Sấy Mực với phương pháp sấy lạnh

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm máy sấy lạnh vi sóng (Trang 53 - 58)

VI SÓNG

5.2.2Sấy Mực với phương pháp sấy lạnh

1. 3 Các phương pháp tách ẩm ra khỏi nguyên liệu khác

5.2.2Sấy Mực với phương pháp sấy lạnh

Quy trình sấy được thực hiện tương tự như trên, chỉ khác là không có phát vi sóng, kết quả một mẫu thí TN28 sấy đối chứng với TN27 như sau :

Bảng 5.4 Bảng thông số kết quả TN28

MÁY SẤY LẠNH VI SÓNG LH-1 TN 28

Giai đoạn thời gian

(h) khối lượng G (g) độ ẩm W(%) 0 108 80 1 98 77.95 2 88 75.45 3 82 73.65 4 68 68.24 Giai đoạn1 5 60 64

ủ ẩm ngày hôm sau sấy tiếp

6 50 56.8 7 46 53.05 8 42 48.58 9 38 43.16 10 35 38.29 11 32 32.5 12 30 28 13 29 25.5 14 28.5 24.2 Giai đoạn2 15 28 22.8

Hinh 5.4 Hình mẫu thí nghiệm với phương pháp sấy lạnh kết hợp vi sóng.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

Thời gian sấy (h)

Đ m ( % ) Độ ẩm TN27 Độ ẩm TN28

Hình 5.6 Đồ thị đường cong sấy của TN27 và TN28

Kết luận đối với vật liệu sấy là Mực ống Trung Hoa:

So sánh kết quả sấy của hai phương pháp sấy trên cùng một vật liệu sấy là Mực ống Trung Hoa, thấy rằng theo thời gian lượng ẩm trong vật sấy được tách ra nhanh hơn khi sấy bằng phương pháp sấy lạnh kết hợp vi sóng.

Khi sấy với phương pháp sấy lạnh, ẩm trong Mực thoát ra đều đặn, da Mực

ít nhăn hơn. Nhưng giai đoạn về sau ẩm thoát ra ít và khó khăn hơn, dẫn đến thời

gian sấy kéo dài.

Khi sấy với phương pháp sấy lạnh kết hợp vi sóng, lượng ẩm thoát ra trong

cùng một giờ đồng hồ nhiều hơn, nhưng dễ cong vênh thân Mực hơn nên phải cán

kĩ lưỡng hơn so với sấy lạnh.

KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Như vậy, việc tính toán thiết kế hệ thống sấy lạnh vi sóng nhìn chung đáp ứng đầy đủ tính năng kỹ thuật, đạt được tốt các yêu cầu về chế độ sấy mà công nghệ đặt ra. Từ việc thiết kế một hệ thống sấy mới so với hệ thống sấy lạnh, tôi đã so

sánh và đưa ra một số kết quả đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại như sau: 1. Đảm bảo tốt chế độ sấy: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió và có thể điều chỉnh

các thông số này với đa dạng công nghệ sấy.

2. Thời gian sấy ngắn hơn so với phương pháp sấy lạnh.

3. Với chế độ sấy dịu chất lượng sản phẩm tương đương với sấy lạnh.

4. Thiết bị xử lý không khí gọn nhẹ, lắp rời nên có tính cơ động.

5. Các vật tư linh kiện dễ kiếm, dễ dàng tháo ráp sửa chữa.

6. Tự động hóa cao trong quá trình làm việc.

7. Chi phí đầu tư thiết bị và điện năng giảm vì các thiết bị hoạt động không

liên tục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Thiết bị vận hành đơn giản, an toàn, tin cậy bởi về cơ bản cũng là một tổ

hợp các máy đã vốn đã quen thuộc từ lâu.

Ý kiến đề xuất:

1. Cần kiểm tra nghiêm ngặt vật liệu sấy, giá sấy vì không cho phép có kim loại lọt vào lò vi sóng.

2. Phải theo dõi kiểm tra thường xuyên trong quá trình làm việc để điều

chỉnh kịp thời phù hợp cho các chế độ sấy.

3. Quá trình truyền nhiệt - truyền chất nói chung tương đối phức tạp, khi tính

toán thiết kế gặp nhiều khó khăn chưa giải quyết triệt để được.

4. Hệ thống sấy lạnh vi sóng hoạt động rất hiệu quả đối với vật liệu sấy là thủy hải sản và thịt nhưng không nên dùng cho các vật liệu có chứa nhiều đường và

nước.

Từ những kết quả trên ta thấy, việc thiết kế hệ thống sấy lạnh vi sóng đã đạt được những ưu điểm nhất định và có tính khả thi cao bởi thiết kế dựa trên công

nghệ sản xuất công nghiệp thực tế đã và đang mang lại những hiệu quả rõ rệt, đồng

thời về cơ bản đã rút ngắn được thời gian sấy xuống một lượng đáng kể. .

Tuy nhiên, đây mới chỉ là phạm vi chế tạo thử nghiệm nên việc triển khai đưa thiết bị vào sản xuất cần cụ thể hóa hơn nữa, chắc chắn hệ thống sẽ đáp ứng được tốt yêu cầu sấy đặt ra, mang lại hiệu quả cao về chất lượng sản phẩm, giá trị

kinh tế đồng thời giảm được chi phí sản xuất so với những hệ thống sấy lạnh đã ra

đời trước nó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Văn Chước.

- Thiết kế hệ thống thiết bị sấy (2006). NXB KH&KT - Giáo trình kỹ thuật sấy (2004). NXB KH&KT,. 2. Trần Đại Tiến.

- Bài giảng kỹ thuật sấy.

- Ảnh hưởng của một số chế độ sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp với sấy lạnh

đến chất lượng mực ống khô lột da. Tạp chí khoa học-công nghệ Thủy sản số

2/2006.

- Bài giảng tự động hóa hệ thống lạnh.

3. Nguyễn Đức Lợi.

- Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí. NXB KH&K, 2007.

4. Võ Thị Diệu Hằng.

- Lò vi ba. đăng trên http://vietsciences.free.fr, ngày 09/02/2005. 5. Bùi Tuấn Sơn- Võ Như Quang,

- Nghiên cứu thực nghiệm sấy nông sản thực phẩm ở nhiệt độ thấp. Tuyển

tập “báo cáo hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học”. Đại học bách khoa Đà Nẵng -2008. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm máy sấy lạnh vi sóng (Trang 53 - 58)