Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại trên địa bàn

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp về quản lý sử dụng năng lượng nhằm mục đích tăng tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng năng lượng (Trang 61 - 72)

II.4.1. Hiện trạng thể chế chính sách Nhà nước về tiết kiệm năng lượng trong xây dựng tòa nhà ở Việt Nam và của Thành phố Hà Nội

II.4.1.1. Chính sách năng lượng quốc gia

• Tình hình trước khi ban hành Nghị định 102/2003/NĐ-CP của Chính phủ:

Trước khi ban hành Nghị định 102/2003/NĐ-CP, vấn đề tiết kiệm năng lượng nói chung cũng như tiết kiệm năng lượng trong xây dựng các tòa nhà nói riêng vẫn chưa được thể chế hóa và quy định thống nhất trong một văn bản có hiệu lực pháp luật cao như Luật hay Pháp lệnh mà mới chỉ quy định rải rác trong một số văn bản, chủ yếu dừng lại ở dạng tuyên bố nguyên tắc chung, chưa có chính sách, hướng dẫn cụ thể.

Một số các nhà thiết kế đã áp dụng một số biện pháp tiết kiệm năng lượng đơn giản sử dụng trong các công trình như: chọn hướng tòa nhà (thường theo hướng Nam và Đông Nam) để tránh nóng về mùa hè, đón nắng ấm và tránh gió mùa đông bắc về mùa đông; sử dụng vật liệu truyền thống, các giải pháp về kết cầu, tổ chức mặt bằng,… kết hợp với thông thoáng tự nhiên để tiết kiệm năng lượng.

• Tình hình sau khi ban hành Nghị định 102/2003/NĐ-CP của Chính phủ:

- Ngày 03/9/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2003/NĐ-CP về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đánh dấu một bước rất tích cực trong công tác bảo tồn năng lượng ở nước ta. Trong chương 3 của Nghị định quy định rõ trách nhiệm và các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà.

Điều 7 của Nghị định quy định về trách nhiệm trong đầu tư xây dựng tòa nhà:

Chương II: Phân tích thực trạng sử dụng năng lượng tại các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại lớn trên địa bàn Hà Nội

+ Tận dụng các điều kiện tự nhiên hoặc các giải pháp cấu tạo kiến trúc thích hợp nhằm giảm tiêu hao năng lượng cho chiếu sáng, thông gió, làm mát và sưởi ấm.

+ Sử dụng các vật liệu cách nhiệt được sản xuất theo tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng để hạn chế việc truyền nhiệt qua tường, cửa ra vào và cửa sổ.

+ Sử dụng các thiết bị được chế tạo theo tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng để lắp đặt trong tòa nhà.

+ Bố trí hợp lý các trang thiết bị nhằm đạt được hiệu quả cao theo hướng tiết kiệm năng lượng.

Điều 8 nêu điều kiện đối với Tòa nhà được lựa chọn (Toà nhà được cung cấp điện năng từ trạm biến áp có tổngcông suất lắp đặt từ 750kVA trở lên hoặc sử dụng năng lượng thương mại bao gồm điện năng vànhiệt năng trong một năm tổng cộng từ 10 triệu MJ (Megajul) hoặc 2.800.000 KWhđiện năng tương đương trở lên):

+ Việc thiết kế các tòa nhà này phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy phạm thiết kế về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

+ Để được cấp phép xây dựng các tòa nhà này phải có tài liệu thuyết minh về các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Ngày 17/11/2005, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 40/2005/QĐ- BXD về Quy chuẩn xây dựng Việt Nam “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả”.

- Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trong đó có hẳn một phần nội dung triển khai các hoạt động tiết kiệm năng lượng trong khu vực tòa nhà.

- Ngày 01/01/2008, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam thuộc Quỹ các đô thị xanh của Hòa Kỳ đã chính thức được phép hoạt động tại Việt Nam. Hội đồng công trình xanh đang triển khai xây dựng Tiêu chuẩn đánh giá các Công trình xanh tại Việt Nam theo quan điểm thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Năm 2008, Chính phủ dự thảo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để trình Quốc hội thông qua trong đó cũng có riêng một chương quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà:

Chương II: Phân tích thực trạng sử dụng năng lượng tại các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại lớn trên địa bàn Hà Nội

+ Tổ chức, cá nhân tham gia tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, sở hữu các công trình dân dụng có trách nhiệm lựa chọn và thực hiện các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm;

+ Quản lý bắt buộc các công trình xây dựng theo Quy chuẩn về hiệu suất năng lượng;

+ Thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các công trình xây dựng dân dụng trọng điểm trong mọi khâu từ quy hoạch, thiết kế, thi công đến nghiệm thu công trình…

Như vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; sử dụng năng lượng hiệu quả và bảo tồn năng lượng, nước ta đã và đang ban hành và sửa đổi các văn bản pháp luật trong các hoạt động năng lượng, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm soát và điều phối thị trường năng lượng. Tính đến thời điểm này, hàng loạt các chính sách liên quan đến vấn đề tiết kiệm năng lượng nói chung và trong các ngành (công nghiệp, tòa nhà,…) nói riêng đã được ban hành và triển khai thực hiện. Hệ thống các văn bản liên quan đến chính sách năng lượng quốc gia được trình bày như bảng 2.6.

