Xu hướng quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên thế giới

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp về quản lý sử dụng năng lượng nhằm mục đích tăng tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng năng lượng (Trang 20 - 30)

Vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm đã được các nước phát triển quan tâm từ những năm đầu của thế kỷ. Nhưng phải đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất (1973 – 1974) và lần thứ hai (1979 – 1980) với những tác động nặng nề đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các nước nhập khẩu năng lượng thì vấn đề này đã thực sự được đặt lên hàng đầu. Nhiều tổ chức Nhà nước, nhiều trung tâm nghiên cứu phục vụ mục tiêu tiết kiệm năng lượng được thành lập, mở rộng và khai thác hoạt động có hiệu quả hơn. Nhờ vậy nguồn năng lượng tự nhiên được khai thác, sử dụng cân nhắc, hợp lý và hiệu quả hơn góp phần làm giảm bớt tốc độ hủy hoại môi trường sống.

Tiêu thụ năng lượng gia tăng làm cho nguồn tài nguyên bị cạn kiệt và có những tác động xấu đến môi trường sinh thái như: hiện tượng hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí, ô nhiễm các nguồn nước, ô nhiễm vùng biển, mưa acid, tia cực tím, phá hoại tầng ôzon….ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của con nguời. Nhận thức được những vấn đề cấp bách trên, tại một số quốc gia đã hình thành nhiều cơ quan, tổ chức nghiên cứu, đầu tư công sức và tiền của để tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững, Chính phủ

Chương I: Cơ sở lý luận về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

các nước thường áp dụng các giải pháp: dự trữ năng lượng quốc gia, mở rộng đầu tư ra nước ngoài, phát triển năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng,…. Các giải pháp đầu đòi hỏi phải có tiềm lực về tài chính và công nghệ mạnh, phải có sự chiến lược đầu tư dài hạn. Do đó, giải pháp trước mắt đơn giản và hiệu quả là tiết kiệm năng lượng được coi như một giải pháp tích cực nhằm mang lại đáng kể lợi ích kinh tế cũng như giúp hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường. Rất nhiều nước trên thế giới đã và đang có các biện pháp và chính sách hữu hiệu nhằm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường như Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, các nước EU, Trung Quốc, Đức,….

Dưới đây là một số biện pháp bảo tồn năng lượng mà một số nước đã áp dụng và triển khai ở các nước trên Thế giới một cách rất hiệu quả. Đây là một số bài học kinh nghiệm Việt Nam cần xem xét, học hỏi và vận dụng linh hoạt nhằm phát triển nền kinh tế bền vững, ổn định và tạo ra một môi trường xanh, sạch đẹp cho các thế hệ mai sau.

Nước Mỹ:

- Nước Mỹ đã xây dựng riêng một chương trình hành động về tiết kiệm năng lượng gọi là Energy Star trong đó ban hành những quy định nghiêm

ngặt về năng lượng trên mọi lĩnh vực, từ xây dựng nhà đến thiết bị điện hay gia dụng. Mục tiêu của Energy Star là chuyển đổi thị trường để các công nghệ về sử dụng năng lượng hiệu quả trở thành tiêu chuẩn và mang lại lợi nhuận cho các công ty hoạt động vì trách nhiệm với cộng đồng xã hội.

- Kế hoạch “20 trong 10”:

Sự phát triển của nền kinh tế làm cho mỗi ngày một người Mỹ tiêu thụ khoảng 14 lít dầu, chủ yếu dùng cho ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác. Tất cả quá trình sản xuất, thương mại dịch vụ, giao thông vận tải

….đều được sử dụng dầu. Ví dụ như để sản xuất 1 kg thịt cần 7,5 lít dầu; nuôi một con bò từ nhỏ tới lúc trưởng thành cần 1.290 lít dầu... Mặt khác, do giá xăng bán lẻ tăng mạnh ở Mỹ, cũng như việc các nước đồng minh của Mỹ hối thúc Washington nhanh chóng hành động để đối phó với hiện tượng khí hậu nóng lên. Vì vậy, Mỹ đã đưa ra Kế hoạch "20 trong 10" (cắt giảm 20% lượng xăng dầu tiêu thụ trong vòng 10 năm), giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Kế hoạch này đưa ra với mục đích nhằm nỗ lực cắt giảm nhập khẩu dầu mỏ từ Trung Đông và bảo đảm cho hệ thống an ninh năng lượng của nước Mỹ.

