Phân tích thực trạng quản lý môi trường ở Thái nguyên

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý môi trường ở tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện (Trang 75 - 97)

CHƯƠNG 2: CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

2.3. Phân tích thực trạng quản lý môi trường ở Thái nguyên

2.3.1. Quá trình phát triển hệ thống quản lý môi trường tỉnh Thái nguyên

Từ năm 1994, sau khi Nhà nước có Luật Bảo vệ môi trường - văn bản pháp lý quan trọng nhất trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đánh giá bước phát triển cơ bản của hoạt động bảo vệ và quản lý môi trường quốc gia, hệ thống tổ chức quản lý môi trường ở tỉnh Thái nguyên đã được hình thành và từng bước hoàn chỉnh.

Năm 1994, quản lý môi trường cấp tỉnh là phòng Quản lý Khoa học - Công nghệ và Môi trường thuộc Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường được thành lập.

Tháng 10 năm 1996 thành lập phòng Quản lý môi trường tách khỏi phòng Khoa học - Công nghệ và Môi trường với hai biên chế. Ở một số huyện, thành thị như Thành phố Thái nguyên, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên, huyện Đồng Hỷ có cán bộ chuyên trách quản lý môi trường như thành phố Thái nguyên giao cho phòng Công nghiệp, thị xã Sông Công giao cho phòng Quản lý đô thị, huyện Đồng Hỷ giao cho phòng Kế hoạch… do đó, việc quản lý môi trường ở các địa phương trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn.

Đầu năm 1998 với sự tham mưu của Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Ban tổ chức Chính quyền tỉnh, UBND tỉnh Thái nguyên đã có quyết định thành lập phòng Kế hoạch và Khoa học - Công nghệ & Môi trường cấp huyện (gọi tắt là phòng Kế hoạch và Môi trường) nhờ đó công tác quản lý Khoa học - Công nghệ và Môi trường nói chung, quản lý môi trường nói riêng đã thực sự có đầu mối tại cấp huyện.

Năm 1999 thành lập trạm Quan trắc và phân tích môi trường thuộc Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường. Thực hiện việc quan trắc đối với các thành phần môi trường nước, không khí, tiếng ồn… và xây dựng hệ thống dữ liệu môi trường cho toàn tỉnh qua các mốc thời gian khác nhau từ đó xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái nguyên, làm căn cứ đưa ra các giải pháp đối với các vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thoái và sự cố môi trường.

Hệ thống quản lý môi trường hiện nay ở Thái nguyên có sự chỉ đạo và phối hợp từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thành thị bao gồm:

+ Phòng Quản lý môi trường thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thái nguyên

+ Phòng Kế hoạch và Môi trường ở các huyện, thị.

Ngoài ra, hoạt động quản lý môi trường đòi hỏi sự phối hợp hành động của các cấp ngành trong toàn tỉnh để thực hiện mục tiêu chiến lược bảo vệ môi trường, sự phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ về môi trường như:

+ Trung tâm Kỹ thuật môi trường - Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên + Bộ môn Vệ sinh môi trường và dịch tễ học - Đại học Y khoa Thái nguyên + Trung tâm ứng dụng dịch vụ khoa học công nghệ và môi trường.

+ Khoa Vệ sinh môi trường - Trung tâm Y tế dự phòng + Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh đang từng bước được đầu tư bổ sung và cải tiến trang thiết bị đã phần nào phục vụ đắc lực cho công tác quản lý môi trường trong thời gian qua.

2.3.2. Các công cụ quản lý môi trường tỉnh Thái nguyên

Để đạt được môi trường phát triển bền vững, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, trong những năm qua tỉnh Thái nguyên đã dử dụng kết hợp, đồng bộ và có hiệu quả các công cụ pháp lý và công cụ kinh tế, kỹ thuật, giáo dục… trong hoạt động bảo vệ và quản lý môi trường.