Bảng 2.6: Các văn bản pháp quy của Trung ương quy định về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

TT Tên văn bản Thời gian ban

hành

Cấp ban hành

Trích yếu nội dung văn bản

1 Luật Điện lực 03/12/2004 Quốc hội

Quy định về quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực; tiết kiệm điện; thị trường điện lực; quyền và nghĩa vụ của

tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện; bảo vệ trang thiết bị điện,

công trình điện lực và an toàn điện.

2 Nghị định số

102/2003/NĐ-CP 21/09/2003 Chính phủ

Quy định việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, trong các toà nhà, đối với

các thiết bị, phương tiện sử dụng năng lượng và trong sinh hoạt của nhân dân.

3

Chỉ thị số 08/2003/CT- BCN

08/7/2003 Bộ Công nghiệp

Về việc thực hiện tiết kiệm điện trong sản xuất và sinh hoạt

Chương II: Phân tích thực trạng sử dụng năng lượng tại các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại lớn trên địa bàn Hà Nội

4

Thông tư số 01/2004/TT- BCN

02/07/2004 Bộ Công nghiệp

Hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các cơ sở sản

xuất.

5

Chỉ thị số 19/2005/CT- TTg

02/6/2005

Thủ tướng Chính phủ

Về thực hiện tiết kiệm điện trong sử dụng điện

6

Quyết định số 40/2005/QĐ- BXD

17/11/2005 Bộ Xây dựng

Về việc ban hành QCXDVN09:

2005 " Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Các công trình xây dựng sử dụng

năng lượng có hiệu quả".

7

Quyết định số 79/2006/QĐ- TTg

14/04/2006

Thủ tướng Chính phủ

Về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng

lượng tiết kiệm và hiệu quả.

8

Quyết định số 80/2006/QĐ- TTg

14/04/2006

Thủ tướng Chính phủ

Về việc phê duyệt Chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010

9

Thông tư số 08/2006/TT- BCN

16/11/2006 Bộ Công nghiệp

Hướng dẫn trình tự thủ tục dán nhãn tiết kiệm năng lượng đối với các sản

phẩm sử dụng năng lượng.

10

Quyết định số 276/2006/QĐ- TTg

04/12/2006

Thủ tướng Chính phủ

Phê duyệt lộ trình điều chỉnh giá điện giai đoạn 2007-2010

11

Chỉ thị số 03/2007/CT- BCN

07/03/2007 Bộ Công Nghiệp

Về việc thực hiện tiết kiệm điện và đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn

định mùa khô 2007.

12 Quyết định số

2447/QĐ-BCN 17/7/2007 Bộ Công nghiệp

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về quản lý nhu cầu điện

(DMS)

13

Dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Chính phủ

Chương II: Phân tích thực trạng sử dụng năng lượng tại các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại lớn trên địa bàn Hà Nội

14

Dự thảo Nghị định khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương

II.4.1.2. Chính sách năng lượng Thành phố Hà Nội

Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Thành phố đã có nhiều động thái nhằm triển khai các hoạt động liên quan đến sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng:

- Năm 2005 tiến hành khảo sát, đánh giá sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại một số đơn vị tiêu thụ năng lượng lớn trên địa bàn Hà Nội;

- Năm 2006 thực hiện kiểm toán sơ bộ tại 01 tòa nhà thương mại và hệ thống chiếu sáng đường phố;

- Năm 2007, thực hiện khảo sát tại 30 doanh nghiệp và kiểm toán năng lượng chi tiết tại 10 doanh nghiệp công nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm;

- Năm 2008, thực hiện điều tra, khảo sát tại các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại lớn của Thành phố.

Tiếp cận với những chính sách về tiết kiệm năng lượng của Trung ương, Thành phố Hà Nội cũng xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bao gồm cả lĩnh vực tòa nhà. Hệ thống các văn bản liên quan đến chính sách năng lượng thành phố Hà Nội được trình bày như bảng 2.6.

