III.1.1. Nhóm giải pháp về quản lý
Quản lý năng lượng là giải pháp mềm, đơn giản, ít tốn chi phí nhưng góp phần rất lớn trong việc sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm. Theo kết quả nghiên cứu thực tế của Trung tâm tiết kiệm năng lượng Đông Nam Á và Trung tâm tiết kiệm năng lượng Nhật Bản (ECCJ) khi áp dụng các giải pháp quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả trong sinh hoạt hàng ngày của người dân, cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh tại một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Indonesia… chứng minh được rằng, chỉ cần thay đổi vị trí máy điều hòa không khí (tránh hướng ánh sáng mặt trời, để xa các thiết bị phát nóng), các tòa nhà cũng đã tiết kiệm được trên dưới 1% năng lượng tiêu thụ;
khi điều chỉnh nhiệt độ tăng lên 10C, giảm tốc độ hệ thống quạt hút gió… sẽ tiết kiệm từ 1%-3% chi phí sử dụng điện. Với những thao tác rất đơn giản trong quản lý hiệu quả việc sử dụng điện, các tòa nhà đã tiết kiệm được trên dưới 3%
chi phí năng lượng mà chưa phải đầu tư, thay thế hệ thống thiết bị sử dụng năng lượng. Mặt khác, nếu sản phẩm có hiệu suất tiết kiệm điện cao tới đâu nhưng vận hành, sử dụng, bảo quản không tốt thì chi phí năng lượng cũng sẽ rất cao. Điển hình cho việc phối hợp đồng bộ giữa con người và thiết bị trong việc khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn năng lượng là tòa nhà Diamond Plaza của Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tòa nhà có thành lập một bộ phận quản lý toàn bộ việc sử dụng năng lượng trong tòa nhà. Cùng với thiết bị hiện đại, các kỹ sư thay nhau trực 24/24 ở phòng kỹ thuật trung tâm có thể can thiệp kịp thời, điều khiển tất cả thiết bị vận hành vừa đủ nhu cầu để tránh hoạt động vô công, gây lãng phí.
Để làm tốt vấn đề quản lý năng lượng này đòi hỏi Ban lãnh đạo tòa nhà phải có cách thức tổ chức và chỉ đạo một cách hệ thống, xuyên suốt, có tính thống nhất cao trong toàn tòa nhà. Giải pháp quản lý các tòa nhà để sử dụng năng lượng tiết kiệm là:
Xây dựng, hoàn thiện chính sách về sử dụng năng lượng
Chương III: Đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng và quản lý năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại các tòa nhà, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành Phố Hà Nội
Các tòa nhà cần phải xây dựng một chính sách chất lượng đúng đắn để làm cơ sở định hướng hành vi cho từng cán bộ, nhân viên và khách hàng tham gia vào hoạt động của tòa nhà, coi đó như là một văn hóa doanh nghiệp tạo nên thương hiệu của tòa nhà:
+ Tiết kiệm năng lượng giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận;
+ Tiết kiệm năng lượng giúp tăng cường mối quan hệ thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường, sử dụng nguồn lực tự nhiên có hiệu quả;
+ Tiết kiệm năng lượng giúp tăng cường chất lượng cuộc sống và thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
Tuyên truyền về tiết kiệm năng lượng để toàn nhân viên tòa nhà cùng thực hiện. Một điều quan trọng ở đây đó là sự ủng hộ, gương mẫu của cán bộ cấp cao khi thực hiện các nội quy và giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng để tạo ra nhận thức và ý thức chung cho toàn bộ tòa nhà và khách hàng; Tiêu chí tiết kiệm năng lượng được đặt ra cho toàn bộ cán bộ, nhân viên tòa nhà cũng như các đối tác, khách hàng.
Xây dựng chế độ khen thưởng, xử phạt đúng đắn, nghiêm minh để đảm bảo hiệu quả thi hành của các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được ban hành.
Xây dựng chế độ quản lý tòa nhà trong đó quản lý sử dụng năng lượng là một nội dung thường xuyên:
- Xây dựng chiến lược kinh doanh cho tòa nhà trong đó coi sử dụng tiết năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một nhân tố để tạo nên sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thời kỳ mới.
- Lập kế hoạch sử dụng năng lượng cho ngắn hạn và trung hạn làm cơ sở cho việc xem xét đầu tư hệ thống năng lượng đảm bảo duy trì ổn định các hoạt động trong tòa nhà.
- Thực hiện giao ban định kỳ về các vấn đề năng lượng liên quan đến hoạt động của tòa nhà.
