Phân loại không gian mở đô thị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở đô thị khu vực quận Hà Đông thành phố Hà Nội (Trang 29 - 38)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở lý luận quy hoạch không gian mở đô thị

1.2.2. Phân loại không gian mở đô thị

a. Miami, tiểu bang Florida

Phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, KGM đô thị được phân chia theo nhiều cách khác nhau. Theo các đối tượng cụ thể, ủy ban quy hoạch vùng Miami Valley, Mỹ đã đưa ra bảng phân loại các đối tượng không gian mở, được thể hiện ở bảng 1.1 [17].

Dựa theo cách phân loại này, không gian mở gồm 11 nhóm đối tượng khác nhau:

- Khu vực giải trí ngoài trời chung (sân vận động, sân golf, bể bơi, khu dã ngoại,…)

- Tiện ích (Cánh đồng tốt, nhà máy xử lý nước thải) - Bãi chôn lấp, khu vực khai thác khoáng sản

- Tiện ích khu vực nổi bật (Danh lam thắng cảnh , thác nước)

- Khu bảo vệ môi trường tự nhiên (Bảo tồn động vật hoang dã, khu vực tự nhiên, bảo tồn công viên, bảo tồn đất ngập nước, lưu vực bão, khu vực săn bắn)

- Liên kết không gian mở (đường xe đạp, khu phố đi bộ) - Khu giải trí môi trường tự nhiên

- Trường học (công cộng, tư nhân, đại học) - Nghĩa trang

- Di tích lịch sử, bảo tàng - Sân bay

Bảng 1. 1. Phân loại không gian mở theo các đối tượng cụ thể Khu vui chơi giải trí ngoài

trời nói chung Tiện ích Chiết xuất chôn lấp /

khoáng sản Bể bơi Khu dã

ngoại

Khu cấp

nước (giếng) Nhà máy rác Bãi chôn

lấp Mỏ đá

Hoạt động giải trí

Sân vận

động Liên kết không gian mở Khu khai thác cát và sỏi Quảng trường Khu đua

ngựa

Đường đi bộ

đường dài Tổ chức lớn Nghĩa trang Hội chợ Khu đua

xe

Đường xe đạp

Đê phòng

chống lũ Nghĩa trang Sân bóng Sân golf Phố đi bộ Di tích lịch sử / Bảo tàng

Tiện nghi nổi bật Khu vui chơi giải trí môi trường tự nhiên

Di tích

lịch sử Bảo tàng Danh lam

thắng cảnh

Thác nước

Khu cắm trại

Hồ câu cá

Cầu che

Khu bảo vệ môi trường tự nhiên

Câu lạc bộ cá và trò

chơi

Trại trinh sát Sân bay

Khu bảo tồn động vật hoang

Khu vực

tự nhiên Trường học Sân bay Khu nhảy dù

Bảo tồn công viên

Bảo tồn đất ngập nước

Trường

công Cao đẳng Bể trũng Khu vực

săn bắn Trường tư Đại học

Nguồn: MVRPC 2005 Open Space Database[17]

Đây được coi là hệ thống phân loại chi tiết nhất về các đối tượng KGM (bao gồm cho cả khu vực đô thị và nông thôn). Tuy nhiên, một số đối tượng KGM theo cách phân loại này đòi hỏi chi phí khi người dân tham gia như sân vận động, trường học, sân golf,… Hơn nữa, một số đối tượng như nhà máy xử lý nước thải, bãi chôn

lấp, khai thác khoáng sản… không phù hợp với quan điểm nghiên cứu của nhiều tác giả khác, người dân không thể tiếp cận trực tiếp và phục vụ các nhu cầu giải trí, văn hóa, xã hội, rèn luyện sức khỏe của họ.

b. Michigan

Mặc dù cùng quốc gia, nhưng tiểu bang Michigan, Mỹ lại có hệ thống phân loại hoàn toàn khác so với thành phố Miami, tiểu bang Florida. Dưới đây trình bày hệ thống phân loại công viên và không gian mở do Bộ Tài nguyên thiên nhiên Michigan đưa ra năm 2009. Chi tiết hệ thống pahan loại được thể hiện tại bảng 1.2.

Nhìn vào bảng 1.2 có thể thấy, hệ thống công viên và KGM được phân loại ở trên tập trung chủ yếu vào các nhu cầu giải trí, bao gồm hệ thống công viên, đường xanh (trồng nhiều cây xanh), khu liên hợp thể thao. Trong khi đó, thành phố Miami đưa ra hệ thống phân loại chi tiết các đối tượng hơn, bao gồm cả những đối tượng hạ tầng đô thị như đê phòng chống lũ, khu cấp nước, bãi chôn lấp [17]…

Bảng 1. 2. Phân loại Công viên và Không gian mở, Quản lý tài trợ Bộ Tài nguyên thiên nhiên Michigan, 2009

Phân loại Mô tả Vị trí Kích thước

Công viên nhỏ Được sử dụng để giải quyết các nhu cầu giải trí hạn chế.