Bảng 2.6: Các văn bản pháp quy của Thành phố Hà Nội quy định về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

TT Tên văn bản Thời gian ban

hành

Cấp ban hành

Trích yếu nội dung văn bản

1

Quyết định số 184/2006/QĐ- UBND

06/10/2006

UBND Thành phố Hà

Nội

Ban hành “ Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên

địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2006-2010”.

2

Quyết định số 68/2009/QĐ- UBND

13/5/2009

UBND Thành phố Hà

Ban hành “ Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên

địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn

Chương II: Phân tích thực trạng sử dụng năng lượng tại các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại lớn trên địa bàn Hà Nội

Nội 209-2015”.

3

Chỉ thị số 16/2007/CT- UBND

23/7/2007

UBND Thành phố Hà

Nội

Về việc áp dụng các biện pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại các trụ sở làm việc, các tòa nhà, chiếu sáng đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

4

Chị thỉ số 07/2009/CT- UBND

03/02/2009

UBND Thành phố Hà

Nội

Về việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hà

Nội

Các chính sách của Thành phố đối với việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà là hướng tới việc quản lý, giám sát, áp dụng chuẩn hóa công tác thiết kế, xây dựng và vận hành các tòa nhà để đảm bảo tiết kiệm năng lượng thông qua các biện pháp:

- Xây dựng các quy định nhằm giám sát việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà.

- Tập huấn, hướng dẫn nâng cao năng lực cho công tác thiết kế, xây dựng, quản lý các tòa nhà đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Xây dựng thí điểm mô hình quản lý tòa nhà tiết kiệm năng lượng.

Như vậy, hướng tới mục tiêu tiết kiệm, bảo tồn năng lượng, Nhà nước Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng đã đưa ra nhiều chính sách, hướng dẫn, khuyến khích nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trong đó khu vực tòa nhà được coi là một trong các đối tượng chính cần quan tâm để tăng cường hiệu suất, giảm lãng phí trong quá trình sử dụng năng lượng.

II.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà

Bố trí, lắp đặt, sử dụng hệ thống các thiết bị tiêu thụ năng lượng của tòa nhà

- Đối với những tòa nhà cũ, lâu đời (các khách sạn): các thiết bị đã lạc hậu, tuy vẫn sử dụng tốt và được bảo dưỡng thường xuyên nhưng lại tiêu tốn khá nhiều năng lượng. Do kiến trúc cổ kính xưa cũ của tòa nhà mà hệ thống điều hòa cục bộ được sử dụng chủ yếu, không tận dụng được chiếu sáng tự nhiên, các bóng đèn phải bật liên tục phục vụ cho hoạt động của tòa nhà. Một số tòa nhà đã tiến hànhthay thế bằng các bóng đèn tiết kiệm điện nhưng hiệu quả chưa cao do chưa tính đến việc đảm bảo không gian chiếu sáng đạt tiêu chuẩn. Một số tòa nhà trong quá trình cải tạo cũng đã kết hợp cải thiện hiệu suất sử dụng năng

Chương II: Phân tích thực trạng sử dụng năng lượng tại các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại lớn trên địa bàn Hà Nội

lượng của tòa nhà như lắp đặt các thiết bị có hiệu suất năng lượng cao hơn, xây dựng các đường ống dẫn tận dụng lượng nhiệt thải từ quá trình làm mát máy biến áp và hệ thống lò hơi phục vụ cho việc đun nước nóng và sưởi ấm,…

- Đối với các tòa nhà mới, hiện đại (là các khách sạn, tòa nhà văn phòng cho thuê, các trung tâm thương mại, tòa nhà hỗn hợp nhiều công năng mới được xây dựng trong 2-3 năm gần đây): Do mới được xây dựng nên hầu hết đều sử dụng thiết bị hiện đại, phù hợp cho hiệu suất thiết bị cao và có công nghệ điều khiển vận hành tiên tiến có khả năng kiểm soát và phục vụ tốt mọi hoạt động của tòa nhà. Một số tòa nhà cũng đã áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng rất cần thiết nghiên cứu để phổ biến áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây đó chính là sự lãng phí trong sử dụng năng lượng của các tòa nhà này:

+ Hệ thống điều hòa: Hệ thống điều hòa thông gió của các tòa nhà luôn phải hoạt động quá công suất thực tế do thiết kế, lắp đặt không hợp lý như đặt gần nơi ra vào, gần các thiết bị văn phòng thường xuyên phát nóng; thiết kế các phòng chật hẹp, không thông thoáng nên mặc dù trời mát vẫn phải bật điều hòa, thông gió; không có các giải pháp cách nhiệt cho phần mái nhà, cửa , tường,…

của tòa nhà nên tổn hao nhiệt lớn, công suất máy lạnh vượt quá nhu cầu thực tế.

