàng Đồng hỷ, Võ nhai… thường có nồng độ thuỷ ngân cao gấp 8 lần TCCP.
Các cơ sở chế biến khoáng sản triển khai trên địa bàn rộng, có tổng lượng nước thải là 24 triệu m3/năm chứa nhiều chất độc hại được thải trực tiếp vào sông Cầu. Xí nghiệp Luyện kim màu I và II thuộc công ty Kim loại màu Thái nguyên đã xây dựng các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý để giảm thiểu một số chất độc hại như kẽm, đồng, crôm, asen…Tuy nhiên, các bùn cặn của nó chưa được thu hồi, tái chế mà đưa ra các bãi rác hoặc các bãi đổ nên vẫn có nguy cơ gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm.
Các nhà máy cơ khí chế tạo có lượng nước thải không lớn nhưng chứa nhiều chất độc hại, phần lớn là các kim loại nặng dễ gây ô nhiễm môi trường.
Một số nhà máy như nhà máy Y cụ II, công ty Phụ tùng máy số 1, công ty DIEZEN Sông Công đã xây dựng các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý nhưng việc quản lý và vận hành các trạm xử lý nước thải này đang gặp khó khăn.
Nước thải của nhà máy luyện cốc có nồng độ xianua (CN -) cao nhất là 123,5 mg/ l vượt TCCp 1.000 lần và thấp nhất là 13,2 mg/ l vượt TCCP hơn 100 lần. Nồng độ phenol cao nhất là 217,5 mg/ l vượt TCCP 1.000 lần và thấp nhất là 0,29 mg/ l vượt TCCP 50 lần. Nồng độ COD, BOD vượt TCCP 100 lần. Năm
1998, Công ty Gang thép Thái nguyên đã đầu tư trạm xử lý nước thải để khử phenol tại nhà máy Cốc hoá công suất Q = 30m3/ h nên nồng độ các chất độc hại giảm đi nhiều lần.
Các cơ sở chế biến nông lâm sản hàng năm thải vào môi trường một lượng lớn nước thải (3 triệu m3). Đặc biệt là hai cơ sở sản xuất giấy có nguồn nước thải chứa nhiều chất hữu cơ, xút dư thừa… gây độc hại cho môi trường nước sông Cầu. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất bia, lò mổ gia súc… có hàm lượng COD và BOD, các chất dinh dưỡng cao gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường nước mặt và nước ngầm khu vực.
Nước thải sinh hoạt ở các đô thị Thái nguyên hiện chưa được xử lý qua bể tự hoại mà đổ trực tiếp ra các kênh rạch, ao, hồ và sông Cầu. Theo báo cáo
“nghiên cứu khả thi dự án thoát nước thành phố Thái nguyên” do công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt nam lập năm 2000, lượng nước thải đô thị chưa được xử lý của thành phố Thái nguyên hàng ngày thải vào sông Cầu là 14.500m3/ ngày. Nước thải đô thị có hàm lượng cặn lơ lửng, các chất hữu cơ như COD, BOD, các vi khuẩn gây bệnh... gây ô nhiễm môi trường nước mặt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng dân cư khu vực và môi trường cảnh quan. Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước ở các đô thị cũng chưa được hoàn thiện chủ yếu chỉ có một số tuyến cống thoát nước mưa. Hiện tượng ngập úng vào mùa mưa thường xuyên xảy ra ở các đô thị lớn như thành phố Thái nguyên, thị xã Sông Công và một số thị trấn khác. Nước thải trong nông nghiệp do sử dụng các hoá chất bảo vệ thực vật, phân hoáhọc, phân tươi gia súc … cũng là nguồn ô nhiễm nước ở các con sông do hiện tượng chảy tràn tự nhiên.
Tuy tổng lượng nước toàn năm của sông Cầu khá lớn so với nhu cầu sử dụng nhưng dòng chảy phân phối không đồng đều trong năm và không đồng đều
giữa các vùng dẫn đến tình trạng thiếu nước vào mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 3) và khan hiếm nước ở một số vùng (Võ Nhai). Trong thời gian tới, nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và sản xuất tăng lên mạnh mẽ, tình trạng thiếu nước sẽ trầm trọng hơn nếu không có biện pháp khai thác tốt và bảo vệ nguồn nước sông Cầu và sông Công.