Phát triển nguồn nhân lực cho nhiệm vụ quản lý năng lượng
Nhân lực luôn là vấn đề then chốt đem lại sự hiệu quả và thành công trong bất kỳ một công việc, một doanh nghiệp nào. Quản lý, phát triển nguồn nhân lực là một trong những chiến lược cơ bản nhất để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, bao gồm cả mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Chương III: Đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng và quản lý năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại các tòa nhà, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành Phố Hà Nội
Thiết lập, xây dựng một mô hình quản lý năng lượngphù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của mình để quản lý hoạt động sử dụng năng lượng trong toàn bộ tòa nhà. Ở bất kỳ một mô hình nào, yêu cầu đầu tiên cũng cần phải thành lập một bộ phận chuyên trách về quản lý năng lượng, không có tính chất kiêm nhiệm như các tòa nhà đang thực hiện.
- Cơ cấu của bộ phận này phải bao gồm 3 cấp: cấp lãnh đạo tòa nhà, cấp phòng ban và đội ngũ nhân viên thực hiện.
- Thành phần của bộ phận này phải có sự kết hợp của nhiều bộ phận: Bộ phận kỹ thuật, kế hoạch, kinh doanh và cả marketing vì năng lượng liên quan đến hiệu suất sử dụng năng lượng, chi phí của tòa nhà, đầu tư và quảng bá hình ảnh cho tòa nhà.
Mô hình của tòa nhà có thể thiết lập như hình 3.1.
Hình 3.1. Mô hình quản lý năng lượng tại các tòa nhà
Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận quản lý năng lượng:
- Xây dựng chiến lược sử dụng năng lượng đảm bảo ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cũng như lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Tham mưu, đề xuất các quy định, quy trình quản lý, giải pháp tiết kiệm năng lượng cho tòa nhà; Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện; Xây dựng hệ thống kiểm tra giám sát và điều chỉnh khi có sai lệch.
Ban Giám đốc
Bộ phận quản lý năng lượng
Phòng kế hoạch – kinh doanh
Phòng kỹ thuật Phòng Marketing
Chương III: Đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng và quản lý năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại các tòa nhà, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành Phố Hà Nội
- Đề xuất giải quyết các tồn tại về năng lượng nhằm tiêu dùng tiết kiệm và hiệu quả.
- Thu thập, tổng hợp, phân tích đánh giá và lưu trữ số liệu, thông tin tiêu thụ năng lượng qua các biểu mẫu báo cáo định kỳ (ngày, tháng, năm) trong đó có nguồn vào, nguồn ra, tiêu chuẩn, định mức để so sánh đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng; nguyên nhân lãng phí năng lượng và biện pháp khắc phục.
- Xây dựng các định mức sử dụng năng lượng cho từng bộ phận, khu vực và quản lý tiêu dùng năng lượng thông qua định mức.
- Tìm kiếm cũng như chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về tiết kiệm năng lượng;
Duy trì và phát triển đội ngũ nhân viên có chất lượng để quản lý năng lượng:
- Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực của cán bộ phụ trách năng lượng.
- Có chế độ đãi ngộ hợp lý, đảm bảo hài hòa các lợi ích.
Thuê tư vấn quản lý hệ thống năng lượng
Trường hợp lãnh đạo tòa nhà không đủ năng lực để quản lý, có thể thuê tư vấn có khả năng giúp quản lý mảng năng lượng tòa nhà quan trọng nhưng cũng rất phức tạp.
Đây là biện pháp đã được một số tòa nhà trong Thành phố Hồ Chí Minh có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng vì hầu hết thiết kế tòa nhà phức tạp, máy móc hiện đại, nhân viên tòa nhà không đủ năng lực, hiểu biết để quản lý toàn bộ hệ thống năng lượng. Việc thuê một đơn vị tư vấn có kinh nghiệm để quản lý hệ thống này thì xét về lâu dài lợi ích thu được khi chi phí năng lượng giảm sẽ lớn hơn nhiều so với chi phí thuê ngoài.
Thực hiện kiểm toán năng lượng định kỳ ít nhất 1 năm/1 lần
Kiểm toán năng lượng thực sự là thước đo hiệu quả sử dụng năng lượng trong bất kỳ một đơn vị tiêu thụ năng lượng nào. Thông qua kiểm toán năng lượng, các tòa nhà có thể đánh giá tình hình sử dụng năng lượng của đơn vị mình, tìm kiếm các giải pháp từ các chuyên gia để tăng cường sử dụng năng lượng hiệu quả.
III.1.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật
Đầu tư, nâng cấp hệ thống năng lượng cho tòa nhà
Chương III: Đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng và quản lý năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại các tòa nhà, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành Phố Hà Nội
Đầu tư, cải tạo nâng cấp trang thiết bị. Đây là biện pháp nhanh nhất để sử dụng năng lượng hiệu quả, tuy nhiên chi phí đầu tư lại lớn, lắp đặt phức tạp đặc biệt đối với tòa nhà hiện hữu, có kiến trúc cổ điển. Tuy nhiên, đối với các tòa nhà xây dựng mới thì việc áp dụng giải pháp này sẽ có hiệu quả lâu dài lớn nhất.