+ Hệ thống chiếu sáng: Thiết bị chiếu sáng có hiệu suất sử dụng chưa thật sự cao như chấn lưu vẫn là sắt từ, không phải là chấn lưu điện tử; Không điều khiển điện ngoài trời bằng cảm biến quang học, nên bật tắt chiếu sáng vẫn bằng tay, bóng vẫn sáng khi trời chưa tối. Các tòa nhà văn phòng có thiết kế không tận dụng được ánh sáng tự nhiên; các trung tâm thương mại vì mục đích thương mại, bỏ qua việc nghiên cứu sử dụng những bóng đèn tiết kiệm điện đáp ứng các yêu cầu về trưng bày sản phẩm, sử dụng bóng đèn có tổn hao cao, tỏa ra nhiều nhiệt phát nóng.

+ Hệ thống thang máy, thang cuốn: Sự hoạt động liên tục của hệ thống thang máy, thang cuốn không phụ thuộc vào số lượng người nhiều hay ít, số tầng đến nhỏ hay lớn… tạo ra không ít các thời điểm thang hoạt động non tải, giảm hệ số công suất chung cho hệ thống gây lãng phí điện năng.

+ Hệ thống đun nước nóng: Lượng nước nóng đun được dùng nhiều trong các khách sạn, trong các tòa nhà hỗn hợp nhiều công năng để cấp nước nóng cho nhiều khu vực: Khu phòng khách, khu gia đình, khu nhà bếp, giặt là, vệ sinh,….

Việc đun nước nóng được thiết kế phân bố tập trung không có sự phân khu, gây tổn thất trong quá trình dẫn nhiệt nếu đường ống được bảo ôn không tốt; chưa tận dụng được giải pháp đun nước nóng sử dụng nguồn năng lượng mới đang dần trở lên thông dụng.

Chương II: Phân tích thực trạng sử dụng năng lượng tại các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại lớn trên địa bàn Hà Nội

Đây là các khu vực có tiềm năng tiết kiệm năng lượng cao, cần phải có giải pháp đầu tư để cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng cho các tòa nhà.

Về quản lý nội vi:

- Mặc dù mỗi tòa nhà đều có một bộ phận kỹ thuật phụ trách việc đảm bảo duy trì ổn định hệ thống năng lượng cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, do trình độ không cao, chuyên môn hẹp nên bộ phận kỹ thuật thường bị động, chỉ thực hiện nhiệm vụ một cách đơn thuần và không hiểu hết nhiệm vụ của việc quản lý để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Ngoài việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, xây dựng các quy định để mọi nhân viên tuân thủ áp dụng để ít tiêu tốn năng lượng, bộ phận kỹ thuật chưa quan tâm đến việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả hơn như sử dụng các dạng năng lượng mới, thay đổi một số kết cấu, vật liệu tòa nhà cho phù hợp, tránh thất thoát, giảm bức xạ nhiệt, tạo sự thông thoáng hơn hay bố trí lại thiết bị hợp lý hơn,….

- Bản thân ban lãnh đạo tòa nhà thường chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh, chưa thực sự quan tâm đến vấn đề tiết kiệm năng lượng, thường ỷ lại việc quản lý năng lượng cho các thiết bị hiện đại, không có chính sách về sử dụng năng lượng, xây dựng chiến lược kinh doanh không có chỗ cho sử dụng năng lượng hiệu quả như: không biết, không hiểu về kiểm toán năng lượng;

chưa có giải pháp đối phó với tình hình thiếu hụt năng lượng có thể xảy ra bất cứ lúc nào; chưa nghĩ đến trách nhiệm đối với xã hội trong việc bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường, không thực hiện giải pháp tiết kiệm khi được đề xuất vì tính toán đầu tư tốn kém do tâm lý ngại đổi mới và sự thiếu hụt về tài chính dẫn đến việc sử dụng trang thiết bị điện tiêu thụ nhiều điện năng…....

II.4.3. Phân tích các nguyên nhân của việc chưa sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành phố Hà Nội

II.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Về phía các tòa nhà

- Về mặt quản lý: Ban quản lý tòa nhà và phía công ty quản lý (thường là các công ty nước ngoài) chưa thực sự hiểu, quan tâm đến vấn đề quản lý sử dụng năng lượng hiệu quả.

- Về mặt thiết bị: các tòa nhà cũ thiết bị lạc hậu, khó thay thếđặc biệt là các khách sạn có cấu trúc phức tạp; một số hệ thống thiết bị tiêu hao nhiều năng

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp về quản lý sử dụng năng lượng nhằm mục đích tăng tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng năng lượng (Trang 61 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)