Hiện trạng xây dựng lối sống xanh và tiêu dùng bền vững

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3 TP hồ chí minh (Trang 61 - 69)

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XANH HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẠN 3, TP. HỒ CHÍ MNH

3.1 Khảo sát hộ gia đình

3.1.3 Hiện trạng xây dựng lối sống xanh và tiêu dùng bền vững

Trong quá trình khảo sát, hiện nay các hộ gia đình đều đã có nước sạch để sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt. Ở phường 6 100% các hộ dân sử dụng nguồn nước để ăn

Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

uống, sinh hoạt là nước máy (nước thủy cục). Còn ở phường 8 đa số các hộ dân chỉ sử dụng một nguồn nước máy chiếm 95.9% và chỉ một tỷ lệ rất ít sử dụng nước ngầm (chiếm tỷ lệ chưa đến 4.1%). Theo sự đánh giá, chia sẻ của các hộ gia đình về thực trạng nguồn nước sử dụng, hiện nay các nguồn cung cấp nước có chất lượng tương đối tốt, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Một số hộ cho biết nhà có giếng ngầm nhưng rất ít khai thác hoặc giếng ngầm đã bị hư hỏng, không khai thác được nữa nhưng vẫn tiến hành trám lấp giếng. Kết quả khảo sát có 81.9% hộ dân ở phường 6 và 43.3%

các hộ dân ở phường 8 biết đến chính sách tuyên truyền, vận động người dân hạn chế khai thác nước ngầm khi đã có nguồn nước máy để sử dụng.

• Phân loại chất thải rắn

Tất cả hộ gia đình ở cả hai phường tham gia khảo sát đều có ký hợp đồng thu gom rác hàng ngày với đơn vị có chức năng thu gom, tỷ lệ này đạt 100%. Tỷ lệ các hộ dân thực hiện phân loại rác tại nguồn, ngay tại hộ gia đình ở hai phường thì có sự chệnh lệch khá lớn. Ở phường 6 tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại rác tại nguồn chiếm 91.5%

còn ở phường 8 chỉ đạt 57.7%. Trong số các hộ có thực hiện phân loại rác tại nguồn thì các hộ gia đình chủ yếu thực hiện phân loại giữa rác thực phẩm và rác vô cơ, phân loại riêng giữa CTNH và chất thải thông thường.

91.5%

56.7%

43.3%

8.5%

Có Không

Phường 6 Phường 8

Biểu đồ 3.3: Phân loại rác tại nguồn ở phường 6 và 8

Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Trong khi đó ở các nước trên thế giới như Singapore, Nhật, Đức,… vấn đề phân loại rác tại nguồn đã được họ ý thức từ rất sớm và thực hiện một cách rất hiệu quả. Ở Đức trẻ em được dạy cách phân loại rác từ rất nhỏ để nâng cao ý thức BVMT của các em.

Vấn đề phân loại rác tại nguồn ở Đức là một việc rất được quan tâm và được luật pháp áp dụng sử phạt cho các hành vi phân loại rác không đúng quy định. Ở một số thành phố có mức phạt có khi lên đến cả ngàn euro đối với hành vi phân loại rác không đúng cách.

Tại đây, rác thải không chỉ được phân loại đơn giản như ở nước ta chỉ có rác vô cơ và hữu cơ mà họ phân ra làm nhiều loại và phân loại theo màu, kể cả khi là rác tái chế:

Giấy hoặc bìa carton: cho vào thùng/túi có màu xanh dương

Thủy tinh: cho vào thùng/túi rác có màu trắng hoặc xanh lá cây. Màu trắng cho thủy tinh trong suốt, màu xanh cho thủy tinh có màu.

Rác nhựa, chai nhựa: cho vào thùng/túi có màu vàng.

Rác hữu cơ (từ thực phẩm dư thừa): cho vào thùng/túi màu nâu.