Khoảng cỏch ớt hơn ẳ dặm trong môi trường dân cư.

Giữa 2500 dặm vuông và một mẫu Anh.

Công viên khu phố

Công viên khu phố vẫn là đơn vị cơ bản của hệ thống công viên và đóng vai trò

là trọng tâm giải trí và xã hội ở các khu phố. Tập trung vào giải trí chủ động và thụ động.

Khoảng cỏch ẳ đến ẵ dặm và không bị gián đoạn bởi các con đường, khu dân cư và các rào cản vật lý khác.

5 mẫu Anh được coi là kích thước tối thiểu. 5 đến 10 mẫu là tối ưu.

Công viên trường học

Tùy thuộc vào hoàn cảnh, việc kết hợp các công viên với các địa điểm trường học có thể đáp ứng các yêu cầu về không gian cho các lớp công viên khác, chẳng hạn như khu phố, cộng đồng, khu liên hợp thể thao và sử dụng đặc biệt.

Xác định theo vị trí của

trường học. Biến đổi phụ thuộc vào chức năng.

Công viên cộng đồng

Phục vụ mục đích rộng hơn so với công viên khu phố. Trọng tâm là đáp ứng nhu cầu giải trí dựa trên cộng đồng, cũng như bảo tồn các không gian độc đáo và có hình dạng và không gian mở.

Thường phục vụ hai hoặc nhiều khu phố và khoảng cỏch ẵ đến 3 dặm.

Khi cần thiết để phù hợp với việc sử dụng mong muốn. Thường từ 30 đến 50 mẫu.

Khu đô thị lớn

Các công viên đô thị lớn phục vụ mục đích rộng lớn hơn các công viên cộng đồng và được sử dụng khi các công viên cộng đồng và khu vực lân cận không đủ để phục vụ nhu cầu của cộng đồng. Trọng tâm là đáp ứng nhu cầu giải trí dựa trên cộng đồng, cũng như bảo tồn cảnh quan độc đáo và không gian mở.

Thường phục vụ toàn bộ cộng đồng.

Thông thường tối thiểu là 50 mẫu Anh, với 75 mẫu trở lên là tối ưu.

Khu vực tài nguyên thiên nhiên

Đất dành để bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên quan trọng, cảnh quan còn sót lại, không gian mở và thẩm mỹ, vùng đệm.

Nguồn lực sẵn có và cơ hội.

Không cố định.

Đường xanh

Liên kết hiệu quả các thành phần hệ thống công viên với nhau để tạo thành một môi trường công viên liên tục.

Nguồn lực sẵn có và cơ hội.

Không cố định.

Khu liên hợp thể thao

Hợp nhất các lĩnh vực thể thao Vị trí chiến lược cơ sở trên toàn cộng đồng.

Xác định theo nhu cầu dự kiến.

Thông thường tối thiểu 25 mẫu, với 40 đến 80 mẫu là tối ưu.

Ứng dụng đặc biệt

Bao gồm một loạt các công viên và các cơ sở giải trí hướng đến sử dụng một mục đích.

Biến phụ thuộc vào việc sử

dụng cụ thể. Không cố định.

Công viên tư nhân / Cơ sở giải trí

Công viên và các cơ sở giải trí thuộc sở hữu tư nhân nhưng đóng góp cho công viên công cộng và hệ thống giải trí.

Biến phụ thuộc vào việc sử

dụng cụ thể. Không cố định.

1.2.2.2. Phân loại của Singapore

Singapore là một đảo quốc nhỏ, đông dân, nơi có 100% dân số ở đô thị.

Nhưng đây cũng là thành phố xanh nhất ở Châu Á, theo chỉ số Thành phố Xanh (Green City Index), và có rất ít thành phố khác trên thế giới có thể so sánh về mức độ che phủ cây xanh.

Bằng cách áp dụng một loạt các chiến lược “vườn trong phố”, “vườn tường”,

“vườn mái”, “vườn ở bất cứ đâu”…. Singapore hiện đang được che phủ mật độ cây xanh thuộc hạng cao nhất thế giới.

Các không gian công cộng được kết hợp hiệu quả giữa các hoạt động thương mại và giải trí cho người dân. Ngay từ khi triển khai thực hiện quy hoạch chung phát triển Singapore (1960 - 1970), Nhà nước đã có hàng loạt chương trình tuyên truyền cho người dân thực hiện nếp sống văn minh tại các khu công cộng, chung cư cao tầng, từ đó tạo dần thói quen cho người dân sống trong chung cư cao tầng cho tới ngày nay.

