Điều kiện kinh tế- xã hội, môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở đô thị khu vực quận Hà Đông thành phố Hà Nội (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN MỞ ĐÔ THỊ

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội, môi trường

Có thể đánh giá một cách tổng quát tình hình KT – XH của quận Hà Đông trong những năm qua là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá, riêng giai đoạn 2014 - 2018 có tốc độ tăng trưởng cao.

Bảng 2. 1. Tổng giá trị gia tăng và cơ cấu kinh tế quận Hà Đông giai đoạn 2014 – 2018

TT Chi tiêu Năm (Tỷ đồng)

2014 2015 2016 2017 2018

1 Tổng giá trị gia tăng (tỷ đồng)

4.303,268 5.142,520 6.280,420 7.944,700 9.454,193

2 Tốc độ tăng trưởng bình quân

(%)

17,95 19,50 22,13 26,50 19,00

3 Cơ cấu kinh tế (%)

Thương mại –

Dịch vụ 45,6 46,01 46,01 46,08 47,15

Công nghiệp –

Xây dựng 53,15 53,49 53,74 53,75 52,71

Nông nghiệp 1,25 0,5 0,25 0,17 0,14

4 Giá trị tăng bình quân (USD/người)

1981 2288 2762 3015 3145

(Nguồn:Báo cáo kết quả phát triển KT–XH của UBND quận Hà Đông, 2014 –2018)

Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của quận năm sau cao hơn năm trước và đều vượt hơn so với chỉ tiêu đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyện dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tiểm năng, sức sản xuất xã hội được khơi dậy, nguồn lực đầu tư sản xuất được huy động tốt hơn; cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng đô thị được chú trọng đầu tư nâng cấp, bộ mặt quận có nhiều khởi sắc.

Trong những năm qua (2014 – 2018), thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhân dân quận Hà Đông đã nỗ lực phấn đấu, khai thác tiềm năng, lợi thế phát huy các nguồn lực và có bước phát triển tốt. Kinh tế liên tục đạt được mức tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 21,02%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH, cơ sở hạ tầng được đầu tư đáng kể, đặc biệt là hệ thống giao thông, các khu du lịch, khu kinh tế và cụm công nghiệp. Nhìn chung, nền KT – XH của quận có nhiều khởi sắc lạc quan, thể hiện trên các lĩnh vực sau:

- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:

Năm 2014, giá trị sản xuất khu vực ngoài quốc doanh ước đạt 2.374 tỷ 380 triệu đồng, năm 2018 đạt 8.294 tỷ 850 triệu đồng (giá cố định 1994), tăng bình quân 35,5%/năm. Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trên địa bàn giảm từ 53,15% năm 2014 xuống 52,71% năm 2018, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc, hàng mây tre đan và sản phẩm đồ chơi… Các cơ sở sản xuất công nghiệp được đầu tư mở rộng, các cơ sở quy mô vừa và nhỏ phát triển khá.

Nhìn chung, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp khu vực ngoài quốc doanh có phát triển, đảm bảo chất lượng phục vụ thị trường, tạo việc làm ổn định cho người lao động [6].

- Nông nghiệp:

Tỷ trọng nông nghiệp trên địa bàn quận giảm từ 1,25% năm 2014 xuống còn 0,14% năm 2018. Năm 2014 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 214 tỷ 23 triệu đồng, năm 2018 đạt 166 tỷ 905 triệu đồng, năm 2012 đạt 164 tỷ 851 triệu đồng (giá hiện hành), bình quân mỗi năm giảm 4,91% [6].

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng

hiệu quả kinh tế, chú trọng trển cả hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Trong trồng trọt, ngoài cây lương thực quận đã chú trọng phát triển một số cây khác có giá trị kinh tế cao cung cấp cho thị trường tiêu dùng: Cam, mía, cây dược liệu, các loại hoa,…Thực hiện chuyển đổi những diện tích đất lúa, màu hiệu quả thấp sang nuôi tôm, cá, và trồng các loại cây trồng, vật nuổi có giá trị kinh tế cao hơn.