* Đánh giá chung về chất lượng môi trường nước
Nước mặt có dấu hiệu bị ô nhiễm tại một số khu vực do nước xả thải sinh hoạt, nước thải sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Nước sông Cầu bị ô nhiễm hữu cơ nên chỉ số COD và BOD vượt TCCP đối với nguồn nước mặt loại A theo tiêu chuẩn TCVN 5942 - 1995. Các chỉ tiêu vật lý (nhiệt độ, độ dẫn điện…), hoá học (độ pH, tổng lượng sắt, nitơrat NO3…) và vi sinh vật (vi khuẩn E. Coli, Coliform) đều nằm trong giới hạn cho phép. Xu thế ô nhiễm nước sông Cầu tăng lên trong những năm qua và trong thời gian tới do mật độ dân cư tăng, nước thải sản xuất tăng trong khi các giải pháp hạn chế ô nhiễm nước thực thi không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp.
Nước ngầm chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi nguồn nước thải ở phạm vi rộng. Các chỉ tiêu lý, hoá, vi sinh vật đều nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn TCVN 5944 - 1995 về chất lượng nước dưới đất. Một số giếng khoan có dấu hiệu xuất hiện vi khuẩn E. Coli nhưng ở mức độ thấp. Để sử dụng nước cho ăn uống, ngoài việc xử lý tách cặn, khử sắt… cần thiết phải khử trùng nước.
Trong thời gian tới, nhu cầu về nước sinh hoạt và sản xuất tăng. Ô nhiễm nước có xu hướng tăng, đặc biệt là tại các khu vực sản xuất tập chung và các khu đô thị.
2.2.2 Hiện trạng môi trường không khí
Theo các số liệu khảo sát năm 2000 của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đô thị và Khu công nghiệp và Báo cáo hiện trạng môi trường của Sở Tài nguyên &
Môi trường của tỉnh Thái nguyên thì hiện nay môi trường không khí đô thị Thái nguyên chưa bị ô nhiễm bởi các chất ô nhiễm chính như CO, SO2, NO2, Pb...
Tuy nhiên nồng độ bụi lơ lửng trong môi trường không khí trên các tuyến đường giao thông và xung quanh các nhà máy và khu công nghiệp của tỉnh Thái nguyên lớn hơn TCCPtừ 1,3 đến 3,3 lần.
Bảng 2.5. Nồng độ trung bình của bụi và các khí độc trên các tuyến đường giao thông của tỉnh Thái nguyên
Tên đường phố CO (mg/ m3)
SO2
(mg/ m3)
NO2
(mg/ m3)
Pb (mg/ m3)
Bụi (mg/ m3) Lương Ngọc Quyến,
trước cổng BV Đa khoa 2,831 0,036 0,032 0,0059 0,342 Lương Ngọc Quyến, đi
Quán Triều 2,816 0,037 0,034 0,0060
0,401 Đường Cánh Mạng
Tháng 8 2,718 0,032 0,027 0,0056 0,392
Nút ngã tư Đồng Quang 4,405 0,052 0,039 0,0063 0,387
Dương Tự Minh 2,826 0,041 0,088 0,0055 0,402
Phố Đội Cấn 3,746 0,039 0,028 0,0055 0,361
Hoàng Văn Thụ 2,613 0,042 0,027 0,0041 0,334
Quán Triều 3,577 0,036 0,043 0,0059 0,494
Thị trấn Đồng Hỷ 1,946 0,027 0,029 0,0028 0,355
TCVN 5937- 1995 5 0,3 0,1 0,005 0,2
(Nguồn: Báo cáo đề tài đánh giá hiện trạng và xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Thái nguyên, sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Thái nguyên)
Đô thị hoá làm gia tăng các phương tiện giao thông, gia tăng mật độ xe cộ trên các tuyến đường giao thông đặc biệt là những tuyến đường chính vào giờ cao điểm. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chính dẫn đến đồng độ trung bình của bụi lơ lửng vượt TCCP từ 1,6 đến 2,5 lần. Cá biệt có những thời điểm nồng độ bụi lơ lững lên tới 0,618 mg/ m3, tại Thị trấn Quán Triều, vượt TCCP 3,2 lần.
Nồng độ trung bình của bụi Chì dao động từ 0,0055 mg/ m3 tới 0,0063 mg/
m3 vượt TCCP từ 1,1 đến 1,2 lần. Bụi Chì phát sinh và thâm nhập vào môi trường chủ yếu do luyện chì, đốt cháy garolin của sản phẩm dầu khí, sản xuất thuốc trừ sâu... Bụi chì có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người, nếu ở nồng độ cao có thể dẫn đến tử vong.
Các chất thải từ các phương tiện giao thông như CO, SO2, NO2 đều nằm trong phạm vi TCCP.
Môi trường không khí xung quanh các nhà máy và khu công nghiệp của tỉnh Thái nguyên đang bị ô nhiễm bởi nồng độ bụi lơ lửng và một số khí độc hại.
Bảng 2.6. Nồng độ trung bình của bụi và các khí độc tại các khu vực xung quanh các nhà máy và khu công nghiệp tỉnh Thái nguyên
Khu vực CO
(mg/ m3) SO2
(mg/ m3)
NO2
(mg/ m3)
Pb (mg/ m3)
Bụi (mg/ m3) Xung quanh công ty
Chế biến nông sản Đu 1,482 0,014 0,014 0,0017 0,313 Xung quanh nhà máy xi
măng La Hiên 4,647 0,092 0,072 0,0040 0,669
Xung quanh khu công
nghiệp Sông công 1,379 0,014 0,022 0,0000 0,287
Xung quanh khu Cán
thép Gia sàng 0,949 0,411 0,016 - 0,309
Xung quanh khu Gang
thép Lưu Xá 0,872 0,005 0,008 - 0,287
TCVN 5937- 1995 5 0,3 0,1 0,005 0,2
(Nguồn: Báo cáo đề tài đánh giá hiện trạng và xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Thái nguyên)
Theo các số liệu ở bảng trên nồng độ CO lớn nhất là 4,647 mg/ m3 tại khu vực xung quanh nhà máy xi măng La Hiên (thị trấn la Hiên - Võ Nhai) chưa vượt mức TCCP. Các khu vực khác nồng độ CO thấp hơn nhiều lần TCCP.
Nồng độ SO2cao nhất tại khu vực xung quanh khu cán thép Gia Sàng là 0,411 mg/ m3 vượt TCCp 1,4 lần.Các khu vực khác nồng độ SO2 thấp hơn nhiều lần TCCP.
Môi trường không khí tại các khu vực ở xung quanh các nhà máy chưa bị ô nhiễm bởi chỉ tiêu NO2và chỉ tiêu bụi chì (Pb).
Nồng độ bụi lơ lửng tại tất cả các điểm khảo sát dao động từ 0,287 mg/ m3 đến 0,669 mg/ m3, vượt TCCp từ 1,4 lần đến 3,34 lần. Khu vực xung quanh nhà máy xi măng La Hiên các chỉ tiêu nồng độ các chất ô nhiễm không khí như CO, NO2, Pb cao hơn so với các khu vực khác, nồng độ bụi lơ lửng bằng 0,669 mg/
m3vượt TCCP 3,34 lần.
* Đánh giá chung về chất lượng môi trường không khí
Chất lượng môi trường không khí tỉnh Thái nguyên thay đổi không đáng kể qua các năm. Môi trường không khí chưa bị ô nhiễm tại một số huyện phía Bắc và phía Nam của tỉnh Thái nguyên. Một số điểm gần trục đườnggiao thông, gần khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp nồng độ bụi gần bằng hoặc vượt TCCP không đáng kể.
Với những tính toán về tốc độ tăng trưởng xe ô tô và xe máy (16% từ năm 2000 - 2005 và 10% từ năm 2006 - 2010), cường độ dòng xe trên các tuyến đường giao thông chính và những tính toán về lượng khí thải giao thông đến năm 2005 và 2010 cho thấy: nồng độ các khí độc trên các tuyến đường giao thông chính của tỉnh Thái nguyên đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 - 1995).
Những dự báo về tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm cho thấy: môi trường không khí xung quanh các khu công nghiệp sẽ bị ô nhiễm nặng nề hơn hiện nay, ước tính khoảng 2 - 3 lần. Đặc biệt là nồng độ bụi xung quanh các nhà máy xi măng, điện và khu gang thép vượt TCCP nhiều lần (TCVN 5939 - 1995)
2.2.3 Hiện trạng môi trường đất
Thái nguyên có diện tích tự nhiên 354.110 ha, trong đó, đất nông nghiệp có khoảng 134.627 ha, đất lâm nghiệp 120.000 ha, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 3.198 ha, đất chuyên dùng 19.595 ha, đất ở 10.260 ha và diện tích đất chưa sử dụng là 89.223 ha. Đất dùng cho các khu vực khai khoáng đã lên tới trên 3.000 ha, trong đó diện tích khai trường là 712 và diện tích bãi thải là 446 ha.
Theo số liệu thống kê, ảnh hưởng của các khu vực khai khoáng và chế biến khoáng sản hàng năm làm cho khoảng 200 ha rừng và ruộng bị thất bát, 2.000 - 3000 ha rừng lân cận bị ảnh hưởng, làm thất thoát nước ngầm, gây ô nhiễm môi trường nước…
Tác động xấu đến môi trường đất chủ yếu do hoạt động sản xuất của nhóm ngành khai thác và chế biến khoáng sản: than, quặng, thiếc, kẽm và đặc biệt là do khai thác vàng tự do. Hiện tại diện tích đất dùng cho các khu vực khai khoáng là 3.000 ha, trong đó diện tích khai trường là 712 ha và diện tích bãi thải là 446 ha.
Ngoài ra còn 2.000 - 3.000 ha rừng lân cận bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai
khoáng này. Do các mỏ khai thác chủ yếu là mỏ lộ thiên nên quá trình bốc đất đá mở rộng diện tích khai trường làm cho cảnh quan khu vực thay đổi, diện tích đất nông nghiệp mất dần. Mặc dù các cơ sở đều có phương án hoàn thổ song do vấn đề kinh phí, do sự nhận thức về bảo vệ môi trường của một số cán bộ còn yếu nên cho đến thời điểm hiện nay diện tích hoàn thổ đạt rất thấp (khoảng 30%).
Bên cạnh ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp và khai thác, hoạt động sản xuất nông nghiệp có những tác động tiêu cực đến môi trường đất do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học gây suy thoái môi trường đất, đặc biệt là những vùng trồng chè.
* Đánh giá chung
Môi trường đất hiện đang bị ô nhiễm và suy thoái do chất thải rắn, lỏng của hoạt động sản xuất công nghiệp, đặc biệt là hoạt động của ngành công nghiệp khai khoáng.
Trong thời gian tới, quy mô hoạt động của các ngành công nghiệp tăng, môi trường đất sẽ có nguy cơ bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề hơn. Các cơquan chức năng và các doanh nghiệp cần ý thức trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ và phục hồi môi trường đất.
2.2.4 Hiện trạng môi trường tiếng ồn
Tiếng ồn là một trong những dạng ô nhiễm môi trường rất có hại. Nó có tác động đến con người với nhiều mức độ và tác hại khác nhau tuỳ theo tính chất của môi trường tiếng ồn. Sự phát triển của đô thị và công nghiệp hoá luôn luôn kèm theo sự phát triển của giao thông vận tải và công nghiệp. Đây là hai nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chính của tỉnh Thái nguyên .
Hoạt động sản xuất công nghiệp như khai thác mỏ, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng lò đứng là nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn, hầu hết các xí nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm tiếng ồn vượt TCCP.
Bảng 2.7. Mức ồn tại các khu khai thác mỏ và sản xuất vật liệu xây dựng
STT Tên cơ sở Mức ồn (dBA)
1. Mỏ than Làng Cẩm 102,0
2. Mỏ Than Phấn Mễ 94,4
3. Xi măng La Hiên 98,3
4. Xi măng Cao Ngạn 92.1
TCVN 5949- 1998 90,0
(Nguồn: Báo cáo tổng quan hiện trạng môi trường tỉnh Thái nguyên năm 1999-2000 của Sở KH- CN & MT Thái nguyên)
Các hoạt động của nhiều ngành công nghiệp khác như công nghiệp chế biến nông- lâm sản, công nghiệp chế biến khoáng sản chưa gây ô nhiễm tiếng ồn, mức áp âm nằm trong giới hạn TCCP.
Bảng 2.8 Mức ồn tại một số nhà máy chế biến nông- lâm sản
STT Tên nhà máy Mức ồn (dBA)
1. Công ty Dâu tằm tơ Thái nguyên 84.5
2. Công ty Giấy xuất khẩu Thái nguyên 84.1
3. Công ty Giấy Hoàng Văn Thụ 89.0
4. Xí nghiệp Chế biến thực phẩm Thái nguyên 77.6
TCVN 5949- 1998 90.0
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái nguyên năm 1999-2000)