Tổng kết 5 năm ( 1994 – 1999) công tác ĐTM theo quy định của luật BVMT và nghị định 175/CP Cục môi trường – Bộ KHCN&MT đã có đánh giá về thành tựu và hạn chế về ĐTM ở Việt Nam trong giai đọan này như sau:
1.5.1.1 Một số kết quả nổi bậc đã đạt được:
Thi hành điều 17 Luật BVMT và nghị định 175/CP, hầu hết các cơ sở đã nộp bảng kê khai về hoạt động sản xuất và các nguồn thải, đồng thời lập báo cáo ĐTM để thẩm định. Cho tới nay đã có hơn 69.625 bảng kê khai và 1.730 báo cáo ĐTM thẩm định.
Tông qua công tác thẩm định ĐTM, hầu hết các tỉnh đã chỉ đạo các cơ sở xây dựng phương án cải tạo môi trường, đặt biệt Tp. HCM đã tổ chức rất tốt công tác này.
Thi hành điều 18 Luật BVMT năm 1993 và nghị định 175/CP ngày 18/10/1994, Bộ KHCN&MT đã ban hành nhiều thông tư và luôn luôn cải tiến để phù hợp với tình hình mới và chủ trương của nhà nước trong từng giai đọan.715Mtg(1995), 1100/TT-MTg( 1997) 490/TT- Bộ KHCN&MT 1998.
Ngoài việc tham gia soạn thảo, ban hành các văn bản pháp lý trong lĩnh vực
biến và hỗ trợ đắc lực cho các cơ sở KHCN&MT các tỉnh thành trên cả nước.
Đến tháng 6/1999 đã có 4.033 báo cáo ĐTM được thẩm định, 350 bảng đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
Bộ KHCN&MT đã tổ chức thẩm định 515 báo cáo ĐTM và nhận xét về môi trường của 1.442 hồ sơ của dự án đầu tư. Thông qua việc thẩm định báo cáo ĐTM, hầu hết các dự án đã được giải trình các phương án xử lý chất thải và cam kết đảm bảo kinh phí đầu tư xây dựng, vận hành công trình và thực hiện chương trình giám sát môi trường. Đồng thời, có một số trường hợp phải thay thế công nghệ sản xuất, thay nguyên nhiên liệu thậm chí không chấp nhận cấp phép đầu tư.
Từ khi Luật BVMT có hiệu lực, công tác thẩm định ĐTM là một trong những nội dung được triển khai một cách sôi động nhất tại cấp Trung Ương và địa phương, góp phần khẳng định được vị thế và vai trò quản lý nhà nứơc về bảo vệ môi trường các cấp.
Bộ KHCN&MT đã tổ chức hội đồng thẩm định và nghiên cứu xây dựng báo cáo giải trình các vấn đề môi trường.
Bộ KHCN&MT đang hòan thiện quy trình thẩm định môi trường của các công trình quan trọng phải trình lên Quốc Hội thẩm định.
1.5.1.2 Những tồn tại cần được khắc phục:
Công tác ĐTM chưa thực sự được khâu là coi đi trước trong quá trình xem xét và phê duyệt các dự án đầu tư. Tình trạng ĐTM đi sau khâu phê duyệt dự án vẫn là phổ biến. Điều đó hòan tòan trái với phương pháp luận về ĐTM và đã gây không ít khó khăn cho việc thực hiện khâu ĐTM, nhất là khi địa điểm thực hiện dự án có những vấn đề gay cấn về môi trường.
Hệ thống các tiêu chuẩn môi trường phục vụ cho công tác ĐTM còn chưa hòan chỉnh, chưa đáp ứng đầy đủ cho khâu xây dựng và thẩm định báo cáo ĐTM.
Vẫn còn tình trạng nhiều dự án không làm ĐTM, nhưng vẫn được phê duyệt.
Điều đó, một mặt phản ánh tình trạng chưa cọi trọng ĐTM ở các khâu liên ngành đến việc xây dựng và phê duyệt dự án, cơ quan môi trường liên quan. Đây là tình trạng vi phạm pháp luật cần được khắc phục.
Chưa có căn cứ để quy định cụ thể kinh phí cho khâu ĐTM. Do vậy, các dự án đầu tư hầu hết không xác định khỏan chi phí cho ĐTM khi xây dựng dự án.
Các cơ sở hoạt động.So với yêu cầu, lực lựơng và trình độ đội ngũ cán bộ làm ĐTM còn rất mỏng và yếu, cần được tăng cường.
1.5.2 Giai đọan 2 ( 1999 – nay)
Từ năm 1999 đến nay tình hình thực hiện ĐTM ở Việt Nam thực sự đã có những cải tiến rõ rệt. Không chỉ đã khắc phục được những hạn chế chưa đạt được ở giai đọan 1, mà công tác thi hành ĐTM có những bước hòan thiện đáng kể:
Việc thực hiện nghị định 175/CP ngày 18.10.1994 trong bộ luật BVMT ( 10.01.1994) của chính phủ về việc quy định thực hiện ĐTM đã được thay thế bởi nghị định 80/CP ( 09.08.2006) trong bộ luật BVMT 29.11.2005 của chính phủ đã bổ sung chi tíêt và đầy đủ hơn, đặc biệt quy định chi tiết có những yêu cầu pháp lý cụ thể về sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập và giám sát ĐTM, điều này rất có ý nghĩa vừa đảm bảo quyền lợi của người dânvừa tạo nên sự giải hòa giữa dự án và dân chúng. Cải thiện hiệu quả chương trình quản lý môi trường, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, giảm thiểu rủi ro.