CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
1.5 Nghiên cứu liên quan
Với mục tiêu là đề xuất một số giải pháp về bảo vệ môi trường và sử dụng năng lượng để góp phần triển khai quy hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh thành phố Hải Phòng. Đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh của TP Hải Phòng” của ThS. Trần Anh Tuấn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như tìm hiểu tài liệu, thu thập số liệu, phân tích đánh giá số liệu, tổng hợp ý kiến chuyên gia, phân tích so sánh. Kết quả đạt được là đề tài đã đề xuất được một số giải pháp cụ thể cho 4 lĩnh vực của thành phố Hải Phòng.
+ Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp của thành phố.
+ Các giải pháp nâng cao năng lực hoạt động vận chuyển hành khách công cộng của thành phố và các giải pháp tăng cường giao thông thân thiện môi trường.
+ Các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong chiếu sáng công cộng, hoạt động của các tòa nhà văn phòng cơ quan quản lý nhà nước.
+ Các giải pháp về cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn và hoàn thiện hệ thống thoát nước cho khu vực nội thành.
Đề tài “Tăng trưởng kinh tế xanh TP Đà Nẵng” với mục tiêu là tìm ra những cơ hội và thách thức trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh. Từ đó, xây dựng quan điểm, định hướng giải pháp nhằm cải thiện tăng trưởng kinh tế xanh thành phố Đà Nẵng. Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ đạo là: phương pháp thu thập; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh; phương pháp kế thừa; phương pháp đối
Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
chiếu; phương pháp phân tích tổng hợp, chọn lọc để đưa ra được giải pháp nhằm cải thiện tăng trưởng kinh tế xanh cho TP Đà Nẵng.
Đối với đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh áp dụng thử nghiệm tại Quận 11” với mục tiêu là xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh phù hợp, khả thi với điều kiện Quận 11, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp tăng trưởng xanh Quận 11. Bằng các phương pháp: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu, phương pháp điều tra khảo sát thông tin, phương pháp đánh giá nhanh, phương pháp lập bảng liệt kê, phương pháp ma trận, phương pháp chuyên gia. Tác giả đã xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh phù hợp cho Quận 11 và đưa ra các giải pháp để phát triển tình hình tăng trưởng xanh ở Quận 11.
Ngoài ra, còn có các đề tài nghiên cứu:
Nghiên cứu đề xuất kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh đến năm 2020 trên địa bàn Tỉnh Tây Ninh của ThS. Nguyễn Minh Tân.
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và dự báo phát thải các khí nhà kính tại Bình Dương và đề xuất các giải pháp giảm thiểu của ThS. Lê Thanh Hải.
Nhận xét:
Qua các nghiên cứu trước ta có thể thấy được ngày nay các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đề tăng trưởng xanh hay kinh tế xanh như đề tài:
Tăng trưởng kinh tế xanh ở TP Đà Nẵng chủ yếu tập trung tìm ra các cơ hội, thách thức trong nền kinh tế của Đà Nẵng để đưa ra giải pháp nhằm phát triển theo hướng kinh tế xanh.
Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu xây dựng hế thống các tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh áp dụng thử nghiệm tại Quận 11 chủ yếu tập trung vào việc xây dựng được các hệ thống tiêu chí phù hợp với Quận 11 để có thể áp dụng thử nghiệm và đưa ra các biện pháp cải thiện.
Hoặc đề tài Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp về BVMT và tiết kiệm năng lượng nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh của TP Hải Phòng chủ yếu tập trung vào một nhóm tiêu chí nhỏ trong vấn đề xanh hóa là đề ra các giải pháp cải thiện việc tiết kiệm năng lượng ở Hải Phòng.
Nhận thấy từ các nghiên cứu trước người ta vẫn chưa tập trung nghiên cứu hay đánh giá về vấn đề xanh hóa của cộng đông dân cư mà người ta chỉ tập trung vào tăng trưởng xanh chính vì vậy đề tài: “Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, TP Hồ Chí Minh” là cần thiết để giải quyết những bài toán khó trong tương lai như việc cải thiện, hạn chế sử dụng nguồn năng lượng truyền thống và giảm mức phát thải gây ô nhiễm môi trường hiệu quả nhất có thể.
Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh