Tải lượng khí thải công nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường xây dựng dự án CCN caric (Trang 56 - 63)

4.3 Đánh giá tác động của khí thải tới môi trường

4.3.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm của khí thải

4.3.2.1 Tải lượng khí thải công nghiệp

Hệ số ô nhiễm bụi và khí độc hại thải từ các khu CN tập trung được sử dụng ở đây theo báo cáo tổng hợp "Nghiên cứu các giải pháp đảm bảo môi trường tại các khu đô thị và KCN trọng điểm ở TP. Hồ Chí Minh" được rút ra từ điều tra cụ thể tại 64 nhà máy đang hoạt động tại khu CN Biên Hoà I (đặc trưng cho loại CN ô nhiễm) và 82 nhà máy đang hoạt động tại khu CN Biên Hoà II (đặc trưng cho loại CN hiện đại, ít ô nhiễm), 15 nhà máy đang hoạt động tại khu chế xuất Linh Trung và 108 nhà máy đang hoạt động tại khu chế xuất Tân Thuận và kết hợp với số liệu khảo sát thực tế trong nhiều lần, nhiều năm ở các khu CN phía Bắc, hệ số ô nhiễm cho từng loại hình CN ở các khu CN như trong bảng sau.

Bảng 4. 7: Hệ số ô nhiễm do khí thải từ các KCN.

Stt Loại hình sản xuất

Hệ số ô nhiễm khí thải bình quân (kg/ha/ngày.đêm)

Bụi SO2 SO3 NOX CO THC

01 Loại K1 9,91 250 3,49 4,19 2,18 1,53

02 Loại K2 7,21 148,54 2,24 28,7 1,88 1,14

03 Loại K3 6,18 86,97 1,85 9,47 2,24 0,92

04 Loại K4 5,3 27,7 0,16 11,3 1,98 -

Trung bình 7,15 128,3 1,94 13,42 2,07 0,9

Nguồn: Đề tài KHCN.07.11, 1998.

Ghi chú:

- Loại K1: ứng với CN nặng + nhẹ hỗn hợp, (trong đó CN nặng có loại hình hoá chất, VLXD, năng lượng, luyện kim, ... chiếm đa số);

- Loại K2: ứng với CN nặng + nhẹ hỗn hợp, (trong đó CN nặng có loại hình VLXD, hoặc hoá chất hoặc luyện kim, CN nhẹ như cơ khí, chế biến thực phẩm chiếm đa số);

- Loại K3: ứng với CN nhẹ, (trong đó CN nhẹ có loại hình như cơ khí, chế biến thực phẩm chiếm đa số);

- Loại K4: ứng với CN nhẹ, (trong đó CN nhẹ có loại hình như dệt may, điện tử và CN nhẹ chất lượng cao chiếm đa số).

Tính toán mức độ ô nhiễm từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp trong Dự án.

Dựa vào hệ số ô nhiễm trung bình ở bảng trên, diện tích đất trong Dự án dùng vào hoạt động sản xuất có thể dự báo tải lượng ô nhiễm không khí trung bình trong Dự án như trong bảng sau.

Bảng4.8: Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí trung bình của Dự án.

Stt Nội dung tính toán

Tổng tải lượng ô nhiễm dự báo (kg/ngày.đêm)

Bụi SO2 SO3 NOX CO THC

01 Hệ số ô nhiễm bình quân (kg/ha/ngày đêm)

7,15 128,3 1,94 13,42 2,07 0,9

02 Diện tích tính toán là 396,36 ha (là diện tích dành cho xây dựng các nhà máy xí nghiệp của Dự án)

2.833,9 50.852, 9

768,9 5.319 820, 5

356,7

Tải lượng bụi, khí thải phát sinh tại các hoạt động sản xuất của các nhà máy,

xí nghiệp trong dự án:

- Bụi, khí thải phát sinh tại các nhà máy điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông: Đối với các nhà máy này, các chất ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi, khói hàn,…Nhìn chung, tải lượng bụi, khí thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất cúa các nhà máy này không lớn.

