Do sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, Ngành năng lượng nước ta đang chịu những sức ép do phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Thay đổi các phương thức sản xuất và tiêu dùng năng lượng là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Vì vậy cải tiến quá trình hoạch định và quản lý năng lượng, xây dựng và ban hành các chính sách, khuôn khổ pháp luật liên quan đến năng lượng trong nền kinh tế thị trường, phát triển và phổ biến các công nghệ sản xuất và sử dụng năng lượng tiết kiệm, nâng cao nguồn thu kinh tế từ năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững công nghiệp năng lượng là mục tiêu cần thực hiện của các cơ quan quản lý Nhà nước. Công cụ thực hiện phải đảm bảo đa dạng, rõ ràng như hỗ trợ nghiên cứu và phát triển; hỗ trợ thông tin tuyên truyền; ban hành luật và quy định sử dụng năng lượng hiệu quả; chính sách khuyến khích tài chính đối với các đối tượng thực hiện tiết kiệm năng lượng; kiểm soát nhu cầu sử dụng năng lượng qua các chế tài kinh tế…. Do đó, đề xuất các giải pháp cho các cơ quan quản lý Nhà nước là:
III.2.1. Quản lý năng lượng một cách toàn diện:
Xây dựng một môi trường pháp lý hoàn thiện về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả làm nền tảng phát triển các hoạt động sử dụng hiệu quả năng lượng:
Tăng cường luật pháp hoá các hoạt động liên quan đến sử dụng năng lượng, tiết kiệm và bảo vệ môi trường, cải tiến toàn diện hệ thống kinh tế năng lượng ở tất cả các ngành các cấp.
Ban hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và các chế tài để thúc đẩy các hoạt động tiết kiệm năng lượng, đảm bảo các quy định của Luật được chấp hành nghiêm túc. Ban hành các định chế tài chính bắt buộc như:
Chương III: Đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng và quản lý năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại các tòa nhà, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành Phố Hà Nội
+ Thực hiện kiểm toán năng lượng bắt buộc đối với cơ sở tiêu thụ năng lượng trọng điểm;
+ Xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm về tiết kiệm năng lượng; sử dụng công cụ phí và lệ phí để ngăn ngừa các hành vi vi phạm;
Ban hành các quy định bắt buộc về:
+ Hạn ngạch phát thải khí CO2 để bảo vệ môi trường.
+ Quy định bắt buộc các tòa nhà phải tính đến các giải pháp TKNL ngay từ khâu thiết kế, phải đảm bảo: những tòa nhà xây dựng mới phải giảm 15%
mức tiêu thụ năng lượng, các tòa nhà trong quá trình cải tạo, nâng cấp cấm sử dụng các vật liệu có hiệu suất năng lượng thấp; những nhà bán và cho thuê thì phải có thông tin đánh giá về hiệu suất sử dụng năng lượng,…)
Ban hành định mức hiệu suất năng lượng cho từng loại tòa nhà làm cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng
Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng các công trình nhà ở, công trình hành chính cao tầng, công trình thương mại làm cơ sở để đơn vị thiết kế thực hiện, trong đó có những điều khoản quy định vấn đề về cách nhiệt cho lớp vỏ công trình, về hiệu suất năng lượng sử dụng bên trong công trình. Đặc biệt quan tâm đến những quy định về hệ thống thông thoáng, chiếu sáng, nhiệt, che chắn nắng cho công trình, cũng như các thiết bị sử dụng bên trong công trình.
Khuyến khích đầu tư, áp dụng các hệ thống năng lượng thân thiện với môi trường, năng lượng tái tạo và năng lượng mới; sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng. Có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp rõ ràng và cụ thể:
+ Về thuế: đề nghị Nhà nước áp dụng chính sách miễn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp trong một số năm nhất định cho các dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng ở doanh nghiệp sau khi dự án hoàn thành giai đoạn đầu tư đi vào hoạt động. Khoảng thời gian áp dụng cần đủ dài để cơ sở doanh nghiệp có đủ điều kiện thu hồi vốn đầu tư và khuyến khích đầu tư mạnh hơn nữa vào TKNL. Đồng thời miễn giảm thuế đối với phần lợi nhuận hay chi phí mà các doanh nghiệp dành để đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ và cán bộ chịu trách nhiệm đối với TKNL liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Trao giấy chứng chỉ tiết kiệm năng lượng để nâng cao thương hiệu cho doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp chú trọng đầu tư áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Chương III: Đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng và quản lý năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại các tòa nhà, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành Phố Hà Nội
+ Thành lập Quỹ TKNL quốc gia và hoàn thiện mô hình hoạt động của các quỹ TKNL địa phương để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào các dự án TKNL (ưu tiên đối với những doanh nghiệp có chứng chỉ tiết kiệm năng lượng).
Tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà nước về tiết kiệm năng lượng của các tòa nhà thông qua yêu cầu bắt buộc các tòa nhà xây dựng kế hoạch hàng năm, quy định nội bộ để thực hiện tiết kiệm năng lượng, báo cáo định kỳ theo Quý, theo năm; giao các Sở chuyên ngành (Công Thương, Khoa học công nghệ) quản lý, tăng cường khả năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của các Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
III.2.2. Nâng cao hiệu quả của năng lượng và bảo tồn năng lượng
Nghiên cứu phát triển và phổ biến công nghệ bảo tồn năng lượng tiên tiến: Tăng cường nghiên cứu các công nghệ để sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới; phổ biến các công nghệ năng lượng sạch và công nghệ khai thác tài nguyên ít gây ô nhiễm (như công nghệ than sạch,…).
Có chính sách phát triển đồng bộ các ngành sản xuất nội địa liên quan như sản xuất vật liệu tiết kiệm năng lượng, thiết bị tiết kiệm năng lượng,….
Hiện nay Nhà nước ta đã có những chính sách hỗ trợ đối với các doanh nhiệp sản xuất bóng đèn tiết kiệm, bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời, khí sinh học biogas như kết hợp doanh nghiệp với nhà nước trong việc triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng,….
Xây dựng cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng làm nền tảng chiến lược cho công tác quản lý và định hướng phát triển năng lượng.
III.2.3. Phát triển nguồn nhân lực và đội ngũ tư vấn, chuyên gia
Nghiên cứu thành lập các trung tâm dịch vụ kỹ thuật bảo tồn năng lượng ở từng tỉnh, thành phố và các khu vực kinh tế; hỗ trợ nâng cao năng lực của các đơn vị tư vấn dịch vụ về tiết kiệm năng lượng.
Thành lập các Trung tâm tiết kiệm năng lượng trực thuộc các tỉnh thành.
Hiện nay, cả nước mới có 2 trung tâm tiết kiệm năng lượng được thành lập tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là quá ít để giúp Nhà nước tăng cường việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng tại 64 tỉnh, thành phố lớn trên cả nước.
Chương III: Đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng và quản lý năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại các tòa nhà, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành Phố Hà Nội
Hỗ trợ đào tạo trong và ngoài nước, tuyển dụng nhân sự cho các trung tâm tiết kiệm năng lượng.
III.2.4. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Sử dụng phương tiện truyền thông để truyền bá nhận thức của cộng đồng về sử dụng tiết kiệm năng lượng.
Xây dựng các mô hình trình diễn cụ thể về tiết kiệm năng lượng để các doanh nghiệp nghiên cứu thực hiện. Đây là biện pháp thuyết phục hiệu quả nhất để khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Phát động các tuần lễ tiết kiệm năng lượng; Tổ chức các cuộc triển lãm, hội thảo trưng bày giới thiệu sản phẩm để nhà cung cấp và người có mong muốn sử dụng sản phẩm tiết kiệm năng lượng, các doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực có cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm hiểu thêm về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức cho mỗi người dân về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giúp cộng đồng nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng thực tiễn các công nghệ hiện đại ở trong và ngoài nước, đã và đang được triển khai rất tích cực trong khuôn khổ quốc gia nói chung và cả trên địa bàn Thủ đô Hà Nội nói riêng. Các hình ảnh, phóng sự về tiết kiệm năng lượng được xây dựng và phát sóng định kỳ hàng tháng trên truyền hình; các chuyên mục tiết kiệm năng lượng đăng định kỳ hàng tháng trên báo; các mô hình trình diễn, các thiết bị tiết kiệm năng lượng có hiệu suất cao và các giải pháp tiết kiệm năng lượng được tổ chức triển lãm nhằm truyên truyền, quảng bá, hướng cộng đồng đến gần hơn vấn đề sử dụng tiết kiệm năng lượng.