Một ví dụ điển hình là lắp đặt hệ thống điều khiển và quản lý tòa nhà BMS (Building Management System) tại trung tâm thương mại Vincom. Mục tiêu của hệ thống BMS là tập trung hóa và đơn giản hóa giám sát và quản lý tòa nhà để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của tòa nhà bằng cách giảm chi phí nhân công và lượng tiêu thụ điện năng thông qua các phần mềm, điều khiển bằng máy tính và màn hình đồ họa đặt tại trung tâm điều hành của tòa nhà. Sử dụng BMS có thể giúp tòa nhà tiết kiệm được chi phí vận hành và năng lượng khoảng 40% so với các toà nhà khác không sử dụng, đồng thời tăng tuổi thọ cho các thiết bị trong tòa nhà. Điều này đã được chứng minh tại tòa nhà Ruby Plaza của Thành phố Hồ Chí Minh, nó cũng giúp các tòa nhà của Hà Nội như Trung tâm hội nghị quốc gia, trung tâm thượng mại Vincom quản lý và vận hành tốt hệ thống năng lượng của mình. Tuy nhiên chi phí cho hệ thống này khá lớn và thường chỉ được lắp đặt ở các tòa nhà lớn, xây dựng mới.
Tăng cường hiệu suất sử dụng năng lượng cho tòa nhà
Xây dựng các biện pháp vận hành kinh tế hệ thống cung cấp và sử dụng năng lượng đảm bảo tối ưu hoá việc phân phối công suất trong hệ thống, giảm tổn thất năng lượng và tăng hiệu quả sử dụng; thường xuyên kiểm tra và theo dõi việc quản lý và vận hành các hệ thống này.
Đối với hệ thống điều hòa không khí:
- Giảm xâm nhập nhiệt qua kết cấu bao che:
+ Sử dụng các quạt chắn gió cửa ra vào trong trường hợp không gian thường xuyên mở (như các nhà hàng, phòng họp, gian hàng tầng trệt...) .
+ Giảm ảnh hưởng của bức xạ mặt trời đến khu vực có sử dụng máy điều hòa không khí (ĐHKK) thông qua vỏ bọc công trình như:
Đối với tường bao ngoài: sử dụng vật liệu có hệ số truyền nhiệt thấp hoặc có một lớp cách nhiệt cho vách; mở rộng hành lang cũng giúp giảm bức xạ mặt trời; vách tường cần sơn màu sáng.
Đối với mái nhà: Mái nên sử dụng mái đôi hoặc cách sử dụng vật liệu cách nhiệt cho mái (đặc biệt đối với mái tôn); Mái tôn bị oxy hóa lâu ngày nên được làm sạch để giảm bức xạ mặt trời. Bố trí hồ bơi trên sân thượng hoặc hệ
Chương III: Đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng và quản lý năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại các tòa nhà, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành Phố Hà Nội
thống nước nóng bằng năng lượng mặt trời cũng giảm được sự xâm nhậm nhiệt này.
Đối với cửa sổ: Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào ô cửa kính; sử dụng các màn che có màu sáng hoặc các ô vang che bên ngoài cửa sổ.
+ Quanh tòa nhà nên bố trí nhiều cây xanh.
- Bảo trì bảo dưỡng các máy ĐHKK nhằm tăng hiệu quả trao đổi nhiệt, từ đó làm tăng hiệu suất của máy.
- Chú ý đến việc bố trí dàn ngưng các máy ĐHKK: Cần tránh luồng gió mạnh và ánh nắng chiếu vào vỏ bao che các dàn ngưng nhằm tạo điều kiện giải nhiệt tốt hơn cho máy từ đó giúp tăng hiệu suất máy. Một số giải pháp có thể xem xét như: Di chuyển các dàn nóng này đến vị trí thoáng mát, nhiều cây cối không bị ảnh hưởng bức xạ mặt trời. Giải pháp này đòi hỏi phải có không gian đặt phù hợp và yêu cầu không quá xa dàn lạnh (chiều dài nên dưới 15m).
Trong trường hợp không thể dời dàn ngưng có thể lắp thêm mái che cho số dàn ngưng này.