- Thương mại, du lịch, dịch vụ:

Hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ tiếp tục phát triển; mạng lưới được mở rộng với sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân. Sản phẩm, hàng hóa trên thị trường đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng lên đáng kể. Dịch vụ du lịch phát triển nhanh, từng bước khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của quận. Hoạt động kinh doanh du lịch phát triển ổn định, lượng khách du lịch đến Hà Đông tăng khá, nhất là trong dịp lễ hội và mùa nghỉ hè. Các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn tiếp tục được đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ du lịch có chuyển biển tốt.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa thương mại – du lịch – dịch vụ năm 2014 đạt 4.357 tỷ 760 triệu đồng, năm 2018 đạt 19.148 tỷ 760 triệu đồng, bình quân tăng 44,18%/năm, chi tiết được thể hiện ở bảng 2.2:

Bảng 2. 2. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng bình quân các lĩnh vực kinh tế quận Hà Đông năm 2014 – 2018

ĐVT: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu Năm

2014 2015 2016 2017 2018

1

Giá trị sản xuất Công nghiệp TTCN

2374.38 3301.302 4604.815 6549.12 8294.85

Tốc độ tăng trưởng BQ (%)

30.40 39.04 39.48 42.22 26.66

2

Giá trị sản xuất Nông nghiệp

214.23 180.985 166.905 165.641 164.851 Tốc độ

tăng trưởng BQ (%)

2.3 -15.62 -7.78 -0.76 -0.48

3

Tổng mức bán hàng hóa

Thương mại – Du lịch – Dịch vụ

4357.76 6344 9294.5 13802.3 19148.76

Tốc độ tăng trưởng BQ (%)

41.60 45.58 46.51 48.50 38.74

Nguồn: Phòng tài chính – Kế hoạch quận Hà Đông, 2014 - 2018

Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, phát triển tích cực trên các lĩnh vực: giáo dục và đào tạo, y tế, thể dục thể thao, dân số gia đình và trẻ em… Các vấn đề xã hội luôn được quan tâm, đời sông vất chất tinh thần của nhân dân được nâng lên. Quốc phòng an ninh được tăng cường, tình hình chính trị xã hội được giữ vững, các tệ nạn xã hội được ngăn chặn, góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH trên địa bàn quận. Để đạt được những kết quả khả quan trên, quận Hà Đông có những thuận lợi như:

- Cùng với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng phát triển, đặc biệt Việt Nam gia nhập vào tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã có tác động tích cực đến sự phát triển của đất nước, tạo nên những thời cơ mới cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước nói chung và quận Hà Đông nói riêng.

- Quận Hà Đông có đội ngũ lãnh đạo quản và cán bộ quản lý trẻ, có trình độ, năng lực là điều kiện quyết định sự phát triển KT – XH của quận.

- Hạ tầng kĩ thuật và xã hội của quận Hà Đông được tập trung đầu tư, cơ bản đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển của quận. Nhiều công trình hạ tầng lớn trên địa bàn được đầu tư và đưa vào sử dụng như: Khu công nghiệp Yên Nghĩa, điểm công nghiệp làng nghề dệt lụa Vạn Phúc… Công trình đường giao thông: Đường Lê Trọng Tấn, Lê Văn Lương,… và các khu đô thị lớn như Văn Quán, Mỗ Lao, Văn Phú, Dương Nội,… đã thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế nhất là công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ và du lịch.

Với vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên có nhiều thế mạnh, là nơi tập trung đầu mối giao thông quan trọng của khu vực miền Bắc và thành phố Hà Nội như Quốc lộ 6,70,21B, tuyến đường sắt Văn Điển – Phú Diễn các điểm du lịch nổi tiếng:

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, Chùa Bia Bà…đã tạo điều kiện thuận lợi để quận thu hút đầu tư, phát triển mạnh thương mại, dịch vụ, du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở đô thị khu vực quận Hà Đông thành phố Hà Nội (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)