Nhờ việc phân loại rác tại nguồn nghiêm ngặt và hiệu quả như vậy nên tỷ lệ tái chế rác ở Đức gần như đứng đầu trên thế giới tỷ lệ tái chế đạt 65%, thậm chí có năm đạt 86%

(số liệu năm 2015). Với mức đạt như vậy đã đưa Đức lọt vào top những quốc gia có tỷ lệ tái chế hiệu quả nhất thế giới, vượt cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Nguyên nhân đã giúp nước Đức đạt được một thành tựu như vậy tất cả là nhờ vào hệ thống phân loại và ý thức quá tốt của người dân nơi đây.

Về hiện trạng việc thu gom CTNH để nộp cho đơn vị có chức năng xử lý ở hai phường cũng có sự khác biệt khá lớn. Ở phường 6 có 76.6% hộ gia đình còn ở phường 8 có 38.1% các hộ gia đình đã thực hiện lưu giữ riêng CTNH như pin, ắc quy, bóng đèn hư và vỏ chai đựng hóa chất nguy hại, kế đến là các vỏ hộp đựng chất nguy hại như vỏ

Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

chai thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, thuốc tẩy, dung dịch tẩy rửa,… để giao nộp cho đơn vị có chức năng thu gom và xử lý.

76.6%

61.9%

38.1%

23.4%

Có Không

Phường 6 Phường 8

Biểu đồ 3.4: Thu gom CTNH giao nộp cho đơn vị chức năng ở phường 6 và 8 Một số hộ gia đình chưa thực hiện việc phân loại rác tại nguồn là do họ chưa có ý thức về lợi ích khi thực hiện phân loại riêng các loại rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ, CTNH, và đặc biệt họ không biết chất thải nào là CTNH, hình thức lưu giữ, xử lý chúng như thế nào là hợp lý.

• Sử dụng phương tiện giao thông công cộng (xe buýt)

Theo kết quả khảo sát ở hai phường các thành viên trong hộ gia đình di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng, ở đây chủ yếu là xe buýt để đi làm, đi học,…cả hai phường có tỷ lệ di chuyển đều ở mức trung bình. Ở phường 6 tỷ lệ người thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng hàng ngày với tần suất 5 - 7 lần/tuần đạt 3.2% trên tổng số đối tượng khảo sát; 23.4 % thỉnh thoảng (3 – 5 lần/tuần) di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng, và ít khi sử dụng xe bus (1 – 2 lần /tuần) chiếm 24.5%, còn 48.9% hộ gia đình tham gia khảo sát không bao giờ sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Còn ở phường 8 tỷ lệ người thường xuyên sử dụng phương

Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

tiện giao thông công cộng hàng ngày với tần suất 5 - 7 lần/tuần đạt 8.2% trên tổng số đối tượng khảo sát; 16.5 % thỉnh thoảng (3 – 5 lần/tuần), và ít khi sử dụng (1 – 2 lần /tuần) chiếm 40.2%, còn 35.1% hộ gia đình không bao giờ sử dụng phương tiện giao thông công cộng vào các mục đích di chuyển trong sinh hoạt.

48.9%

40.2%

35.1%

23.4% 24.5%

16.5%

8.2%

3.2%

Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ phường 6 Phường 8

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng ở phường 6 và phường 8

Các đối tượng có tham gia sử dụng phương tiện giao thông công cộng chia sẻ về các lợi ích khi sử dụng loại phương tiện này, theo quan niệm của họ chủ yếu là có thể tiết kiệm chi phí đi lại, tiết kiệm nhiên liệu (xăng, dầu,…), tài nguyên thiên nhiên và giúp giảm ùn tắc giao thông khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt để lưu thông.

Theo đánh giá của người dân, tỷ lệ đối tượng khảo sát nhận thấy việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng giúp giảm phát thải khí nhà kính, giúp BVMT rất thấp vì theo nhận thức của họ, chất lượng của phương tiện giao thông công cộng ở Việt Nam chưa đạt chuẩn, phần lớn số xe buýt hiện nay đã xuống cấp, hư hỏng nặng, đã đến thời kỳ cần đầu tư sửa chữa lớn hoặc cần đổi mới phương tiện để đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải ra môi trường. Đồng thời, các ý kiến khác cho biết các trạm dừng của xe

Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

buýt hiện nay bố trí chưa hợp lý dẫn đến việc người dân phải đi bộ quãng đường dài từ nhà đến trạm xe buýt hoặc từ trạm dừng đến cơ quan, trường học,… thời gian di chuyển bằng xe buýt tốn thời gian gấp đôi so với việc di chuyển bằng xe máy; bên cạnh đó chất lượng vệ sinh trên xe không đảm bảo, máy lạnh trên xe thỉnh thoảng mới hoạt động hoặc có hoạt động nhưng không đảm bảo được nhu cầu của hành khách; thái độ phục vụ của nhân viên không tốt đối với hành khách (không giúp đỡ khách trên xe, ứng xử cau co, khó chịu,…), một số ý kiến bức xúc trước tình trạng lái xe phóng nhanh, vượt ẩu cùa tài xế xe buýt.

Còn ở Singapore theo khảo sát của cục thống kê Singapore (Singstat) ngày 12/03/2016 cho bết, hơn một nửa công dân nước này tự nguyện sử dụng các phương tiện giao thông công cộng để đi làm hồi năm ngoái. Những người sử dụng xe riêng để đi làm giảm xuống còn 21.9% so với 24.8% ở cùng kì 5 năm trước. Ngoài ra, các học sinh thường trú tại các trường đại học có xu hướng chuyển từ việc sử dụng tàu điện ngầm sang xe buýt công cộng. 44.7% học sinh mầm non và tiểu học Singapore không cần tới phương tiện giao thông mà đi bộ tới trường trong năm 2015. Bởi vì, ở Singapore việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng là việc rất quan trọng luôn được chính phủ quan tâm. Chính phủ Singapore đã đưa ra nhiều chương trình, kế hoạch hỗ trợ vé cho người có thu nhập thấp và người tàn tật giúp họ có thể di chuyển với một mức giá tốt nhất. Sở dĩ việc di chuyển bằng phương tiện công cộng ở Singapore trở nên thường xuyên vì ở đó các hãng xe buýt phần lớn đều có tuyến đường riêng của mình và các trạm xe buýt có ở khắp nơi trong thành phố, những địa điểm khó tiếp cận hay những khu vực cách xa thành phố và khu trung tâm. Hầu hết, xe của các hãng đều được trang bị đều hòa và cung cấp các dịch vụ như xe chạy trục chính, xe chạy tuyến nhà ga, sân bay, xe tốc hành, xe liên khu vực và xe chất lượng cao. Ở đây, xe buýt được chia ra thời gian cao điểm tần suất hoạt động của xe là 5-8 phút/chuyến, bình thường là 15-18 phút/chuyến để giảm bớt việc quá tải trên xe buýt. Bên cạnh đó Ứng dụng Iris NextBus (Mục Iris Journey Planner) của SBS Transit giúp hành khách có thể ước tính được giờ đến của xe

Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

buýt dựa trên thời gian thực và đưa ra các giải pháp di chuyển bằng xe buýt theo giá vé rẻ nhất, khoảng cách đi bộ gần nhất hoặc thời gian đi ngắn nhất. Họ có thể sử dụng dịch vụ này khi vào trang www.sbstransit.com.sg, thông qua GPRS và tin nhắn SMS trên điện thoại di động. So với nước ta xe buýt thông thường chỉ hoạt động đến 7h và một số rất ít tuyến đến 9h tối thì ở Singapore xe buýt thông thường hoạt động từ 6h sáng đến 12h đêm, đặc biệt có dịch vụ xe buýt phục vụ từ 11h30 đêm đến 4h sáng thích hợp cho các hành khách thích tiệc tùng cuối tuần hay có công việc về khuya hoặc mọi người có thể đi chơi [10].

