CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XANH HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẠN 3, TP. HỒ CHÍ MNH
3.3 Đề xuất giải pháp để tăng mức độ xanh hóa cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
3.3.1 Đề xuất giải pháp cho nhóm I: Nhóm tiết kiệm năng lượng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
Tiết kiệm năng lượng:
- Đưa ra các chính sách tuyên truyền, treo các khẩu hiệu TKNL ở các địa điểm tập trung đông dân như (chung cư, khu dân cư, chợ,…) như: tủ lạnh luôn để ở chế độ tiết kiệm năng lượng, để máy giặt ở chế độ nước ấm hoặc nước lạnh không để ở chế độ nước nóng, thay thế các đồ gia dụng cũ hao tốn điện năng
Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
bằng các sản phẩm có dán nhãn tiết kiệm năng lượng, thường xuyên làm sạch và thay tấm lọc của hệ thống điều hòa, khuyến khích mọi người hưởng ứng giờ Trái Đất.
- Tăng mức phạt đối với việc sử dụng vượt quá mức quy định điện và nước hàng tháng.
- Đối với các hộ gia đình có mức sử dụng năng lượng (điện, nước, gas,..) nhỏ hơn hoặc bằng với mức quy định thì sẽ được tuyên dương trước các cuộc hộp tổ dân phố: sử dụng các thiết bị có dán nhãn TKNL, tắt các thiết bị điện khi ra ngoài hoặc không cần thiết, hẹn giờ máy lạnh vào buổi tối, tận dụng các nguồn năng lượng tự nhiên (gió, ánh sáng mặt trời) thay cho quạt và đèn,…
Giảm cường độ phát thải khí nhà kính:
- Sử dụng phương tiện công cộng (xe buýt) để di chuyển - Sử dụng xe đạp nếu di chuyển với cư li gần
- Tiến hành đi ghép nếu cùng tuyến đường, cự li để giảm lượng phương tiện tham gia giao thông
- Tiến hành xanh hóa tại hộ gia đình bằng cách trồng cây trên sân thượng hoặc trước và sau nhà để hấp thụ khí nhà kính, tăng thêm mỹ quan cho căn nhà, lắp các thiết bị cách nhiệt cho tường và mái để giảm chi phí năng lượng,
Thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo:
- Sử dụng các sản phẩm như: bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời, đèn ngoài trời sử dụng năng lượng mặt trời, tấm pin năng lượng mặt trời,…
- Sử dụng xăng sinh học E5 thay cho xăng truyền thống Ron-92, Ron-95: Chính phủ đã có quyết định từ ngày 31/12/2017 ngừng kinh doanh xăng Ron-92 mà thay vào đó là sử dụng xăng sinh học E5 để giảm ô nhiễm môi trường và tiết kiệm nguồn năng lượng.
Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Sử dụng lại nước mưa đã qua xử lý bằng khoa học tự chế cho sinh hoạt hằng ngày.
3.3.2 Đề xuất giải pháp cho nhóm II: Nhóm xanh hóa lối sống và tiêu thụ bền vững Xanh hóa lối sống:
- Thực hiện phân loại rác tại nguồn theo chính sách 3R (Reduce: tiết giảm, Reuse: tái sử dụng, Recycle: tái chế) tại hộ gia đình bằng cách:
❖Phân chia rác vô cơ và hữu cơ trước khi thải bỏ.
+ Rác hữu cơ tạo phân compost tại nhà để cung cấp phân bón cho cây trồng theo hướng dẫn từ cơ quan địa phương, nguồn internet.
+ Rác vô cơ, phân loại những vật có thể tái sử dụng (vỏ chai, túi ni-lông,…) để tạo ra các sản phẩm mới thân thiện với môi trường (vỏ chai dùng để trồng cây, tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ,…). Các rác thải vô cơ nguy hại (bóng đèn, bình ắc quy) phải thu gom để đúng nơi quy định.
❖Nâng cao ý thức của người dân trong việc BVMT, môi trường xã hội nói chung và cá nhân nói riêng.
+ Xã hội: Tự có ý thức dọn dẹp xung quanh nơi mình sinh sống, nhặt rác bỏ đúng nơi quy định, hỗ trợ và quyên góp tiền cho các hoạt động BVMT, phê phán và tố cáo các hành vi ảnh hưởng đến môi trường.
+ Cá nhân: Tìm hiểu các chính sách, phương pháp về BVMT được áp dụng tại hộ gia đình. Giáo dục thế hệ sau có ý thức BVMT từ nhỏ.
Tiêu dùng bền vững:
- Thay thế túi ni-lông bằng các loại túi dễ phân hủy thân thiện với môi trường như:
Hiện nay, việc sử dụng túi ni-lông rất phổ biến đặc biệt là ở các khu chợ dân sinh.
Việc sử dụng túi dễ phân hủy thay thế túi ni-lông chỉ thường thấy ở các hệ thống siêu thị, khu mua sắm,…. Để cải thiện thói quen này Chính phủ đã ra quyết
Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
582/QĐ-TTg để từng bước thay đổi việc sử dụng túi ni-lông thành túi dễ phân hủy.
Chính phủ cũng khuyến khích mọi người chuyển sang in ấn bao bì các loại túi khác thay cho túi ni-lông như: túi vải có thể đựng được nhiều đồ; mẫu mã đẹp và còn có khả năng tái sử dụng được nhiều lần hoặc cũng có thể sử dụng túi giấy vì có giá in ấn rẻ, mẫu mã đẹp, họa tiết trang trí có tính thẩm mỹ cao, có thể tái sử dụng nhiều lần.
- Sử dụng các sản phẩm xanh như: các sản phẩm, hàng hóa có dán nhãn sinh thái, nhãn TKNL, vietgap,…
- Sử dụng các nguồn thực phẩm hữu cơ hoặc thực phẩm tự trồng tại nhà.
Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh