4.4 Đánh giá tác động của nước thải tới môi trường
4.4.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải và nước mưa chảy tràn
4.4.2.1 Nước thải sản xuất
Để đánh giá cũng như định tính và định lượng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất của dự án, chúng tôi sẽ sử dụng 2 phương pháp:
Phương pháp đánh giá theo nồng độ trung bình trong nước thải sản xuất của cả CCN dựa trên các hệ số phát thải của các KCN/CCN có đặc thù gần giống với dự án.
Phương pháp đánh giá theo cách phân tích, đánh giá riêng từng cụm ngành đặc trưng của dự án.
Để tính toán, dự báo được tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của Dự án khi lấp đầy, trước hết phải xây dựng hệ số ô nhiễm nước thải (kg/ha) dựa vào các số liệu quan trắc thực tế tại các KCN đang hoạt động. Trên cơ sở hệ số ô nhiễm nước thải trung bình và diện tích đất quy hoạch Dự án có thể tính được tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của Dự án.
Hiện nay, do chưa có số liệu quan trắc tại các K/CCN trên địa bàn tỉnh Long An nên chúng tôi tham khảo kết quả quan trắc của Sở TN&MT Bình Dương tại các cống xả của các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cho thấy lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của các K/CCN này được đưa ra trong bảng sau.
Bảng 4.16: Lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong các K/CCN tỉnh Bình Dương
Stt Vị trí
Lưu lượng (m3/ng.đ )
Nồng độ ô nhiễm trung bình (mg/l) BOD5 COD SS N P
01 KCN Việt Nam – Singapore 4.500 32 61 24 3,0 0,3
02 KCN Việt Hương 730 18 82 43 3,3 3,2
03 KCN Đồng An 1.300 22 87 42 4,0 5,1
04 KCN Sóng Thần I & II 5.200 33 83 47 7,5 2,0
Nguồn : Báo cáo quan trắc môi trường của Sở TN&MT Bình Dương
Dựa trên số liệu quan trắc về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải các K/CCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương có thể ước tính tải lượng của các chất ô nhiễm cho Dự án. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của các K/CCN đang hoạt động hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương được nêu tóm tắt trong bảng sau.
Bảng4.17: Tải lượng các chất ô nhiễm của nước thải trong K/CCN
Stt Khu công nghiệp
Tải lượng ô nhiễm trung bình (kg/ngày.đêm )
BOD5 COD SS N P
01 KCN Việt Nam – Singapore 144 276 108 13,5 1,4
02 KCN Việt Hương 13 60 31 2,4 2,3
03 KCN Đồng An 29 113 54 5,2 6,6
04 KCN Sóng Thần I & II 174 434 244 39 10,4 Trên cơ sở các số liệu quan trắc về nước thải và tình hình đầu tư của các K/CCN, chúng tôi tính toán hệ số phát thải về nước thải trung bình của các
K/CCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo bảng sau:
Bảng 4.18: Hệ số phát thải về nước thải trung bình của các K/CCN
Stt Khu công nghiệp Hệ số tải lượng (kg/ha.ngày.đêm )
BOD5 COD SS N P
01 KCN VN – Singapore (500 ha) 0,8 1,53 0,6 0,075 0,008 02 KCN Việt Hương (45,62 ha) 0,54 2,48 1,3 0,099 0,095 03 KCN Đồng An (132,3 ha) 0,26 1.01 0,48 0,046 0,058 04 KCN Sóng Thần I & II (499,76 ha) 0,23 0,57 0,32 0,051 0,014
Trung bình 0,46 1,4 0,68 0,068 0,044
Ghi chú : Tính cho tỷ lệ lấp đầy tương ứng các KCN (1),(2),(3),(4) là 36%, 53%, 85%, 82%
So với một số KCN khác trong khu vực như KCN Biên Hòa I & II, KCX Tân Thuận … thì hệ số ô nhiễm nước thải của các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương thấp hơn nhiều. Điều này cũng hợp lý vì các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Cụm công nghiệp và Cảng nước sâu thuộc các ngành nghề ít tạo ra nước thải như ngành cơ khí, may mặc, giày da, chế biến gỗ và điện tử. Số doanh nghiệp có ngành nghề tạo ra nhiều nước thải trong quá trình hoạt động rất nhỏ khoảng 6 - 8%. Ngoài ra tỉ lệ đất công nghiệp dùng làm kho tàng cũng chiếm diện tích khá lớn khoảng 10 - 20%.
Căn cứ vào hệ số ô nhiễm nước thải Dự án có thể ước tính tải lượng ô nhiễm sinh ra tại Dự án khi được lấp đầy theo bảng sau.
Bảng 4.19: Tải lượng nước thải trung bình của Dự án khi được lấp đầy
Tên Dự án Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày.đêm ) Cụm công nghiệp
và Cảng nước sâu
BOD5 COD SS N P
182,33 554,90 269,52 26,95 17,44