Áp dụng các tiêu chuẩn mới đối với loại xăng tiêu thụ cho các loại ô tô đặc biệt.

Chương I: Cơ sở lý luận về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tăng cường sử dụng xe hai cầu nhằm tiết kiệm xăng, đồng thời yêu cầu các công ty dầu mỏ nâng sản lượng xăng ít gây ô nhiễm môi trường lên khoảng 35 tỷ galông (1 galông = 3,78 lít) từ nay đến năm 2017.

Tổng thống Mỹ kêu gọi Quốc hội thông qua dự luật tiết kiệm năng lượng và khuyến khích sử dụng nhiên liệu đáp ứng tiêu chuẩn ít gây ô nhiễm môi trường.

Như vậy, việc áp dụng kế hoạch “20 trong 10” khiến nước Mỹ tiết kiệm hàng ngàn tỷ galông xăng và giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ các phương tiện giao thông mà không ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động Mỹ, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và bảo vệ môi trường, giúp đảm bảo các thế hệ tương lai của của Mỹ an toàn hơn.

* Chương trình các công nghệ tòa nhà của Mỹ:

Đây là chương trình do Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) xây dựng để hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển, cung cấp các trọn bộ từ công cụ, cách thức, đào tạo và tiếp cận công nghệ, tài chính nhằm hướng tới mục tiêu tòa nhà không năng lượng. Chương trình đóng vai trò như một nhà trung gian, thiết lập đội ngũ cộng tác viên là các tổ chức, cá nhân, chính quyền địa phương, các trường đại học, các viện nghiên cứu, các phòng thí nghiệm quốc gia nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà từ thiết bị đến kiến trúc và cả hệ thống ở trong chúng

Giảm tiêu thụ năng lượng cho phát triển kinh tế bền vững tại Trung Quốc:

Để trở thành một quốc gia có mức độ tăng trưởng kinh tế vào loại hàng đầu của thế giới, Trung Quốc đã phải sử dụng rất nhiều năng lượng. Vì vậy, đến năm 2006 Trung Quốc trở thành nước phát thải CO2 nhiều nhất Thế giới, vượt cả nước Mỹ 8%. Hầu hết các nhà khoa học đều nhất trí rằng việc gia tăng khí nhà kính sẽ mang đến hạn hán, lụt lội, sa mạc hoá, những đợt nóng khác thường, bệnh tật và nước biển dâng. Như vậy, phát triển nền kinh tế một cách bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì sự phát triển một cách an toàn, không gây ô nhiễm và tiết kiệm (năng lượng) sẽ là sự lựa chọn đối với tất các nước trên thế giới nói chung và của Trung Quốc nói riêng. Hiện nay Trung Quốc đang xây dựng các chính sách về tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững. Một trong các biện pháp mà Trung Quốc đưa ra là sẽ thắt chặt việc sử dụng đất, thiết lập các tiêu chí môi trường và quản lý hướng tiếp cận thị trường chặt chẽ hơn đối với các dự án mới. Vì điều này sẽ giúp Chính phủ có thể kiểm soát việc gia tăng

Chương I: Cơ sở lý luận về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

nhanh chóng các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng như: công nghiệp điện, thép, tinh lọc dầu thô, hóa chất, nguyên vật liệu xây dựng và công nghiệp kim loại. Chính phủ Trung Quốc yêu cầu hạn chế các ngành công nghiệp tiêu thụ quá nhiều năng lượng, thải ra nhiều độc tố đối với môi trường. Các chính sách đối với những ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng là: điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu, cắt giảm số lượng hạn ngạch xuất khẩu và nâng thêm mức thuế quan đối với hàng xuất khẩu, bãi bỏ các chính sách đãi ngộ, đối với các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng như giảm thuế, ưu đãi giá điện và giá đất….