2.3.2.1. Chiến lược bảo vệ môi trường Thái nguyên năm 2001 - 2010 Chiến lược bảo vệ môi trường Thái nguyên được xây dựng dựa trên quan điểm của Đảng về đường lối, chủ trương bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt nam, thể hiện trong Chỉ thị 36 - CT/TW "về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại

hoá" và chiến lược phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng môi trường của tỉnh Thái nguyên.

Chỉ thị 36 - CT/TW có nêu "công tác bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành; là cơ sở quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước", "coi phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo, kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên". Chiến lược bảo vệ môi trường Thái nguyên năm 2001 - 2010 nhằm thực hiện những môi trường cơ bản sau:

* Mục tiêu chung của chiến lược

Tích cực phòng ngừa ô nhiễm, tiếp tục xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường, tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), chú trọng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khoẻ nhân dân, bảo đảm sự phát triển bền vững của tỉnh.

* Các mục tiêu cụ thể của chiến lược + Phòng ngừa ô nhiễm

Tăng cường năng lực quản lý môi trường từ tỉnh đến phường, xã, hoàn thiện và cụ thể hoá các chính sách, các văn bản pháp quy phù hợp với điều kiện của tỉnh để hỗ trợ phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng

Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho thành phố Thái nguyên, thị xã Sông Công, khu khai thác mỏ, nông thôn và các vùng sinh thái.

Áp dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn, công nghệ ít chất thải trong sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường

Đảm bảo chất lượng môi trường về cơ bản đạt được tiêu chuẩn môi trường quốc gia.

+ Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ ĐDSH.

Tăng cường khả năng về quản lý, đầu tư, pháp luật cưỡng chế và các giải pháp hỗ trợ để thực hiện bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững ĐDSH của hệ sinh thái rừng.

Bảo vệ, khôi phục và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có như tài nguyên đất, nước, rừng, năng lượng, khoáng sản và ĐDSH.

Tăng cường phục hồi và trồng rừng tiến tới đạt mức độ rừng che phủ trên 45% diện tích đất đai của tỉnh vào năm 2010.

Bảo tồn các vùng có hệ sinh thái đăc thù để duy trì cân bằng sinh thái, đặc biệt là bảo vệ ĐDSH ở vườn Quốc gia Tam Đảo.

+ Xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường

Tiến tới thu gom, xử lý về cơ bản chất thải rắn, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế và chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Thái nguyên, thị xã Sông Công, các khu dân cư đông đúc ở các đô thị trong tỉnh.

Phối hợp với 5 tỉnh trong lưu vực Sông Cầu tiến hành thu gom, xử lý các nguồn nước thải nhằm phục hồi chất lượng nước Sông Cầu đạt được chất lượng nước loại A theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN 5942 - 1995 vào năm 2010.

Cải tạo các đoạn sông, kênh mương, hồ đã bị ô nhiễm, các vùng đất bị suy thoái, xanh hoá môi trường đô thị, khu công nghiệp,

Phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo 90% dân số đô thị và 70% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh và các hệ thống vệ sinh đạt tiêu chuẩn môi trường.

Tăng cường quản lý môi trường trong các khu khai thác khoáng sản, hoàn nguyên môi trường sau khi khai thác, xử lý về cơ bản các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng do hậu quả củakhai thác khoáng sản không đúng kỹ thuật gây ra.

Đầu tư thích đáng để hiện đại hoá sản xuất và xử lý khí thải trong công ty Gang thép Thái nguyên, triệt để thực hiện kế hoạch dùng xăng giao thông không pha chì của Chính phủ, để giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường không khí ở các đô thị của Thái nguyên.

Để thực hiện những mục tiêu chiến lược đó, phải có những giải pháp phù hợp với những quy định của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và hiện trạng môi trường trong những năm gần đây và trong thời gian tới. Những giải pháp này có thể được xem là những công cụ quản lý môi trường được áp dụng trong hoạt động bảo vệ và quản lý môi trường và cần phải phối hợp hành động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý môi trường.

* Giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, một trong những biện pháp thực hiện tốt chiến lược bảo vệ môi trường là tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường cho mọi người dân trong cộng đồng, các doanh nghiệp, các nhà ra quyết định, các cán bộ trong các cơ quan quản lý các cấp. Chú trọng đào tạo và phát triển đội ngũ chuyên gia môi trường phục vụ cho công tác quản lý môi trường của tỉnh.

Tổ chức nâng cao nhận thức môi trường cho công cộng đồng, tư nhân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, tổ chức trính trị xã hội thông qua các biện pháp phổ biến kiến thức pháp luật, tuyên truyền, phổ cập hoá nhận thức môi trường theo các chương trình và thông tin môi trường như ti vi, đài, báo hoặc mở lớp tập huấn… Xây dựng mạng lưới phổ biến, nâng cao, đổi mới nhận thức môi trường với sự tham gia của các đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ, các tuyên truyền viên môi trường.

Trong những năm qua, tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng như các cuộc mít tinh, hội thảo môi trường nhân ngày môi trường thế giới (5/6), ngày làm sạch thế giới (22/9)…tổ chức thi tìm hiểu về môi trường, điển hình nhất là cuộc thi tìm hiểu về môi trường phát động từ tháng 5 năm 1996 đến tháng 10 năm 1996 đã có tới trên 88.000 người tham dự; gần 3.000 người tham gia cuộc thăm dò về nhận thức môi trường và 1.040 cháu thiếu niên nhi đồng tham gia cuộc thi vẽ tranh "vì môi trường tốt đẹp hôm nay và mai sau" … Điều đó chứng minh rằng vấn đề môi trường đã và đang được nhân dân các dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ Thái nguyên quan tâm và đó cũng chính là một trong những nhân tố thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ môi trường.

Trong năm năm (1995-1999) tỉnh đã tập huấn, bồi dưỡng kiến thức môi trường cho trên 800 cán bộ lãnh đạo và nghiệp vụ ở các cấp, các ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, 120 giáo viên, 60 cán bộ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, trong đó có 20 lượt người được đi đào tạo, tập huấn tập trung ở nước ngoài. Nhờ đó trong mấy năm qua việc thực thi công tác quản lý môi trường theo Luật ở các huyện, thành thị, các ngành của tỉnh được triển khai có hiệu quả hơn.

Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh đề án đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân (tất cả các cấp học, kể cả bậc đại học và sau đại học ở đại học Thái nguyên).

* Tăng cường vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp, tư nhân trong bảo vệ môi trường

Bảo vệ mục tiêu là sự ngiệp của toàn dân. Việc thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường đương nhiên đòi hỏi sự tham gia của cộng đồng nhân dân, của các doanh nghiệp và tư nhân.

Thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, như tổ chức quần chúng tham gia các phong trào Xanh - Sạch - Đẹp, VAC, VACR, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, gia đình văn hoá mới. Chính sách xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường của tỉnh còn được thể hiện ở việc huy động cộng đồng tham gia ý kiến vào việc quản lý môi trường ở các cấp, vào việc đưa ra các quyết định của cơ quan nhà nước liên quan đến môi trường.

Thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cải tạo môi trường, tổ chức triển khai sản xuất sạch hơn, thực hiện hệ thống quản lý môi trường doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 14.000.

* Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư bảo vệ môi trường

Tăng cường đầu tư môi trường là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện thành công chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh. Đầu tư bảo vệ môi trường phải được thực hiện theo cách xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước và theo nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền", "người hưởng lợi cũng phải trả tiền". Nguyên tắc này phải được quán triệt sâu rộng trong tất cả các cấp lãnh đạo của Đảng, chính quyền và các nhà quản lý của tỉnh, quận, huyện , phường, xã cho đến từng người dân sống trong cộng đồng của tỉnh.

