CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XANH HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẠN 3, TP. HỒ CHÍ MNH
3.1 Khảo sát hộ gia đình
3.1.1 Thông tin chung về đối tượng hộ gia đình
Để đánh giá mức độ tăng trưởng xanh trong đối tượng là hộ gia đình trên địa bàn Quận 3, đã có một cuộc khảo sát được tiến hành đối với các hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn hai phường 6 và 8 ở Quận 3 về hiện trạng tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và mức độ tiếp cận TTX, hiện trạng xây dựng lối sống xanh và tiêu dùng bền vững trong các hộ dân dựa trên hệ thống tiêu chí đã xây dựng.
Trong đó phường 6 là phường đã được phổ biến các chương trình về BVMT, mua sắm xanh và phân loại rác tại nguồn,… còn phường 8 là phường ít được tuyên truyền hơn về các vấn đề BVMT. Tổng số phiếu khảo sát hợp lệ thu được là 191 phiếu trên cả hai phường ở Quận 3. Mẫu phiếu điều tra được đính kèm tại Phụ lục.
Phường 6
Áp dụng công thức tính số mẫu khảo sát:
n = =
1710
= 94
1+ ∗(1− )2
2
1+1710∗(1−0.9)
Trong đó:
✓n: số mẫu phiếu cần tính
✓ N: tổng số hộ dân của phường đó
✓e: độ tin cậy (e = 0.9), nghĩa là xác xuất P = 90%. Kết quả khảo sát phản ánh được 90% toàn bộ các hộ dân trên địa bàn.
Các đối tượng tham gia khảo sát ở phường 6 đa số ở lứa tuổi từ 30 – 60 tuổi (chiếm tỷ lệ 89%). Đối tượng này phần lớn có nghề nghiệp ổn định, chiếm tỷ lệ trên 74% trên tổng số người tham gia khảo sát, còn lại là những người đã về hưu và làm những công
Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
việc buôn bán, bán thời gian (chiếm tỷ lệ 36%). Thời gian mà hộ gia đình sinh sống trong căn nhà hiện tại ít hơn 1 năm (chiến tỷ lệ 4.3%), từ 1-5 năm (chiếm tỷ lệ 1.1%), từ 5 – 10 năm (chiếm tỷ lệ 25.5%) và thời gian sống trên 10 năm (chiếm tỷ lệ 69.1%).
Trong quá trình phỏng vấn, những hộ gia đình sinh sống ở địa phương trên 1 năm có thể nắm rõ hơn về địa bàn họ sinh sống và các chính sách, các hoạt động, thông tin tuyên truyền của địa phương phổ biến đến người dân, đặc biệt là các chính sách, kế hoạch tuyên truyền về BVMT đã triển khai. Các hộ gia đình này nắm rõ các chính sách, các hoạt động BVMT đã phổ biến và tuyên truyền, vận động người dân cùng hưởng ứng, cải thiện lối sống, tăng cường ý thức BVMT, từ đó có thể đánh giá được mức độ cần thiết đối với các thông tin, chính sách đã phổ biến.
Kết quả khảo sát cho thấy số nhân khẩu trong hộ gia đình ít hơn 3 người (chiếm tỷ lệ 19.1%), từ 3-6 người (chiếm tỷ lệ 63.9%) và từ 6 người trở lên (chiếm tỷ lệ 17%). Về diện tích căn hộ: Hộ gia đình của các đối tượng được phỏng vấn sống trong các căn hộ hiện tại phần lớn có diện tích nhỏ hơn 25m2 (chiếm tỷ lệ 23.4%) và 37.2% căn hộ có diện tích từ 25 – 50m2, 22.3% căn hộ có diện tích 50 – 100m2 và diện tích căn hộ trên 100m2 (chiếm tỷ lệ 17.1%).
Đa số các hộ dân có thời điểm xây dựng mới gần đây, cách hiện nay ít hơn 1 năm và từ 1 – 5 năm sử dụng các sản phẩm công nghệ hiện đại, các thiết bị tiết kiệm năng lượng nhiều hơn so với các căn hộ xây dựng đã lâu, cơ sở hạ tầng và nội thất trong nhà cũ kỹ.
Các căn hộ xây dựng mới được thiết kế theo hướng kiến trúc hiện đại, tận dụng tối đa thông gió và ánh sáng tự nhiên, giúp tiết kiệm năng lượng, điện, nước trong sinh hoạt hàng ngày.
