Tác động đến môi trường không khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường xây dựng dự án CCN caric (Trang 48 - 52)

4.2 Phân tích đánh giá tác động môi trường giai đoạn xây dựng

4.2.2 Tác động đến môi trường không khí

Các tác động đến môi trường trong quá trình thi công cơ sở hạ tầng CCN được trình bày như sau:

4.2.2.1 Ô nhiễm trong quá trình vận chuyển, san lắp mặt bằng

Khu vực dự án cóa địa hình tương đối bằng phẳng, nhưng thấp. Do đó, không phải san lắp nhiều khi thi công cơ sở hạ tầng. Dự kiến khối lượng đất đào đắp là 17.321.584 m3.

Ô nhiễm do bụi đất đá phát sinh do khâu vận chuyển, san lấp mặt bằng, có thể gây tác động lên người công nhân trực tiếp thi công và lên môi trường xung

Với quãng đường vận chuyển trung bình là 3km/ 1 lượt.

Ô nhiễm bụi trong quá trình vận chuyển nguyên liệu sẽ ảnh hưởng trên diện rộng. mức độ ô nhiễm bụi gây ra đối với môi trường nhiều hay ít tùy thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, và tuyến vận chuyển. Đặc biệt, khi trời nắng gió to thì bụi lơ lững sẽ phát tán mạnh vào không khí.

Ô nhiễm bụi sẽ ảnh hường chủ yế đến sức khỏe của công nhân trực tiếp thi công xây dựng và dân cư khu vực. Một số loại bệnh mắc phải như bệnh đường hô hấp ( mũi, họng, khí quản, phế quản,…), các loại bệnh về mắt, đường tiêu hóa,…đối với cộng đồng dân cư bên ngoài khuôn viên dự án, ô nhiễm bụi do thi công thường chịu ảnh hưởng tới khu vực cuối hướng gó chủ đạo.Tính chất tác động cũng giống như trên nhưng mức độ tác động không cao do cự ly phát tán bụi khá xa và nguồn phát tán được che chắn.

4.2.2.2 Ô nhiễm do khí thải giao thong trong giai đoạn xây dựng

Dự án sẽ sử dụng loại ô tô 10 tấn và nguyên liệu sử dụng là dầu DO với hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,5% để vận chuyển cát san lấp mặt bằng.

Theo đánh giá của Tổ Chức Y tế Thế Giới đối với loại xe sử dụng dầu DO có công suất 3,5 – 16 tấn, có thể ước tính tổng lượng khí thải sinh ra do hoạt động san lấp toàn bộ CCN như sau:

Bảng 4.4: Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, chất thải trong Dự án

Stt Chất ô nhiễm

Hệ số ô nhiễm (kg/1.000 km)

Tổng chiều dài tính toán (1.000 km)

Tổng tải lượng (kg/thời gian thi công)

Tải lượng trung bình ngày

(kg/ngày)

01 Bụi 0,9 6.988 6.289,2 34,94

02 SO2 4,15 S 6.988 14.500,1 80,55

03 NOx 14,4 6.988 100.627,2 559,04

04 CO 2,9 6.988 20.265,2 112,58

05 THC 0,8 6.988 5.590,4 31,06

Ghi chú :

S là hàm lượng lưu huỳnh (%) trong dầu DO, với S = 0,5;

Thời gian thi công là 180 ngày.

Ngoài những tác động nêu trên, sự gia tăng mật độ xe trong một thời gian ngắn sẽ làm tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thong trong khu vực dự án, gây bụi, ồn trên đường vận chuyển, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân dọc theo tuyến đường vận chuyển.

4.2.2.3 Ô nhiễm không khí trong quá trình xay dựng cơ sở hạ tầng

Hiện tại, Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra số liệu về tải lượng ô nhiễm không khí trong các hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, trong thực tế mức độ gây ô nhiễm đến môi trường không khí (đặc biệt là bụi) từ các công trình xây dựng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, cũng như phương pháp thi công. Các biện pháp thi công quen thuộc và đơn giản sẽ gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường không khí, trong khi biện pháp thi công mới có sử dụng lưới lỗ nhỏ bao che các bên ngoài công trình xây dựng và phủ bạc cho các phương tiện vận chuyển cơ giới sẽ làm giảm thiểu sự ô nhiễm xuống mức độ có thể chấp nhận.

Nhìn chung, do quá trình xây dựng CCN diễn ra làm nhiều giai đoạn theo kiểu cuốn chiếu, cho nên các tác động đến môi trường không khí trong giai đoạn này là không lớn, chỉ mang tính thời điểm tạm thời và sẽ chấm dứt khi CCN đi vào hoạt động.

4.2.2.4 Ô nhiễm tiếng ồn và chấn động

Bên cạnh nguồn ô nhiễm bụi và khói thải do hoạt động đào đắp đất thì việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như cần trục, cần cẩu, xe ủi, khoan, trộn bê tong, máy phát điện,… cũng gây ô nhiễm tiếng ồn và chấn động khá lớn.

Dự báo mức ồn sinh từ thiết bị công trình được thể hiện trong bảng sau :

Bảng 4.5: Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công trên công trường

Stt Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn ồn 15 m

01 Máy ủi 93,0

02 Máy khoan đá 87,0

03 Máy đầm nén (xe lu) 72,0 - 74,0 04 Máy xúc gầu trước 72,0 - 84,0

05 Gầu ngược 72,0 - 93,0

06 Máy kéo 77,0 - 96,0

07 Máy cạp đất 80,0 - 93,0

09 Máy lát đường 87,0 - 88,5

10 Xe tải 82,0 - 94,0

11 Máy trộn bê tông 75,0 - 88,0

12 Bơm bê tông 80,0 - 83,0

13 Máy đập bê tông 85,0

Stt Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn ồn 15 m

14 Cần trục di động 76,0 - 87,0

15 Máy phát điện 72,0 - 82,5

16 Máy nén 75,0 - 87,0

17 Búa chèn và máy khoan đá 81,0 - 98,0

18 Máy đóng cọc 95,0 - 106,0

Nguồn: Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường tập hợp từ các tài liệu Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn thải. Đối tượng chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn khi thi công là công nhân trực tiếp vận hành.

Mức độ tác động phân làm 3 cấp đối với đối tượng chịu tác động như sau:

Nặng: công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng cự ly gần, trong vùng bán kính < 50m.

Trung bình: Tất cả các đối tượng chịu tác động trong khoảng bán kính từ 50- 400m.

Nhẹ: Người đi đường và vật nuôi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường xây dựng dự án CCN caric (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)