• Đánh giá sự phát triển của một quốc gia ta có thể nhìn vào sự phát triển của nền kinh tế, để thấy nền kinh tế phát triển ta lại dựa theo nhiều yếu tố khác trong đó dễ thấy nhất là những toà nhà cao tầng ngày một xuất hiện tại các thành phố lớn ngày một nhiều hơn và với quy mô lớn hơn, trở thành những phụ tải tiêu thụ năng lượng trọng điểm. Tòa nhà là các công trình cao tầng dùng làm siêu thị, khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng, trụ sở cơ quan và nhà ở. Tại Việt Nam, các tòa nhà được cung cấp điện năng từ các trạm biến áp có tổng công suất lắp đặt từ 750kVA trở lên hoặc sử dụng năng lượng thương mại bao gồm điện năng và nhiệt năng trong một năm tổng cộng từ 10 triệu MJ hoặc 2.800.000 kWh điện năng tương đương trở lên là các tòa nhà tiêu thụ nhiều năng lượng [3].
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của đất nước, ngành Xây dựng cũng tăng trưởng về mọi mặt, đáng kể nhất là tổng diện tích sàn xây dựng tăng rất nhanh theo từng năm kéo theo việc gia tăng năng lượng tiêu thụ. Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng của các tòa nhà ngành xây dựng đạt từ 12 - 16%/năm, tương ứng với mức tiêu thụ năng lượng và tài nguyên trong khu vực xây dựng tăng cao với tổng năng lượng tiêu dùng chiếm tới 23 - 24% tổng năng lượng tiêu dùng. Tỷ lệ này tăng lên rất nhiều trong thời gian gần đây khi các đô thị phát triển mạnh mẽ và nguồn vốn nước ngoài gia tăng đáng kể, đến nay điện năng tiêu thụ trong các tòa nhà đã chiếm hơn 35% tổng công suất tiêu thụ. Chỉ tính Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm gần đây đã có hàng trăm dự án khu đô thị mới cùng với các công trình nhà ở căn hộ cao tầng, khách sạn cao tầng, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại có diện tích sàn trên 10.000m2 và có mức tiêu thụ điện năng lớn hơn 1-2 triệu kWh/năm. Đây là các hộ tiêu thụ năng lượng lớn cần được quản lý và có biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng.
• Tuy nhiên, nhiều công trình khách sạn, công trình cao tầng mới được xây dựng tại các đô thị từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong đó phần lớn được thiết kế theo tiêu chuẩn nước ngoài không phù hợp với điều kiện khí hậu tự
Chương II: Phân tích thực trạng sử dụng năng lượng tại các tòa nhà cao tầng, trung
tâm thương mại lớn trên địa bàn Hà Nội 24
nhiên và kinh tế kỹ thuận của Việt Nam. Trong quá trình vận hành sử dụng nhiều năng lượng một cách không hợp lý và có nhu cầu sử dụng năng lượng lớn.
Mặt khác, năng lượng sử dụng trong các tòa nhà, đặc biệt là trong các công trình cao tầng và thương mại thường tản mạn, không tập trung. Việc kiểm soát vận động tiết kiệm năng lượng khó hơn nhiều so với các hộ tiêu thụ năng lượng trong khu vực công nghiệp hay giao thông. Do vậy cần thiết phải khảo sát tình hình sử dụng năng lượng trong các tòa nhà để để tìm ra những trở ngại rào cản, các nguyên nhân gây lãng phí năng lượng và kiến nghị những giải pháp thực hiện sử dụng năng lượng hiệu quả hữu hiệu.
• Trong bối cảnh tình hình năng lượng trên thế giới diễn biến phức tạp, người dân và các doanh nghiệp phải chịu tác động không nhỏ từ việc điều chỉnh các cơ chế chính sách của nhà nước cho phù hợp với diễn biến trên thế giới. Chi phí năng lượng giờ đây đã và đang trở thành vấn đề quan trọng với hầu hết các doanh nghiệp khi mà chi phí sử dụng là một trong những khâu quan trọng tạo nên sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Mặt khác nguồn tài nguyên tạo ra năng lượng đang ngày càng cạn kiệt và một loạt các vấn đề liên quan đến phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường do sử dụng quá nhiều năng lượng, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quá cao trong khi Nhà nước có quá nhiều việc cần phải chi tiêu. Chính vì vậy, việc tăng cường các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả không những giúp doanh nghiệp giảm chi phí kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh mà còn giúp giảm áp lực về nhu cầu năng lượng, góp phần vào việc phát triển ổn định bền vững đất nước và bảo vệ môi trường. Ở đây vài trò của cơ quan Nhà nước rất quan trọng trong việc xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để các tòa nhà thực hiện tiết kiệm năng lượng có hiệu quả.