Phường 8
Áp dụng công thức tính số mẫu khảo sát:
n = =
3460
= 97
1+ ∗(1− )2
2
1+3460∗(1−0.9)
Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Trong đó:
✓n: số mẫu phiếu cần tính
✓ N: tổng số hộ dân của phường đó
✓e: độ tin cậy (e = 0.9), nghĩa là xác xuất P = 90%. Kết quả khảo sát phản ánh được 90% ý kiến của toàn bộ các hộ dân trên địa bàn.
Các đối tượng tham gia khảo sát ở phường 8 đa số ở lứa tuổi từ 25 – 60 tuổi (chiếm tỷ lệ 71%). Đối tượng này phần lớn có nghề nghiệp ổn định, chiếm tỷ lệ trên 57% trên tổng số người tham gia khảo sát, còn lại là những người đã về hưu và làm những công việc buôn bán, bán thời gian (chiếm tỷ lệ 41%). Thời gian mà hộ gia đình sinh sống trong căn nhà hiện tại ít hơn 1 năm (chiến tỷ lệ 4.1%), từ 1-5 năm (chiếm tỷ lệ 9.3%), từ 5 – 10 năm (chiếm tỷ lệ 7.2%) và thời gian sống trên 10 năm (chiếm tỷ lệ 79.4%).
Trong quá trình phỏng vấn, những hộ gia đình sinh sống ở địa phương trên 1 năm có thể nắm rõ hơn về địa bàn họ sinh sống về các chính sách, các hoạt động, thông tin tuyên truyền của địa phương phổ biến đến người dân, đặc biệt là các chính sách, kế hoạch tuyên truyền về BVMT đã triển khai.
Kết quả khảo sát cho thấy số nhân khẩu trong hộ gia đình ít hơn 3 người (chiếm tỷ lệ 11.3%), từ 3-6 người (chiếm tỷ lệ 64.9%) và từ 6 người trở lên (chiếm tỷ lệ 23.8%). Về diện tích căn hộ: Hộ gia đình của các đối tượng được phỏng vấn sống trong các căn hộ hiện tại có diện tích nhỏ hơn 25m2 (chiếm tỷ lệ 15.5%) và 49.5% căn hộ có diện tích từ 25 – 50m2, 29.9% căn hộ có diện tích 50 – 100m2 và diện tích căn hộ trên 100m2 (chiếm tỷ lệ 5.1%).
Cũng giống như phường 6 đa số các hộ dân có thời điểm xây dựng mới gần đây, cách hiện nay ít hơn 1 năm và từ 1 – 5 năm thì sử dụng các sản phẩm công nghệ hiện đại, các thiết bị tiết kiệm năng lượng nhiều hơn so với các căn hộ xây dựng đã lâu. Các căn hộ xây dựng mới được thiết kế theo hướng kiến trúc hiện đại, tận dụng tối đa thông gió và ánh sáng tự nhiên, giúp tiết kiệm năng lượng, điện, nước trong sinh hoạt hàng ngày.
Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Các thông tin về các đối tượng là hộ gia đình cho thấy mức độ đa dạng của nguồn dữ liệu thu thập, cuộc khảo sát được tiến hành trên các thành phần đối tượng khác nhau, thời gian sinh sống và số lượng nhân khẩu của các hộ gia đình khác nhau, loại hình nghề nghiệp không giống nhau và diện tích căn hộ sinh sống, thời gian xây dựng mới căn hộ cũng khác nhau. Vì vậy, đảm bảo được tính khách quan trong trong phân tích kết quả khảo sát, đánh giá tình hình phát triển của hai phường ở Quận 3 theo hướng xanh hóa dựa trên hệ thống tiêu chí đã xây dựng. Đối với hộ gia đình, được tiến hành khảo sát nhằm đánh giá hiện trạng tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và mức độ tiếp cận, nhận thức về xanh hóa, hiện trạng xây dựng lối sống xanh và tiêu dùng bền vững của người dân dựa trên hệ thống tiêu chí xanh hóa đã xây dựng phù hợp với các điều kiện của hai phường ở Quận 3.
3.1.2 Hiện trạng tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
• Quan niệm về tiết kiệm năng lượng
58.5%
41.5% 47.4% 48.5%
0% 3.1% 0% 1%
rất cần thiết cần thiết ít cần thiết không cần thiết phường 6 phường 8
Biểu đồ 3.1: Quan niệm về tiết kiệm năng lượng ở phường 6 và 8
Hiện nay, về vấn đề tiết kiệm năng lượng Bộ Công Thương và Chính phủ cũng đã ra các yêu cầu về việc TKNL trong sản xuất cũng như trong dân dụng và các sản phẩm
Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
gia dụng liên quan đến sử dụng điện như: quạt, máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt,… đều phải có dán nhãn TKNL.
