Đánh giá hiện trạng phát triển của Quận 3 theo các nhóm tiêu chí tăng trưởng

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3 TP hồ chí minh (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XANH HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẠN 3, TP. HỒ CHÍ MNH

3.2 Đánh giá hiện trạng phát triển của Quận 3 theo các nhóm tiêu chí tăng trưởng

3.2.1 Tiết kiệm năng lượng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (nhóm I)

Qua khảo sát ý kiến của các hộ dân trên địa bàn phường 6 Quận 3 cho thấy người dân có ý thức trong việc TKNL, tiết kiệm điện, nước,… trong sinh hoạt hàng ngày, chủ yếu là do phải tiêu tốn khoản chi phí lớn cho việc sử dụng điện, nước cao, nhưng thực tế thì định mức sử dụng điện, nước chủ yếu có xu hướng tăng hoặc giữ nguyên định mức sử dụng hàng tháng, không có sự thay đổi đáng kể, một phần khách quan là do yếu tố khí hậu hiện nay khá oi bức, khắc nghiệt, người dân có nhu cầu sử dụng năng lượng cao hơn, phần khác là do hộ gia đình chưa biết cách sử dụng thiết bị điện trong nhà như thế nào là tiết kiệm và có hiệu quả nhất.

Ý thức TKNL của các hộ dân chỉ dừng lại ở mức cơ bản ban đầu, có được từ các chính sách tuyên truyền TKNL của chính quyền địa phương, nhưng các thông tin phổ biến này chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền suôn, chưa xây dựng kế hoạch hướng dẫn cụ thể.

Ý thức các hộ dân trên địa bàn về định hướng phát triển TTX tương đối cao, nhưng thực tế khoảng cách từ nhận thức, hiểu biết về TTX đến các hành động triển khai, thực hiện theo định hướng TTX còn khá xa. Người dân đã có sự hiểu biết nhất định về TTX, chủ yếu thông qua các phương tiện như báo chí, internet, đài truyền hình, đài phát

Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

thanh,… nhưng để đạt mục tiêu xây dựng theo hướng xanh hóa thì chính quyền địa phương phải xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể, dựa trên Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 403/QĐ-Ttg ngày 20/3/2014. Đồng thời phải khảo sát cụ thể trên từng đối tượng hộ gia đình để xác định giải pháp, khía cạnh phù hợp với điều kiện địa bàn Quận 3 cho định hướng mục tiêu TTX đang xây dựng.

Dựa trên đánh giá của người dân về mức độ cần thiết, quan trọng của các chính sách, thông tin môi trường đã triển khai, phổ biến đến người dân, cũng góp phần vào việc định hướng giải pháp cụ thể nào sẽ được lựa chọn trong xây dựng kế hoạch hành động TTX ở Quận 3.

3.2.2 Xanh hóa lối sống và tiêu thụ bền vững (nhóm II)

Các chương trình BVMT nhằm thúc đẩy theo hướng tăng trưởng xanh

Quận 3 đã phát động và tuyên truyền vể hạn chế, cấm khai thác nước dưới đất trên địa bàn phường 6 quận 3”, qua đó kêu gọi, động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong việc bảo vệ tài nguyên nước và nước dưới đất; nâng cao nhận thức của nhân dân về tác hại của việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm và trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên nước dưới đất, góp phần thực hiện lộ trình hạn chế và cấm khai thác nước dưới đất của Ủy ban nhân dân thành phố.

Tổ chức tuyên truyền trong cộng đồng, phát động hưởng ứng các phong trào môi trường như “Tuần lễ quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường và Ngày môi trường thế giới”, “Giờ Trái Đất”,… và các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nước, treo băng rôn, pano,… tại các trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân phường, các điểm đông dân cư như chợ, siêu thị, trường học,…

Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Ủy ban nhân dân phường tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức BVMT trong các buổi họp tổ dân phố, duy trì việc tổng vệ sinh hàng tuần tại địa bàn khu dân cư, thực hiện tổng vệ sinh tại tại các khu vực trọng điểm. Lực lượng đoàn viên, thanh niên phối hợp Hội phụ nữ phường duy trì các hoạt động, tổ chức các buổi tọa đàm, vận động hội viên hạn chế sử dụng túi nylon khi mua sắm,…

Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND phường rà soát thùng rác công cộng trên các tuyến đường, sửa chữa và trang bị thêm thùng rác công cộng tại những vị trí có nhu cầu. Tăng cường công tác kiểm tra, xóa bỏ các điểm rác phát sinh không đúng quy định trên địa bàn, chốt giữ các điểm nóng hay phát sinh rác, đồng thời xử phạt nghiêm minh những hành vi gây ảnh hưởng đến giữ gìn vệ sinh chung như vứt rác, phóng uế bừa bãi, đổ nước thải ra đường,…

Quận 3 đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức BVMT rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, kết quả khảo sát cho thấy ý thức của người dân khá tốt nhưng kết quả thực tế trong việc thực hiện chưa cao như ý thức của hộ gia đình.

Nguyên nhân một phần có thể do việc tuyên truyền chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, chưa nhận được sự đồng thuận rộng rãi trong nhân dân, cách tuyên truyền mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền suông, chưa thật sự sâu sắc và phong phú để thu hút sự quan tâm của các hộ dân. Việc tuyên truyền cần đi song hành với việc xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể, hướng dẫn cách thực hiện đến từng hộ gia đình và có kiểm tra, đúc kết kinh nghiệm, rút ra những thành tựu đạt được và những vấn đề còn hạn chế cần khắc phục trong kết quả thực hiện.

Phường 6 Quận 3 là nơi đã được triển khai, xây dựng thực hiện các phương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn, tái chế, tái sử dụng chất thải, triển khai các chương trình tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững cho các hộ gia đình trên địa bàn của phường.Qua khảo sát chung hiện trạng lối sống xanh và tiêu dùng bền vững, tỷ lệ các hộ dân trên địa bàn phường 6 Quận 3 thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn, tái chế, tái sử

Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

dụng chất thải phát sinh từ cuộc sống hàng ngày như tái sử dụng nước để tưới cây, sử dụng thức ăn dư thừa làm phân ủ bón cây, sử dụng các sản phẩm xanh, sản phẩm thân thiện môi trường, hạn chế sử dụng túi ni lông khi đi mua sắm đã được tỷ lệ khá cao so với các phường khác nhưng vẫn còn một số hộ gia đình chưa thực hiện ngại thay đổi.

Các chính sách đẩy mạnh hoạt động theo hướng xanh hóa cũng được chính quyền địa phương quan tâm, triển khai thực hiện xây dựng kế hoạch. Nhưng bên cạnh đó cũng chưa có cơ sở pháp lý nào ràng buộc phải thực hiện chính sách này, không thể ràng buộc thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào, chủ yếu vẫn dựa vào ý thức, sự tự nguyện thực hiện của người dân là chính.

Từ thực trạng đó cho thấy, muốn chương trình có kết quả như mong đợi thì cần đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền kêu gọi người dân tích cực hưởng ứng, đồng thời phải tăng cường công tác hướng dẫn cụ thể cho từng hộ gia đình. Qua khảo sát thực tế, các hình thức tuyên truyền, giáo dục mà người dân có thể dễ dàng tiếp nhận là qua các băng rôn, tờ rơi, các chương trình phát thanh của Phường, tập huấn tại từng tổ dân phố... Đặc biệt lưu ý, các cách thức giáo dục tuyên truyền trên phải chú trọng đến từng hoàn cảnh, từng đối tượng hộ dân để công tác tuyên truyền, triển khai đạt được kết quả như mong đợi.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3 TP hồ chí minh (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)