Dưới đây thể hiện bảng phân loại theo các khu vực và đối tượng cụ thể, được chính quyền Singapore đưa ra vào năm 2014 [22].

Các đối tượng trên được chia theo 4 nhóm đối tượng: Không gian mở, công viên, Khu bãi biển và Thể thao, giải trí. Hệ thống phân loại này khác biệt so với các hệ thống phân loại khác, khi mà hệ thống công viên, thể thao và giải trí tách riêng khỏi khu vực không gian mở. Các đối tượng không gian mở ven biển chưa được đề cập tại bảng phân loại này, trong thực tế có nhiều tuyến đường giải trí lớn ven biển.

Nối bật là tuyến đường trên do Chính phủ Singapore định hướng xây dựng từ năm 2008 và triển khai vào năm 2012 [26].

Bảng 1. 3. Phân loại không gian mở theo các nhóm chức năng Singapore Khu vực Đối tượng thực tế

Không gian mở

1. Khu rừng

2. Khu vực đầm lầy

3. Không gian mở tự nhiên 4. Lối đi dạo công cộng 5. Trung tâm đi bộ ngoài trời 6. Quảng trường, sân vườn

Công viên

1. Vườn quốc gia 2. Công viên khu vực 3. Công viên cộng đồng / khu phố

4. Kết nối công viên 5. Vườn bách thú, Vườn bách thảo

Khu bãi biển Không

Thể thao và giải trí

1. Khu liên hợp thể thao / Sân vận động trong nhà 2. Khu phức hợp bơi lội 3. Sân gôn

4. Sân tập gôn 5. Câu lạc bộ giải trí 6. Khu cắm trại 7. Nhà gỗ

8. Bến du thuyền

9. Trung tâm thể thao dưới nước

10. Trường học bên ngoài 11. Công viên giải trí

Nguồn: Quy hoạch tổng thể, Tái phát triển đô thị, Chính quyền Singapore, 2014 1.2.2.3. Phân loại ở Luân Đôn, Vương Quốc Anh

Luân Đôn là thành phố lớn nhất ở Anh và châu Âu. Đây là một trong những điểm đến du lịch lý tưởng của khách du lịch khi đến châu Âu. Việc thiết kế các khu vực KGM hấp dẫn bên cạnh các biểu tượng của nước Anh như Tháp đồng hồ Big- ben, Cầu tháp London, Tháp London,… đã tạo nên nét đặc sắc cho thành phố

London nói riêng và quy hoạch đô thị tại Vương quốc Anh nói chung.

Việc phân loại KGM ở Luân Đôn được chính quyền Vương quốc Anh đưa ra vào năm 2011, thể hiện ở bảng dưới [15].

Bảng 1. 4. Phân loại không gian mở ở Luân Đôn Phân loại không gian

không gian mở Kích thước Khoảng cách từ nhà đến khu vực KGM

Vùng Hơn 400ha 8

Thủ đô 60-400 ha. 3.2

Quận / Công viên chính 20-60 ha. 1.2

Công viên địa phương 2-20 ha. 400

Công viên địa phương nhỏ 0.4-2 ha 400

Công viên bỏ túi Dưới 0.4ha 400

Không gian mở tuyến tính* Không cố định Không cố định

Nguồn: Chính quyền Vương quốc Anh, 2011 Các đối tượng KGM được phân loại theo các cấp độ không gian bao gồm Vùng, thủ đô, quận, địa phương và các khu vực KGM tuyến tính (có thể thay đổi). Qua đó, việc quy hoạch và quản lý các đối tượng này được phân bổ cho từng đơn vị hành chính khác nhau [15].

1.2.2.4. Phân loại theo chức năng

Nếu phân loại các KGM dựa theo tính chất và chức năng của không gian, dưới góc độ người sử dụng, KGM có thể chia thành bốn loại chính:

- KGM là nơi tụ họp: Các quảng trường, phố đi bộ. Đây là không gian nơi con người gặp gỡ và giao tiếp, chính vì vậy cần được thiết kế phù hợp với tỉ lệ con người, tiện nghi, có các khu vực ăn uống, tiện ích trong khoảng cách gần, và không bị ảnh hưởng bởi các phương tiện giao thông. Quảng trường và không gian đường phố là bộ phận quan trọng của KGCC. Đó là không gian ngoài trời dạng mở hoặc được bao quanh bởi các tòa nhà. Khác với không gian đường phố với chức năng giao thông đã hiển thị, chức năng của quảng trường khó có thể nhận diện khi nó chỉ là không gian trống.

nước, sân chơi. Đây được coi là nơi giải thoát khỏi các vấn đề căng thẳng do cuộc sống đô thị mang lại, nơi con người có thể tận hưởng những thú vui thoát khỏi cuộc sống đô thị hàng ngày như chạy nhảy, chơi đùa, đi dạo hoặc đơn giản chỉ là ngồi thư giãn, ngắm cảnh. KGCC thuộc loại này cần có những đường đi dạo, đường đi xe đạp, trồng nhiều cây xanh và ít các dịch vụ tiện ích.

- Không gian giải trí, thể thao cung cấp một không gian để người dân tham gia và hoạt động thể chất, thư giãn, tương tác xã hội. Nó có thể được tham gia bởi tất cả mọi người để chơi, giao lưu, tập thể dục, ăn mừng hoặc tham gia vào các hoạt động khác mang lại sự hài lòng cá nhân hoặc một nhóm đối tượng, cộng đồng.

KGCC thuộc nhóm này thường bao gồm các sân chơi trong các khu đô thị, khu tập thể, dân cư,…

- Không gian cây xanh sinh thái và vùng sản xuất nông nghiệp tập trung là những khu vực cây xanh, bao gồm cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh đường phố và cây xanh dân dụng. Ngoài ra, các khu vực còn phần diện tích đất nông nghiệp hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. Ngoài việc tạo mỹ quan, phủ xanh đô thị, cây xanh còn là thành phần rất quan trọng trong việc giữ gìn không khí đô thị tránh ô nhiễm bởi các tác nhân công nghiệp.

Trên đây là một số cách phân loại KGM. Do chưa có sự thống nhất trong các quy định pháp luật nên KGM được phân chia theo nhiều cách khác nhau. Điển hình như trong nghiên cứu của Ashkan Nochian và cộng sự tại Đại học Putra, Malaysia đã tổng hợp nhiều cách phân loại khác nhau ở các khu vực, quốc gia khác nhau trên thế giới như Singapore, Vương quốc Anh, Australia,…[18] Sự khác nhau giữa các cách phân loại đến từ quan điểm nghiên cứu về KGM và lịch sử nghiên cứu, phát triển đô thị tại các quốc gia trên thế giới.

1.2.3. Đề xuất hệ thống phân loại Không gian mở đô thị tại Việt Nam

Do chưa được chính thức định nghĩa tại các văn bản pháp luật hiện nay tại Việt Nam, dẫn đến hệ thống phân loại cũng chưa được xây dựng. Hiện nay, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam cùng các văn bản hướng dẫn của Bộ xây dựng đã đề cập nhiều tới các đối tượng được hiểu là KGM, trong đó bao gồm các đối tượng KGM dịch vụ công cộng, Hệ thống cây xanh đô thị, Hệ thống giao thông đô thị, công viên, vườn hoa đô thị, hồ, quảng trường. Qua quá trình nghiên cứu hệ thống KGM

các quốc gia trên thế giới, kết hợp với việc tổng hợp các văn bản quy định về các đối tượng KGM trong đô thị, nghiên cứu đề xuất hệ thống phân loại chi tiết theo cấp bậc, đối tượng và chức năng. Chi tiết được thể hiện tại bảng 1.5.

Bảng 1. 5. Đề xuất hệ thống phân loại KGM đô thị tại Việt Nam Hệ thống cấp

bậc

Phân loại theo đối tượng KGM

Phân loại theo chức năng Không gian mở

quốc gia

Không gian mở cấp vùng

Không gian mở cấp tỉnh

Không gian mở cấp huyện

Không gian mở đô thị

1. Công trình dịch vụ công cộng

• Giáo dục

- Trường mẫu giáo - Trường tiểu học

- Trường trung học cơ sở - Trường phổ thông trung học, dạy nghề

• Bệnh viện - Trạm y tế

- Phòng khám đa khoa - Bệnh viên đa khoa - Nhà hộ sinh

• Thể dục thể thao - Sân luyện tập - Sân thể thao cơ bản - Sân vận động - Trung tâm TDTT

• Văn hóa - Thư viện - Bảo tàng - Triển lãm - Nhà hát - Cung văn hóa - Rạp xiếc - Cung thiếu nhi

• Chợ

2. Hệ thống cây xanh đô thị

• Cây xanh công cộng

• Cây xanh đường phố

• Cây xanh chuyên dụng 3. Hệ thống giao thông đô thị 4. Công viên

5. Vườn hoa đô thị 6. Hồ

7. Quảng trường

• Không gian mở tụ họp

• KGM nghỉ ngơi, thư giãn

• Không gian giải trí, thể thao

• Không gian cây xanh sinh thái và vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

• Trưng bày

• Di sản lịch sử / văn hóa

• Cảnh quan đô thị

• Vườn cây cảnh, thực vật, vườn bách thú

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở đô thị khu vực quận Hà Đông thành phố Hà Nội (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)