- Bụi, khí thải phát sinh tại các nhà máy cơ khí chế tạo: Đối với các nhà máy chế tạo thiết bị cơ khí, thì tải lượng bụi, khí thải phát sinh chủ yếu trong các công đoạn gia công (cắt, mài, uốn,…) và xi mạ các chi tiết kim loại. Tuy nhiên, tương tự như tại các nhà máy đóng, sửa chữa tàu, các hoạt động gia công và xi mạ các chi tiết kim loại cũng được thực hiện trong các dây chuyền, phân xưởng kín và qua xử lý bụi, khí thải, nên tải lượng bụi, khí thải phát sinh là rất ít, không đáng kể. Ví dụ, dựa trên các hệ số phát thải bụi do WHO thiết lập cho hoạt động uốn ống thép được xử lý bằng lọc bụi túi vải (f = 0,1 kg/tấn), có thể ước tính sơ bộ tải lượng bụi phát sinh trong chế tạo các loại ống thép = 16,7 kg/ngày.

Bảng 4.9: Hệ số ô nhiễm của công đoạn hàn hoặc cắt kim loại bằng hơi (g/Fe2O3/lít oxy)

Loại hơi hàn Chiều dày tấm kim loại Hệ số ô nhiễm Axetylen

Propan

< 5mm

> 5mm

< 5mm 5 ÷ 20

> 20 mm

3 5 2 3 4

(Nguồn: Đề tài cấp nhà nước KT- 02-04“Nghiên cứu xây dựng một số quy trình công nghệ điển hình để xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường tại một số cơ sở công

Bảng 4.10: Hệ số ô nhiễm của công đoạn hàn điện sắt thép (mg/01 que hàn)

Các chất gây ô nhiễm

Đường kính que hàn

2,5 3,25 4 5 6

Khói hàn CO NOx

285 10 12

508 12 20

706 25 30

1.100 35 45

1.578 503 70 (Nguồn: Đề tài cấp nhà nước KT- 02-04“Nghiên cứu xây dựng một số quy trình công nghệ điển hình để xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường tại một số cơ sở công nghiệp ở các tỉnh phía Nam” )

- Bụi, khí thải phát sinh tại các nhà máy sản xuất hàng gia dụng, mỹ phẩm:

chất ô nhiễm không khí chủ yếu của ngành này là bụi, tiếng ồn, mùi hôi dung môi,… Nhìn chung lươngj này không lớn lắm.

- Bụi, khí thải phát sinh tại các nhà máy đóng tàu thủy: Đối với các nhà máy đóng tàu thủy, tải lượng các loại chất thải gây ô nhiễm chính phụ thuộc nhiều vào công nghệ chế tạo tàu thủy áp dụng tại các nhà máy. Trong đó, bụi kim loại phát sinh chủ yếu từ các công đoạn như: vệ sinh cho các tấm tôn, thép hình bằng phương pháp phun hạt mài (bi thép) trước khi hạ liệu, cắt gia công nhiệt chi tiết và trước khi đấu đà các phân, tổng đoạn (đóng tàu mới); …Khí thải phát sinh trong công đoạn sơn, các phân và tổng đoạn, hoặc cắt hàn từ gia công, lắp rắp và đấu đà các phân, tổng đoạn (đóng tàu mới). Các nhà máy trong CCN sẽ ưu tiên công nghệ phun nước siêu cao áp. Các thông số ô nhiễm của các phương pháp làm sạch được thể hiện như sau:

Công đon Các thông s Bi SO2 NOx TOC

Làm sạch Hệ số phát thải, kg/tấn 12,7

bề mặt (phun bi thép)

Lượng bi thép, tấn/ngày

12,023 - - -

Tải lượng, kg/ngày (*) 152,694 Làm sạch

bề mặt (phun nước siêu cao áp)

Hệ số phát thải, kg/m3 0,0 Lưu lượng nước,

m3/ngày

25.204

Tải lượng, kg/ngày (*) 0,0

Sơn Hệ số phát thải, kg/m3 2,3.10-6

Lượng sơn, m3/ngày - - - 8.770.436

Tải lượng, kg/ngày 20,172

Nguồn: Trung tâm Khoa học và Công nghệ môi trường (CESAT) tập hợp từ các tài liệu, tháng 07/2009.

Như vậy, dự án sử dung ưu tiên sử dụng phương pháp phun nước siêu cao áp, thì sẽ không làm phát sinh bụi ảnh hưởng tới các khu dân cư, song phương pháp này lại sử dụng lưu lượng lớn nước sạch và đòi hỏi phải tái sử dụng phù hợp nhằm tiết kiệm tài nguyên nước. Trong trường hợp sử dụng phương pháp phun hạt mài (bi thép) và điều kiện thi công làm sạch bề mặt ở ngoài trời, thì lượng bụi có kích thước <10μm phát sinh sẽ lớn (lớn gấp 2,11lần so với đóng tàu mới) và có thể ảnh hưởng rất đáng kể tới các khu dân cư xung quanh sinh sống trong điều kiện có gió phát tán bụi đi xa, đòi hỏi phải có các biện pháp khống chế, hạn chế ô nhiễm do bụi kim loại phù hợp.