Trong giai đoạn 2006-2010, Trung Quốc sẽ tiến hành thực hiện một số chương trình tiết kiệm năng lượng trên quy mô quốc gia như triển khai các dự án năng lượng thay thế, nâng cấp nồi hơi nấu bằng dầu và tiết kiệm năng lượng tại các hộ gia đình. Các dự án này sẽ tiết kiệm được 50 triệu tấn dầu thô trong năm 2007 này và trong 15 năm tới sẽ tiết kiệm được 240 triệu tấn dầu thô. Hiện tại, Chính phủ Trung Quốc đang thực hiện mục tiêu: từ này đến năm 2010 sẽ giảm tổng cộng 20% tiêu thụ năng lượng cho 1%GDP, trong khi đó giảm 10% lượng khí độc hại đối với môi trường cho 1% GDP.

Một biện pháp nữa mà Trung Quốc áp dụng là hình thành “cảnh sát tiết kiệm năng lượng” tại Bắc Kinh có nhiệm vụ thanh tra việc sử dụng điện và các nguồn năng lượng tự nhiên trong các khách sạn, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại và các khu vực công cộng. Ngoài ra, họ cũng giải quyết tại chỗ những trường hợp vi phạm các quy định và Luật Bảo vệ năng lượng Trung Quốc.

Ngoài ra để phát triển bền vững, Chính phủ và các nhà hoạch định Trung Quốc đang kêu gọi tập trung thêm nhiều nỗ lực với mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu và sử dụng có hiệu quả nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong đó có nhiên liệu diesel sinh học. Trung Quốc đã thành công trong việc sản xuất thử nghiệm một loại dầu diesel đặc biệt làm từ dầu của cây cải dầu (rape oil), đậu nành, cám gạo và các loại cây dại khác nhau. Theo các chuyên gia cho biết, việc phát minh ra loại dầu đặc biệt trên không chỉ là giải pháp nhằm tiết kiệm nguồn năng lượng truyền thống mà nó còn có hiệu suất cao và thân thiện với môi trường. Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS) đang cho tiến hành thử nghiệm loại dầu diesel sinh học cho xe tải, cũng là thành quả thứ hai sau thành công trong việc chiết xuất dầu diesel từ dầu thải và chuẩn bị thành lập một cơ sở sản xuất với công suất thiết kế là 50.000 tấn dầu/năm. Trong thời gian tới, Trung Quốc đặt mục tiêu cần phát triển các loại năng lượng tái tạo để

Chương I: Cơ sở lý luận về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

thay thế dầu mỏ như năng lượng gió, năng lượng mặt trời và nhiên liệu sinh học trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 11 (2006 - 2010).

Trung Quốc cũng phát động tuần lễ tiết kiệm năng lượng trên toàn quốc.

Hưởng ứng sự kiện này các bộ, cơ quan ở Bắc Kinh, mặc dù không bị cắt điện cũng không bật điều hoà không khí khi nhiệt độ ngoài trời là 33oC. Chiến lược tiết kiệm năng lượng của Trung Quốc góp phần làm tăng nhận thức của người dân về vấn đề này. Tại các thành phố lớn chính quyền đã yêu cầu lãnh đạo các nhà máy đóng trên địa bàn thành phố có kế hoạch cắt giảm giờ sản xuất, đóng cửa một tuần luân phiên, giảm số lượng đèn chiếu sáng đường phố nhằm tránh mất điện và giảm sức ép thiếu điện vào tháng cao điểm.

“Ngôi nhà 2 lít, 3 lít” của nước Đức:

Để tiết kiệm năng lượng, nước Đức đã xây dựng những ngôi nhà tiết kiệm năng lượng như “ngôi nhà 3 lít” và “ngôi nhà 2 lít”. Bằng việc chỉ cần 3 lít dầu/m2/năm cho sưởi ấm đối với “ngôi nhà 3 lít” nước Đức tiết kiệm được rất năng lượng và giảm được một lượng lớn phát thải khí nhà kính ra môi trường.