Qua kết quả khảo sát về ý thức tiết kiệm năng lượng điện, nước ở các hộ gia đình ở hai phường cho thấy: Phường 8 là phường chưa có triển khai các chương trình về BVMT, tiết kiệm năng lượng nên còn một số ít người hộ dân cho rằng việc tiết kiệm năng lượng là ít cần thiết (chiếm tỷ lệ 3.1%), không cần thiết (chiếm tỷ lệ 1%), phần lớn các hộ dân cho rằng việc tiết kiệm năng lượng là cần thiết với gia đình của mình (chiếm tỷ lệ 48.5%), rất cần thiết (chiếm tỷ lệ 47.4%). Còn các hộ dân ở phường 6 đã được triển khai các chương trình BVMT, tiết kiệm năng lượng nhưng tỷ lệ người dân cho rằng việc tiết kiệm năng lượng là cần thiết (chiếm tỷ lệ 58.5%) chiếm tỷ lệ cao hơn so với người dân cho là rất cần thiết (chiếm tỷ lệ 41.5%).
Bên cạnh đó 100% các hộ dân của cả hai phường khi được khảo sát họ cho biết rằng họ đều tắt các thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng hoặc đi ra ngoài.
Ngoài ra, so với một tài liệu của tác giả Nguyễn Thị Bích Tuyền [5] năm (2015) thì tỷ lệ các hộ dân cho rằng việc tiết kiệm năng lượng là cần thiết chỉ chiếm 83.75% thấp hơn so với phường 6. Điều này có thể cho thấy được ở Quận 11 chỉ mới áp dụng thử nghiệm nên chưa có kế hoạch và giải pháp cụ thể để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Về hiện trạng tiết kiệm năng lượng, hạn mức sử dụng điện hàng tháng ở các hộ gia đình.
< 200 VNĐ 200-500 VNĐ 500-1000 VNĐ >1000 VNĐ
Phường 6 3.2 42.5 29.8 24.5
Phường 8 6.2 44.3 25.6 23.9
Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Ở phường 8 đa số các hộ gia đình có mức sử dụng điện hàng tháng nằm trong khoảng từ 200.000 – 500.000 VNĐ (chiếm tỷ lệ 44.3%) và từ 500.000 – 1000.000 VNĐ
(chiếm tỷ lệ 25.6%) mức sử dụng trên 1000.000 VNĐ cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn (23.9%) còn mức sử dụng nhỏ hơn 200.000 VNĐ thì có một tỷ lệ khá thấp so với các hạn mức khác ( chỉ chiếm 6.2%). Còn ở phường 6 mặc dù đã được triển khai các chương trình BVMT, tiết kiệm năng lượng nhưng mức sử dụng điện hàng tháng của các hộ gia đình vẫn nằm ở một mức dộ khá cao tương đương gần bằng với phường 8 đa số các hộ gia đình cũng có mức sử dụng điện hàng tháng nằm trong khoảng từ 200.000 – 500.000 VNĐ (chiếm tỷ lệ 42.5%) và từ 500.000 – 1.000.000 VNĐ (chiếm tỷ lệ 29.8%) mức sử dụng trên 1000.000 VNĐ cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn (24.5%) còn mức sử dụng nhỏ hơn 200.000 VNĐ thì có một tỷ lệ khá thấp so với các hạn mức khác và thấp hơn cả phường 8 (chỉ chiếm 3.2%). Theo nhận xét của các hộ dân thì xu hướng mức sử dụng điện hàng tháng của các đối tượng tham gia khảo sát có xu hướng giữ nguyên định mức hoặc có sự tăng giảm không đáng kể. Trừ trường hợp vào mùa nắng thì định mức của các gia đình có thay đổi theo hướng tăng lên nhưng khi qua mùa nắng nóng thì sẽ ổn định trở lại.