• Hà Nội là một đô thị lớn, đang trong giai đoạn phát triển, mật độdân cư cao, có nhiều tòa nhà cao tầng; khách sạn, văn phòng làm việc, sân bay, nhà ga, trung tâm dịch vụ, siêu thị… vì vậy nhu cầu tiêu thụ năng lượng cho khu vực này là rất lớn. Theo thống kê của Công ty Điện lực Hà Nội, điện năng tiêu thụ của Hà Nội 6 tháng đầu năm 2009 đã tăng mạnh ở mọi thành phần phụ tải, đạt trên 1,7 tỷ kWh điện, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2008. Cụ thể điện cho công nghiệp tăng 13,4%, thương mại dịch vụ tăng 16,7%, sinh hoạt tăng 16,9%, vượt 63 triệu kWh so với dự kiến, phục vụ cho các hoạt động khác mức tăng là 16,9%, vượt 10 triệu kWh so với dự kiến. Đáng chú ý, khối các cơ quan hành chính sự nghiệp, được ngân sách chi trả tiền điện cũng có mức tiêu thụ điện tăng mạnh (803 cơ quan của Trung ương và 1010 cơ quan thuộc Hà Nội) tăng 9,8%
Chương II: Phân tích thực trạng sử dụng năng lượng tại các tòa nhà cao tầng, trung
tâm thương mại lớn trên địa bàn Hà Nội 25
so với cùng kỳ năm 2008 [Trích Báo cáo của Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội tại văn bản số 5095/CV-ĐLHN-P09 ngày 19/8/2009]. Hiện tại Công ty điện lực Hà Nội được Tập đoàn điện lực Việt Nam phân bổ chỉ tiêu ở mức 14,3 triệu kWh một ngày. Trong khi những ngày cao điểm, mức tiêu thụ của Thủ đô lên đến 17-18 triệu kWh. Giải pháp trước mắt ngành điện đang triển khai khi nguồn điện không đủ cung cấp là cắt điện luân phiên, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các tòa nhà, cũng như đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Với vai trò là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; là nơi đặt các cơ quan trung ương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động chính trị, ngoại giao quan trọng nhất của cả nước, việc đảm bảo cung cấp đủ, ổn định, chất lượng cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Thủ đô đã trở nên rất cấp thiết, nhất là khi Quốc hội thông qua Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 mở rộng địa giới Thành phố Hà Nội mới với diện tích 3200km2 (rộng gấp gần 3,5 lần Hà Nội cũ), dân số lên tới 6,3 triệu người.
• Các chương trình điều tra, khảo sát tình hình sử dụng năng lượng tại các tòa nhà cũng đã được triển khai thực hiện: Chương trình điều tra tổng quan tiềm năng tiết kiệm năng lượng thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp với trường Đại học Kiến trúc Hà Nội - Bộ Xây dựng đã tiến hành khảo sát 16 công trình hành chính thương mại cao tầng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 1999-2000; Trung tâm tiết kiệm năng lượng Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện dịch vụ kiểm toán năng lượng cho một số tòa nhà như Khách sạn Continental, khách sạn Duxton Hotel Saigon, khách sạn New World Saigon, Trung tâm thương mại Daimon Plaza,…. Tuy nhiên, việc khảo sát, đánh giá mới chỉ trên quy mô nhỏ lẻ và chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
• Để có một cái nhìn cụ thể hơn về hiện trạng tiêu thụ năng lượng tại các tòa nhà của Thành phố Hà Nội, tìm hiểu các biện pháp gì đã và đang được áp dụng để bảo đảm việc sử dụng năng lượng là hiệu quả và tiết kiệm, làm cơ sở xây dựng các chính sách tiết kiệm năng lượng mang tính chiến lược, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước, thúc đẩy việc sử dụng năng lượng một cách hiệu quả trong lĩnh vực xây dựng, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thủ đô cần thiết tiến hành điều tra, khảo sát thực tế tại một số tòa nhà tiêu thụ năng lượng trọng điểm của Hà Nội.
Chương II: Phân tích thực trạng sử dụng năng lượng tại các tòa nhà cao tầng, trung
tâm thương mại lớn trên địa bàn Hà Nội 26