Những ngôi nhà này hầu như không cần đến bất kỳ hệ thống sưởi ấm nào, bởi nó chỉ cần hơi nóng thải ra từ những thiết bị nhỏ cộng thêm thân nhiệt của những người sống trong nhà là đủ. Với bộ phận giữ nhiệt bên trong, hệ thống thông gió tự động sẽ giúp các gian phòng thoáng đãng hơn. Hiện Cộng hòa liên bang Đức cũng đang nhắm đến xu hướng xây dựng các “ngôi nhà năng lượng tích cực” với mức tiêu thụ tối đa từ 11-14 kWh điện/m2/năm. Chẳng những không tiêu hao năng lượng, những “ngôi nhà năng lượng tích cực” còn có thể tự tạo ra điện năng thông qua tấm pin năng lượng mặt trời lắp trên mái nhà, rất hữu ích khi giá điện, giá nhiên liệu đang có xu hướng ngày một tăng cao.

Chương trình Môi trường và tiết kiệm năng lượng của Pháp:

Để giảm thiểu nhu cầu sử dụng năng lượng, giảm tác động xấu của hoạt động năng lượng đến môi trường, Chính phủ Pháp đã ban hành riêng một Chương trình hành động kèm theo việc thành lập một Cơ quan riêng biệt phụ trách Chương trình và dự án quốc tế - Cơ quan môi trường và tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy thực hiện tiết kiệm năng lượng cho tất cả các đối tượng, tập trung vào ba đối tượng chính là xây dựng, giao thông vận tải và công nghiệp với nhiều biện pháp và công cụ đa dạng như: Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển cho nhà ở sử dụng năng lượng tích cực, phương tiện vận tảisử dụng năng lượng hiệu quả, công nghệ sinh thái,…; hỗ trợ thông tin tuyên truyền cho các địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng; ban hành Luật và quy định sử dụng năng lượng hiệu quả; chính sách khuyến khích tài chính đối với các đối tượng thực hiện tiết kiệm

Chương I: Cơ sở lý luận về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

năng lượng; kiểm soát nhu cầu sử dụng năng lượng thông qua các biện pháp kinh tế như giấy chứng nhận tiết kiệm năng lượng, hạn ngạch phát thải khí CO2,….

EU giảm 20% tiêu thụ năng lượng:

Nhu cầu năng sử dụng năng lượng của các nước thành viên EU ngày một gia tăng, năng lượng nhập khẩu chiếm tới hơn 50% và có xu hướng tiếp tục gia tăng trong tương lai. Năm 2005, các nước EU đã nhập khẩu 56% tổng mức tiêu thụ năng lượng, trong khi sản lượng dầu thô của EU đã giảm 9%, khí đốt tự nhiên giảm 5,8%, than đá 5,7%. Nhằm tự chủ hơn trong việc sử dụng năng lượng, đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng của toàn khối và giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Các nước EU đã có những biện pháp hữu hiệu nhằm cắt giảm 20% tiêu thụ năng lượng của khối vào năm 2020:

- Tập trung đầu tư nhiều hơn cho các nguồn năng lượng thay thế, phát triển các loại năng lượng mới và năng lượng tái sinh. EU đã đưa ra chiến lược mới về phát triển năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều, năng lượng sinh học... EU đã đầu tư hơn 800 triệu Euro để nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo với mục tiêu năng lượng sạch chiếm 12%

tổng sản lượng điện của châu Âu vào năm 2010. Chiến lược này của EU được coi là cuộc cách mạng về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất điện.

- Xem xét lại năng lượng hạt nhân, thay đổi thói quen tiêu thụ và tiết kiệm năng lượng.

- Cắt giảm nhu cầu tiêu thụ, đa dạng hóa các nguồn cung và những tuyến đường quá cảnh vận chuyển năng lượng, từ bỏ sử dụng các nhiên liệu hoá thạch vì đó là nguyên nhân gây ra hiện tượng khí hậu nóng lên toàn cầu.