- Bụi, khí thải phát sinh tại các nhà máy chế biến thực phẩm, nông sản, thức

Bảng 4.11 : Các loại bụi, khí thải phát sinh tại các nhà máy chế biến thực phẩm, nông sản, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản

STT Loại hình sản xuất Nguồn gây ô nhiễm không khí

1 Sản xuất bánh kẹo, mì ăn liền Khí thải từ quá trình chiên nấu, chế biến: Bụi, SO2, CO, NOx, CH4

Khí thải lò hơi 2 Sản xuất đồ hộp và các sản phẩm

đông lạnh: thịt, cá, rau quả,…

Mùi hôi từ khu chuồng trại nhốt nữ gia súc: NH3, H2S,

Bụi, SO2, CO, NOx, CH4

3 Chế biến thủy, hải sản Hơi chlorine từ khâu khử trùng Hơi NH3 có thể rò rỉ từ thiết bị lạnh:

Mùi hôi tanh từ sự phân hủy nguyên liệu, bã thải:

4 Sản xuất bia, nước giải khát,… Khói thải từ lò nấu: SO2, NOx, CO,..

Hơi khí nén rò rỉ: NH3

Nguồn: Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường tập hợp, tháng 07/ 2009 Tải lượng một số chất ô nhiễm chính trong các nhà máy chế biến thực phẩm, thủy sản ở KCN Sóng Thần I, II của Bình Dương như sau:

Bảng 4.12 . Tải lượng một số chất ô nhiễm chính trong các nhà máy chế biến thực phẩm, thủy sản ở KCN Sóng Thần I, II của Bình Dương.

TT TÊN NHÀ MÁY NGÀNH NGHỀ DIỆN TÍCH (m2)

TẢI LƯỢNG ( kg/ngày.đêm )

Bụi SO2 NOx

KCN Sóng Thần I

1 Công ty TNHH CKL Sản xuất nước trái cây

6.900 0,66 15,36 2,457

2 Cty TNHH Thanh An Chế biến hải sản (mực )

5.000 - - -

KCN Sóng Thần II

3 Cty TNHH Uni President

Chế biến thực phẩm 95.428 283 62,4 9,984

4 Cty TNHH Đại Phát Chế biến thực phẩm 6.192 26,8 25,920 4,147 Nguồn : Sở KHCN&MT Bình Dương (cũ) và Dự án bảo vệ môi trường Việt Nam

- Canada (VCEP)

- Bụi, khí thải phát sinh tại các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng: Đối với các nhà máy sản xuất vật liệu xâu dựng (sản xuất xi măng, nghiềm Clinke sản xuất xi măng,…) thì tải lượng bụi, khí thải phát sinh chủ yếu là bụi, SO2, CO, NOx, …

Theo đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tải lượng ô nhiễm trong quá trình sản xuất xi măng được nêu trong bảng sau :

Bảng 4.13: Tải lượng ô nhiễm trong quá trình sản xuất xi măng

Các hoạt động sản xuất Hệ số ô nhiễm (kg/tấn clinker)

Tải lượng ô nhiễm (tấn/năm)

Dự trữ clinker trong silô 0,12 14,94

Dự trữ puzzolan, thạch cao 0,14 17,43

Vận chuyển clinker, phụ gia 0,075 9,34

Đập phụ gia, thạch cao 0,02 2,49

Nghiền phối liệu 0,05 6,22

Đóng bao xi măng 0,01 1,24

Vận chuyển xi măng 0,01 1,24

Tổng cộng 52,91

Ghi chú : Nguyên liệu clinker là 124.500 tấn/năm.

Tải lượng bụi thải ra từ tất cả các nguồn trong quá trình sản xuất xi măng được ước tính theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới là 52,91 tấn/năm.

Như vậy, trong quá trình hoạt đông, các nhà máy này sẽ trang bị đầy đủ thiết bị khống chế và giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải để xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường xây dựng dự án CCN caric (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)