CCN Caric sẽ thu hút các ngành nghề sản xuất ít hoặc không gây ô nhiễm môi trường vào đầu các dự án đầu tư vào KCN sẽ đảm bảo tuân thủ các quy định về BVMT của nhà nước, xử lý các loại chất thải phát sinh đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. ( TCVN 1995, TCVN 2001, và các quy định hiện hành khác).
Với tổng diện tích 746,62 ha. Cơ cấu sản phẩm và loại hình sản xuất các ngành công nghiệp đầu tư vào CCN dự kiến bao gồm:
Sản xuất, lắp ráp thiết bị điện tử, viễn thông.
Dự án về năng lượng.
Sản xuất vật liệu xây dựng.
Cơ khí phục vụ công nghiệp, nông nghiệp.
Chế biến lương thực, thực phẩm, trái cây.
Sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm.
Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản.
Một số ngành sản xuất không gây ô nhiễm môi trường.
Tóm lại:
CCN Caric là CCN đa dạng, tập trung nhiều ngành nghề khác nhau nhưng không phải là những nghề gây ô nhiễm nghiêm trọng, trong thành phần chất thải mang tính chất đồng nhất, dễ xử lý. Tuy nhiên, việc lập báo cáo ĐTM cho CCN là rất cần thiết nhằm kiểm soát những sự cố của CCN tới môi trường xung quanh.
2.3.2 Quy hoạch tổng thể CCN:
2.3.2.1 Quy hoạch sử dụng đất:
Bảng 2. 1: Bảng cân bằng sử dụng đất theo phương án chọn
Stt Loại đất
Ranh toàn khu
Quy hoạch giai đoạn I
Giai đoạn II
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%) Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%) Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
1 Nhà máy,
kho tàng 524,78 70,29 351,39 71,71 173,39 67,57
2 Các khu
kỹ thuật 10,57 1,42 10,57 2,16
3 Công trình hành chính, dịch vụ
12,70 1,70 7,00 1,43 5,70 2,22
4 Đất giao
thông 97,20 13,02 63,82 13,02 33,38 13,01
5 Đất cây
xanh 101,37 13,58 57,22 11,68 44,15 17,20
Tổng cộng 746,62 100 490 100 256,62 100
Nguồn: Thuyết minh quy họach chi tiết Cụm công nghiệp và Cảng nước sâu, tháng 03/2009.
2.3.2.2 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
1. San nền:
San nền là hạng mục đầu tiên trong công tác chuẩn bị kỹ thuật cho khu đất.Thiết kế san nền phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tận dụng địa hình tự nhiên, khối lượng đào đắp ít.
Thoát nước dễ dàng.
Thuận lợi cho việc bố trí các công trình kiến trúc.
Phù hợp với độ cao quy hoạch chung.
Toàn bộ khu vực quy hoạch thiết kế tôn nền thấp hơn mặt đường tỉnh 826B hoàn chỉnh là 0,1m. Đảm bảo các độ dốc thoát về sông Vàm Cỏ.
Cao độ đường tỉnh 826B : +2,2 m (cao độ quốc gia).
Cao độ hiện trạng bình quân : + 0,5 m.
Chiều cao san lấp bình quân : 1,6 m.
Khối lượng đất đắp : 11.945.920 m3.
San nền chủ yếu bằng cát, riêng khu vực trồng cây xanh lấp bằng đất. Cát chủ yếu được vận chuyển từ các tỉnh miền tây về như Bến Tre, Tiền Giang….Theo tính toán của chủ đầu tư thì nguồn cung cấp cát trong khu vực là dồi dào, đảm bảo nhu cầu san lấp của dự án
2. Cấp nước
a. Nguồn cấp nước
Nguồn cung cấp nước sạch cho CCN là từ nguồn nước bằng giếng khoan và xử lý cục bộ với công suất 5.000m3/ ngay.
Nguồn cấp nước trong tương lai của dự án sẽ lấy từ hệ thống cấp nước của Tỉnh. Hiện tại theo quy hoạch đã có một số dự án cấp nước sạch đang được triển khai ở khu vực này.
Nhu cầu dùng nước chữa cháy với lưu lượng 15l/s trong 7 giờ.
Bố trí trụ cấp nước chữa cháy, khoảng cách từ 120 m đến 150 m.
b. Mạng lưới cấp nước
Nước được bơm từ các giếng khoan lên, và được xử lý cục bộ, đồng thời được xây dựng đài cấp nước với dung tích 1000 m3 để điều hòa lưu lượng, và chiều cao khỏang 30m.
c. Tiêu chuẩn nước dung
Theo TCXDVN 33:2006, tiêu chuẩn cấp nước cho khu công nghiệp dự kiến như sau:
Nước cấp cho các xí nghiệp công nghiệp là 40 m3/ha Nước cấp cho công trình dịch vụ là 15 m3/ha
Nước tưới cây : 5 m3/ha Nước rửa đường : 1,5 m3/ha.
Hệ số dùng nước không điều hòa ngày: Kngày = 1,2 và Kgiờ =1,5 Công suất trạm bơm phát vào mạng lưới là
48 , 391 . 26 2 , 1 9 , 992 . 1
2
Q K
Qml r m3/ngày
Nước rò rỉ và dự phòng là 26.391,48 – 21.992,90 = 4.398,58 m3/ngày Tổng nhu cầu dùng nước : Qtb ngày = 26.391,48 m3/ngày đêm
Lấy tròn : 26.500 m3/ngày đêm.
3. Thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước mưa riêng với hệ thống thoát nước thải, nguồn tiếp nhận nước mưa, nước thải là sông Vàm Cỏ.
Nước mưa được thu vào cống bố trí dọc theo vỉa hè với đường kính ống từ D600 đến D1.200
Hệ thống thoát nước ngoài khu vực quy hoạch: sử dụng kênh thoát nước cặp phía Tây Nam khu quy hoạch thuộc xã Long Hựu Tây, và kênh thoát nước cặp đường bờ đê thuộc xã Long Hựu Đông, đảm bảo cho việc thoát nước từ các khu vực ngoài quy hoạch.
Hệ thống kênh rạch được tôn tạo, nạo vét vừa tạo cảnh quan, môi trường đồng
thời làm hệ thống thoát nước mưa rất tốt.
Chiều dài cống thoát nước mưa của dự án là 35.316 m.
4. Thoát nước thải (1). Hướng thoát nước:
Nước thải từ các nhà máy được tập trung vào khu vực xử lý ở hướng Tây Nam của CCN, sau xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 6980-2001 laọi A trước khi ra sông Rạch Cát và Vàm Cỏ.
(2). Lưu lượng thóat nước thải:
Xử lý nước thải: bố trí 3 trạm xử lý nước thải theo từng cụm riêng biệt, có công suất tương đương 22.000 m3/ngày. Nước thải được xử lý theo 2 cấp:
Cấp thứ I : Xử lý tại nhà máy phải đạt theo tiêu chuẩn của CCN đề ra trước khi xả vào mạng lưới thu gom nước thải.
Cấp thứ II : Xử lý tập trung tại trạm xử lý theo tiêu chuẩn QCVN 24:2009/
sau đó thải ra hồ điều hòa trước khi xả ra sông Vàm Cỏ.
5. Cấp điện:
Nguồn điện: lấy từ trạm 110/22KV-2x16MVA Cần Đước cặp theo đường tỉnh 826B hoặc trạm 110/22KV Tân Lập - Phước Vĩnh Đông. Chỉ tiêu cấp điện bình quân: 250 KW/ha (các nhà máy, xí nghiệp).
Do điều kiện đặc thù của CCN nên hiện tại chỉ đầu tư:
+ Chiều dài đường dây trung thế 22KV: 22.115 m.
+ Chiều dài đường dây hạ thế 0,4 KV: 29.342 m.