Đa dạng hoá nguồn vốn và hình thức đầu tư: trí lực, vật lực, ngày công lao động hữu ích và bằng tiền…

Ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc đầu tư bảo vệ môi trường có tính liên vùng, như dự án cải thiện môi trường sông Cầu.

Mức đầu tư bảo vệ môi trường của tỉnh Thái nguyên sẽ tăng dần theo nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, trước mắt trong giai đoạn 2001 - 2005. Hàng năm tỉnh đầu tư 1% GDP của tỉnh, trong đó dành ít nhất 1% tổng chi ngân sách của tỉnh và hàng năm tăng dần tổng chi ngân sách cho hoạt động bảo vệ môi trường 10% so với năm trước. Các doanh nghiệp được tính vốn đầu tư bảo vệ môi trường trong giá thành chi phí sản xuất để huy động từ 1 - 2% tổng chi phí của doanh nghiệp, ngoài ra cần huy động trong cộng đồng dân cư và từ các nguồn viện trợ khác để đầu tư bảo vệ môi trường dưới mọi hình thức khác nhau.

* Thành lập quỹ môi trường

Thành lập quỹ môi trường của tỉnh để huy động các nguồn lực của nhà nước, cộng đồng, của các tổ chức trong và ngoài nước và sự ủng hộ, tài trợ của các tổ chức quốc tế để tập trung giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc hiện nay. Quỹ môi trường là cơ chế tài chính để giải quyết những vấn đề bất cập hiện nay về đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Quỹ hỗ trợ đầu tư cho việc phòng, chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường, hỗ trợ các dự án bảo vệ môi trường; hỗ trợ các dự án xử lý chất thải và đầu tư thay thế công nghệ sạch. Quỹ môi trường của tỉnh sẽ giao cho Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường quản lý. Quỹ môi trường được khai thác các nguồn kinh phí thu được từ việc áp dụng các công cụ kinh tế như thuế, phí, quota chất thải, đặt cọc - ký quỹ môi trường.

* Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và môi trường

Cần tăng cường năng lực và đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường nhằm đặt nền móng vững chắc để phát triển ngành môi trường, phục vụ một cách có hiệu quả các vấn đề môi trường, đảm bảo cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được bền vững.

Nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm tạo cơ sở để đánh giá chính xác hiện trạng môi trường, đề xuất các giải pháp tối ưu để bảo vệ môi trường, đồng thời áp dụng các công nghệ môi trường tiên tiến trong việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.

Để công tác nghiên cứu khoa học công nghệ về môi trường thực sự có hiệu quả, cần xây dựng cơ sở nghiên cứu và quan trắc môi trường thuộc sở Tài nguyên và Môi trường đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề môi trường thông thường ở địa phương, thu hút sự tham gia nghiên cứu khoa học và công nghệ môi trường của các cơ quan khoa học và đào tạo của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh (Đại học Thái nguyên) và các viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học của Trung ương đóng tại Hà nội để tiến hành các chương trình nghiên cứu các vấn đề bức xúc, trọng tâm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của tỉnh.

* Mở rộng hợp tác quốc tế và thu hút sự tài trợ của nước ngoài

Môi trường có tính địa phương, khu vực và toàn cầu, vì vậy sự nghiệp bảo vệ môi trường của Việt nam cũng gắn liền với sự nghiệp bảo vệ môi trường trong khu vực và trên toàn thế giới thông qua việc thực hiện các Công ước quốc tế về môi trường, tham gia các chương trình, dự án đa phương hoặc song phương về bảo vệ môi trường. Trên cơ sở chiến lược bảo vệ môi trường, cần xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn, xác định mục tiêu và danh mục các chương trình, dự án bảo vệ môi trường của tỉnh, tích cực làm việc với các tổ chức quốc tế để thu hút

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý môi trường ở tỉnh Thái Nguyên và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện (Trang 75 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)