Phương án thiết kế

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm máy sấy lạnh vi sóng (Trang 25 - 26)

VI SÓNG

2.1.1.Phương án thiết kế

1. 3 Các phương pháp tách ẩm ra khỏi nguyên liệu khác

2.1.1.Phương án thiết kế

Phần lớn người ta dùng phương pháp sấy nóng để sấy các VLS nhưng có một

số vật liệu hay nông thủy sản thực phẩm sấy nóng thì không phù hợp. Khi đó dùng

phương pháp sấy lạnh thì chất lượng và giá trị cao hơn phương pháp sấy nóng rất

nhiều. Nhưng trên thực tế thì phương pháp sấy lạnh vẫn chưa được ứng dụng vào thực tiễn sâu rộng, lý do chủ yếu là thiết bị này thời gian sấy vẫn còn dài và chi phí

điện cao làm tăng chi phí sản xuất.

Như vậy để phát huy ưu điểm của công nghệ sấy nhiệt độ thấp (sấy lạnh)

chúng ta nên tìm cách giảm thời gian sấy và giảm chi phí sản xuất. Để có thể có được

sản phẩm chất lượng cao mà chi phí sản xuất ở mức chấp nhận được.Trong bài luận

án tốt nghiệp này xin tôi giới thiệu một mô hình sấy bằng sóng vi sóng kết hợp với

sấy lạnh.

- Hệ thống lạnh được sử dụng để ngưng ẩm, tách phần ẩm trong tác nhân sấy (không khí ẩm) và làm mát bộ phận phát vi sóng và quạt cấp gió.Để đảm bảo

các bộ phận này làm việc ổn định lâu dài,tuổi thộ cao.

- Hệ thống điện trở được sử dụng để gia nhiệt cho tác nhân sấy, làm giảm độ ẩm tương đối (%). Tăng khả năng nhận ẩm thoát ra.

- Hệ thống phát vi sóng được sử dụng để kích động ẩm bên trong vật sấy, tăng cường khếch tán nội, tạo cho chiều của gradien nhiệt độ theo chiều làm tăng

dòng ẩm thoát ra.

- Quá trình sấy được thực hiện trong buồng sấy kín.

- Nhiệt độ tác nhân sấy và thời điểm phát vi sóng được kiểm soát một cách

chặt chẽ thông qua rơle nhiệt độ và rơle thời gian.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm máy sấy lạnh vi sóng (Trang 25 - 26)