Hiện trạng sử dụng nước của các hộ gia đình:
< 100 VNĐ 100-500 VNĐ 500-1000 VNĐ >1000 VNĐ
Phường 6 19.1 70.3 8.5 2.1
Phường 8 16.5 72.2 11.3 0
Đối với hạn mức sử dụng nước hàng tháng cũng giống như mức tiêu thụ điện cả hai phường cũng có mức tiêu thụ gần bằng nhau mặc dù phường 6 là phường đã có triển khai các chương trình BVMT. Đa số chủ yếu hai phường có mức sử dụng nằm trong khoảng từ 100.00 – 500.000 VNĐ phường 6 (chiếm tỷ lệ 70.3%), còn phường 8 (chiếm
Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
tỷ lệ 72.2%). Trong khi đó ở phường 6 có hộ gia đình phải chi trả trên 1.000.000 VNĐ/tháng (chiếm tỷ lệ 2.1%) cho việc sử dụng nước còn ở phường 8 thì 0%. Khi được hỏi về xu hướng mức sử dụng nước hằng tháng các hộ gia đình đều có xu hướng giữ nguyên, nếu có tăng giảm không đáng kể.
Qua kết quả khảo sát cho thấy ở phường 6 có 100% các hộ dân và phường 8 có 54.6%
hộ dân đã và đang áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt hàng ngày, các giải pháp chủ yếu bao gồm việc trang bị, sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng như đèn led, máy nước nóng năng lượng mặt trời,… hạn chế sử dụng điện trong giờ cao điểm, tắt các thiết bị điện khi không cần thiết, không có nhu cầu sử dụng ở khu vực đó, đồng thời cần tận dụng tối đa thiết kế thông gió và chiếu sáng tự nhiên của căn hộ. Về các thiết bị tiết kiệm năng lượng sử dụng trong hộ gia đình, kết quả khảo sát thấy các hộ dân đa số biết đến và đang sử dụng các loại đèn tiết kiệm năng lượng như đèn led, đèn compact nhiều hơn, phổ biến so hơn các loại thiết bị tiết kiệm năng lượng khác.
Theo sự chia sẻ của các đối tượng ở cả hai phường không áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho biết chi phí đầu tư vào các thiết bị tiết kiệm năng lượng lớn, chi phí sửa chữa lớn khi thay đổi thiết bị, nhưng hiệu suất tiết kiệm được chưa rõ, lợi ích khi sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng này chưa được phổ biến rộng rãi đến người dân, số khác cho biết các thông tin về thiết bị tiết kiệm năng lượng chưa phổ biến, các thiết bị này không đa dạng về mẫu mã, không có nhiều sự lựa chọn, đồng thời, các hộ gia đình ngại thay đổi thói quen sử dụng của mình, ngại tốn thời gian để đầu tư thay đổi từ các thiết bị đang sử dụng hiện tại sang các thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Hiện trạng sử dụng nhiên liệu để đun nấu trong các hộ gia đình:
Đánh giá mức độ xanh hóa của cộng đồng dân cư trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
84.5%
36.1% 37.3%
21.3%
5.3% 10.3%
3.10%
0% 0% 0% 0% 2.1% 0% 0%
Than Củi Dầu Gas Điện Gas & Than &
Điện Gas
Phường 6 Phường 8
Biểu đồ 3.2: Hiện trạng nguồn nhiên liệu sử dụng sinh hoạt trong gia đình ở phường 6 và phường 8
Ở các thành phố lớn hiện nay vấn đề sử dụng than, củi cho việc đun nấu hầu như đã không còn, chủ yếu mọi người sử dụng hai loại nhiên liệu chính là gas, điện hoặc là sử dụng kết hợp cả hai loại nhiên liệu. Qua kết quả khảo sát cho thấy các phường khảo sát tỷ lệ người dân sử dụng than và củi là 0% mà nguồn nhiên liệu chính của họ là gas và điện. Ở phường 6 có 5.3% các hộ gia đình sử dụng dầu, 36.1% các hộ gia đình sử dụng gas, 37.3% các hộ gia đình sử dụng điện và có một số hộ gia đình sử dụng đồng thời cả hai loại nhiên liệu gas và điện trong sinh hoạt chiếm tỷ lệ 21.3%. Còn ở phường 8 tỷ lệ hộ dân sử dụng gas làm nhiên liệu trong đun nấu chiếm một tỷ lệ khá cao (chiếm 84.5%), 2.1% các hộ gia đình sử dụng dầu, 10.3% hộ gia đình sử dụng điện và một số ít hộ gia đình chiếm tỷ lệ không cao sử dụng cả hai loại nhiên liệu là than và gas trong đun nấu (chiếm 3.1%).