- Xây dựng những toà nhà; sử dụng ôtô, máy phát điện và các thiết bị điện có hiệu suất cao hơn. Việc giảm nhu cầu năng lượng và xây dựng các nhà ở và sử dụng những sản phẩm tiêu tốn ít nhiên liệu sẽ giúp đảm bảo tình hình an ninh năng lượng của khối, giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Bên cạnh những quy định khắt khe hơn về việc sử dụng năng lượng, chính phủ các nước EU cũng bắt đầu tài trợ tiền và thuế cho hoạt động tiết kiệm năng lượng như giảm thuế và cho vay ưu đãi vốn đầu tư cho những hãng xây dựng loại tòa nhà tiết kiệm năng lượng….

Chương I: Cơ sở lý luận về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Với một số biện pháp như trên các nước EU đã giảm được lượng khí thải đáng kể phát ra không khí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đặc biệt là có thể tự chủ hơn về tiêu thụ năng lượng của khối.

Tiếtkiệm năng lượng là quốc sách tại Nhật Bản:

Nhật Bản là nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiêu thụ nhiều năng lượng nhưng Nhật Bản hoàn toàn không có dầu mỏ và khí đốt, 96% năng lượng sử dụng trong nền kinh tế và phục vụ sinh hoạt hàng ngày ở Nhật phải nhập khẩu. Chính việc phụ thuộc lớn vào nguồn năng lượng bên ngoài như vậy khiến cho nước này sớm nhận thức được tầm quan trọng của tiết kiệm và sử dụng năng lượng có hiệu quả cao. Nhật Bản được đánh giá là một trong số các nước tiết kiệm năng lượng nhất trên thế giới. Mới đây, chính phủ Nhật Bản phát động một chiến dịch, kêu gọi công dân tiết kiệm năng lượng bắt đầu từ mỗi gia đình như chủ trương cắt giảm việc sử dụng năng lượng đối với bốn loại đồ dùng gia đình thông dụng, theo đó thay thế các thiết bị, đồ dùng điện, ô tô cũ bằng các loại sản phẩm mới, coi đó là một phần của lòng yêu nước và ngăn chặn sự nóng lên của toàn cầu. Các công ty lớn của Nhật Bản hưởng ứng chiến dịch tiết kiệm năng lượng bằng việc sản xuất và bán ra các sản phẩm mới tiết kiệm năng lượng.

Hiện nay, tại Nhật sử dụng phổ biến máy điều hòa có mức tiêu thụ năng lượng chỉ bằng 2/3 so với loại máy thời điểm năm 1997 và máy đông lạnh có mức tiêu thụ năng lượng giảm 23%. Ngoài ra, Chính phủ Nhật còn đẩy mạnh quảng bá

“văn hóa bảo tồn năng lượng” với các chiến dịch thường xuyên như chương trình “Kinh doanh ấm” vào mùa đông nhằm kêu gọi mọi người nên mặc trang phục ấm để giảm tối đa phải sử dụng đến máy điều hòa.

Theo thống kê của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), năm 2004 Nhật Bản có mức tiêu thụ năng lượng bằng 1/4 của Mỹ. Để làm được điều này, Nhật Bản đã thực hiện đánh thuế cao vào năng lượng và kiểm soát giá gắt gao. Ví dụ như 1 gallon (3,78 lít) xăng tại Nhật có mức giá 5,2 USD, gần gấp đôi so với ở Mỹ.

Nguồn thuế thu từ việc đánh thuế năng lượng được Chính phủ Nhật sử dụng vào việc nghiên cứu các nguồn năng lượng tái sinh như phong điện, điện mặt trời và gần đây nhất là pin nhiên liệu.

Về phía Bộ Môi trường Nhật Bản đã đưa ra dự báo bảo tồn năng lượng sẽ trở thành ngành công nghiệp chủ đạo ở nước này trị giá đến 7,9 tỷ USD vào năm 2020, gấp 10 lần so với năm 2000.

Chương trình tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà công cộng của Seoul - Hàn Quốc:

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp về quản lý sử dụng năng lượng nhằm mục đích tăng tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng năng lượng (Trang 20 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)