- Bố trí dàn lạnh: Vị trí đặt dàn lạnh tốt nhất là đối diện với cửa ra vào nhằm giảm ảnh hưởng trực tiếp của không khí nóng bên ngoài hoặc thất thóat lạnh trực tiếp ra cửa
- Sử dụng (vận hành, cài đặt nhiệt độ các máy ĐHKK): Việc sử dụng vận hành máy hợp lý chủ yếu là công tác cài đặt nhiệt độ máy hay chính là điều chỉnh nhiệt độ không khí trong phòng vừa đạt độ tiện nghi vừa không quá thấp so với nhiệt độ môi trường vì khi tăng nhiệt độ cài đặt lên 1oC có thể tiết kiệm 2-3% năng lượng tiêu thụ cho máy ĐHKK. Đối với điều kiện khí hậu tại nước ta mức nhiệt độ cài đặt (nhiệt độ không khí trong phòng) khuyến cáo duy trì ở mức 24-260C. Việc này không những giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho máy mà vẫn đảm bảo nhu cầu ĐHKK.
- Đầu tư nâng cấp hệ thống ĐHKK:
+ Đối với bơm nước lạnh: Lắp biến tần điều khiển công suất bơm phù hợp với áp suất đường ống nước lạnh.
+ Đối với bơm nước giải nhiệt: Lắp bộ khởi động mềm nhằm tăng hiệu quả khi động cơ khởi động.
+ Đối với tháp giải nhiệt: Lắp biến tần điều khiển công suất quạt theo nhiệt độ nước giải nhiệt ở đầu vào.
Chương III: Đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng và quản lý năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tại các tòa nhà, trung tâm thương mại trên địa bàn Thành Phố Hà Nội
Các biện pháp này đang được sử dụng khá phổ biến tại các tòa nhà:
TTTM Vincom, Tòa nhà Tungshing Squre, Tràng Tiền Plaza,....
- Đầu tư thay thế máy ĐHKK, thay thế các máy ĐHKK hiệu suất thấp bằng các máy hiệu suất cao hơn khi có nhu cầu thay thế máy cũ.
Trong điều kiện đó, người sử dụng nên cân nhắc, chọn mua loại máy lạnh có các chức năng giúp máy vận hành hiệu quả mà tiết kiệm điện như chức năng econo, chức năng nén biến tần hay loại máy lạnh có sử dụng mắt thần thông minh… Các tòa nhà, khách sạn sử dụng các máy lạnh rời (không tiết kiệm năng lượng và khó quản lý hệ thống làm lạnh) nên thiết lập một dự án thay thế hệ thống máy lạnh từng chiếc riêng lẻ bằng các máy lạnh tập trung, thẩm mỹ nhưng giúp tiết kiệm điện năng và có khả năng thu hồi vốn nhanh chóng.
Đối với Hệ thống chiếu sáng:
- Thay thế toàn bộ đèn đốt bằng các loại bóng compact có hiệu suất cao tiết kiệm năng lượng đồng bộ với việc thay thế chấn lưu điện tử hoặc chấn lưu điện từ tổn hao thấp, tiết kiệm 40-70% điện năng tiêu thụ.
+ Thay thế toàn bộ đèn đốt tim 40W bằng đèn compact dạng nến 7W và đèn đốt tim 25W bằng đèn compact 5W. Đồng thời cũng thay thế đèn halogen 50W bằng đèn compact 18W. Bên cạnh việc tiết kiệm năng lượng do bóng đèn có công suất thấp hơn, thì việc thay bóng này cũng góp phần làm giảm công suất họat động của các máy ĐHKK do bóng đèn đốt tim này tỏa nhiệt cao hơn bóng đèn compact. Tuy nhiên cũng lưu ý chỉ thay đèn nến cho những đèn có vị trí thấy phần bóng, còn những đèn không thấy bóng thì chỉ cần thay đèn compact thường, nhằm giảm đáng kể chi phí đầu tư. Bên cạnh việc tiết kiệm năng lượng do bóng đèn có công suất thấp hơn, thì việc thay bóng này cũng góp phần làm giảm công suất họat động của các máy ĐHKK do bóng đèn đốt tỏa nhiệt cao hơn bóng đèn compact.
+ Thay các đèn cao áp 150W bằng đèn metal halide 70W (cùng màu với màu sắc tỏa ra của bóng hiện hữu). Đèn cao áp 300W bằng đèn cao áp metal halide 150W (ánh sáng trắng).
+ Hạn chế sử dụng các đèn cao áp 250W tại các shop bán hàng và giảm một bóng ở giữa đối với phòng có sử dụng bộ đèn 3 bóng.
+ Lắp chóa đèn mới cho các đèn chưa có chóa, thay các chóa đèn hiện hữu không hiệu quả bằng các chóa paragon.
- Tiến hành vệ sinh đèn và chóa nhằm tăng hiệu quả sử dụng của chiếu sáng hoặc thay thế bóng và chóa khi chóa đèn quá mờ và bóng đèn hết thời hạn sử dụng.