Tổ chức cuộc thi Tòa nhà hiệu quả năng lượng:
Để tăng cường hoạt động tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong các tòa nhà, rất cần thiết phải tìm được một mô hình mẫu, một tòa nhà điển hình về sử dụng hiệu quả năng lượng làm cơ sở để các tòa nhà khác quan tâm học hỏi. Mặt khác, giờ đây khi cả Thế giới quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên và giải pháp được coi như có hiệu quả nhất là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì danh hiệu tòa nhà điển hình tiết kiệm năng lượng sẽ là một trong những công cụ giúp khẳng định thương hiệu của tòa nhà về trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội; quảng bá hình ảnh “xanh - sạch - đẹp”
trong việc mang lại những lợi ích về kinh tế và môi trường, tăng khả năng cạnh
Chương III: Đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng và quản lý năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại các tòa nhà, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành Phố Hà Nội
tranh, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tổ chức cuộc thi tòa nhà tiết kiệm năng lượng điển hình trên địa bàn Thành phố Hà Nội là một giải pháp cụ thể, thiết thực đem lại hiệu quả tuyên truyền cao.
Hiện tại, Văn phòng tiết kiệm năng lượng quốc gia (đặt tại Bộ Công Thương) đã phối hợp với Trung tâm tiết kiệm năng lượng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc thi tòa nhà tiết kiệm năng lượng trên địa bàn Thành phố, xem xét, giới thiệu tòa nhà đạt giải tham dự cuộc thi tòa nhà điển hình Đông Nam Á để vinh danh các tòa nhà có những đóng góp tích cực cho việc bảo vệ môi trường, xây dựng một xã hội phát triển bền vững. Kinh nghiệm cho thấy, một cuộc thi về tòa nhà hiệu quả năng lượng sẽ là biện pháp tuyên truyền nhanh, tích cực, phù hợp để khuyến khích được nhiều tòa nhà nhiệt tình tham gia. Việc xây dựng các cuộc thi như thế này thường niên sẽ tạo thói quen cho các tòa nhà chủ động, tìm kiếm các giải pháp mới để ngày càng khẳng định mình, đồng thời giúp giảm thiểu việc tiêu thụ năng lượng lãng phí trên địa bàn, góp phần tạo dựng vẻ đẹp văn minh hiện đại của Thủ đô Hà Nội. Mặt khác thông qua cuộc thi này cũng có thể tìm ra những ý tưởng sáng tạo và khả thi trong thiết kế kiến trúc các tòa nhà nhằm phát triển kiến trúc nhiệt đới theo hướng:
- Bảo vệ và thân thiện với môi trường.
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
- Sử dụng năng lượng tái tạo trên cơ sở khai thác tiềm năng tự nhiên.
Như vậy, để vấn đề SDNLTK&HQ thực sự đi vào đời sống, đem lại hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng được nhu cầu hội nhập cao của nền kinh tế đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước cần có các biện pháp mạnh mẽ, cụ thể và khả thi để quản lý, điều chỉnh nhu cầu sử dụng năng lượng đạt được hiệu quả cao, hài hoà với sự tăng trưởng kinh tế, giảm bớt khả năng cạn kiệt nguồn tài nguyên do sự gia tăng của nhu cầu năng lượng và bảo vệ môi trường.
Tóm tắt chương 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các tòa nhà cao tầng, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành phố Hà Nội, chương 3 đã đề xuất giải pháp nhằm quản lý, tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng cho các tòa nhà này.
Chương 3 đề xuất hai nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp cho các tòa nhà lấy hiệu quả kinh doanh làm thước đo hàng đầu; Nhóm giải pháp cho các cơ quan quản lý Nhà nước lấy lợi ích chung của toàn xã hội để xem xét.
Chương III: Đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng và quản lý năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại các tòa nhà, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành Phố Hà Nội
Và dù là giải pháp cho đối tượng nào thì hiệu quả đem lại cũng vì mục tiêu chung là đảm bảo an ninh năng lượng, hướng tới sự phát triển bền vững và góp phần tăng cường chất lượng môi trường sống cho con người.