Đối với việc tiêu dùng bền vững của người dân trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

85.1%

58.8%

41.2%

14.9%

Có Không

Phường 6 Phường 8

Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ sử dụng túi dễ phân hủy thay thế túi ni-lông ở phường 6 và 8 Qua kết quả khảo sát có 85.1% hộ gia đình ở phường 6 và 41.2% các hộ gia đình ở phường 8 đã thực hiện được việc sử dụng túi đựng dễ phân hủy, thân thiện với môi trường khi mua sắm để thay thế túi ni-lông trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, do đâu mà tỷ lệ

hộ dân ở phường 8 thực hiện được việc này còn thấp như vậy? Vì vấn đề sử dụng túi dễ phân hủy thân thiện với môi trường thay thế cho túi ni-lông trên phường 8 ở một số nơi vẫn chưa được tuyên truyền và vận động người dân tham gia và đặc biệt

Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

các hộ gia đình vẫn có thói quen thích sử dụng túi nilông khi đi chợ, đi mua sắm đồ dùng, tỷ lệ cao, chiếm đến 58.8% ở phường 8 và 14.9% ở phường 6. Theo ý kiến chia sẻ của các đối tượng khảo sát, việc sử dụng túi ni - lông mang lại nhiều thuận lợi trong sinh hoạt hàng ngày của họ, nó đã trở thành thói quen và họ ngại phải thay đổi thói quen này trong cuộc sống, đồng thời hầu hết họ chưa biết và cũng chưa chú ý đến những ảnh hưởng của túi nilông đến môi trường và sức khỏe con người. Hầu hết các hộ gia đình đều cho biết việc sử dụng túi nilông là thuận tiện và rẻ tiền chưa nhận thức tác hại to lớn của túi nilông đối với môi trường, nên việc hạn chế túi nilông muốn thực hiện được phải bắt đầu từ ý thức của người dân, đây là việc làm rất khó, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền cho người dân hiểu cụ thể về tác hại của việc sử dụng túi nilông đối với môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại và tương lai của con người như thế nào.

Có 85.1% người ở phường 6 và 41.2% người ở phường 8 trên tổng số người không thích sử dụng túi nilông trong sinh hoạt hàng ngày có sử dụng các loại túi đựng dễ phân hủy, thân thiện với môi trường hoặc sử dụng túi vải khi đi mua sắm để thay thế cho túi nilông vì đa số các đối tượng này khi được hỏi họ đều nhận biết tác hại của túi nilông thông qua các nguồn như báo đài, internet, chính sách tuyên truyền của chính quyền địa phương về việc hạn chế sử dụng túi nilông.

Về vấn đề tái sử nước đã qua sử dụng để tưới cây thì có 74.5% hộ gia đình ở phường 6 và 30.9% các hộ gia đình ở phường 8 đã áp dụng tiêu chí này trong gia đình của mình để tiết kiệm nguồn nước sử dụng đồng thời giảm chi phí phải trả tiền nước hàng tháng.

Đa số các hộ gia đình khảo sát không thực hiện tái sử dụng nước thải để tưới cây, tỷ lệ này khá cao chiếm 69.1% ở phường 6 và 25.5% ở phường 8 theo ý kiến mọi người cho biết, diện tích nhà ở khu vực đô thị khá nhỏ hẹp, không có diện tích sân vườn nên việc lưu trữ nước để tái sử dụng trong việc tưới cây gặp khó khăn, đồng thời các hộ gia đình được khảo sát chưa biết hình thức lưu giữ như thế nào là hợp vê sinh.

Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Điều này thể hiện ý thức BVMT của mọi người chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên có sẵn, chưa biết cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách có hiệu quả và tiết kiệm, chưa quan tâm đến tái chế, tái sử dụng các loại chất thải còn có khả năng tái sử dụng được thải ra từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của hộ dân.

Có nhiều câu hỏi băn khoăn xoay quanh vấn đề này, việc thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân cần cả khoảng thời gian dài và đòi hỏi có nhiều thông tin, chính sách phổ biến đến người dân để thay đổi dần thói quen tiêu dùng của họ.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn quận 3 TP hồ chí minh (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)