Tình hình sử dụng đất và quy hoạch đô thị tại quận Hà Đông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở đô thị khu vực quận Hà Đông thành phố Hà Nội (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN MỞ ĐÔ THỊ

2.2. Tình hình sử dụng đất và quy hoạch đô thị tại quận Hà Đông

2.2.1. Tình hình sử dụng đất và biến động đất đai quận Hà Đông giai đoạn 2014- 2018

Hiện trạng đất đai năm 2018, toàn quận có 4963.77 ha diện tích tự nhiên, so với năm 2014 giảm 0.18ha. Nguyên nhân giảm là do số liệu mới đo đạc lập bản đồ

địa chính tỷ lệ lớn của các xã thực hiện trong thời gian từ 2014 cho đến năm 2018.

Bảng 2. 3. Biến động sử dụng đất quận Hà Đông giai đoạn 2014 – 2018 Đơn vị: ha

Thứ

tự LOẠI ĐẤT

Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính năm

2014

Tổng diện

tích đất của đơn vị

hành chính năm 2018

Biến đổi tăng

(+), giảm

(+)

I Tổng diện tích đất của đơn vị hành

chính (1+2+3) 4963.95 4963.77 -0.18

1 Đất nông nghiệp NNP 1345.38 1279.54 -65.84

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1296.02 1142.23 -153.79 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1256.28 1102.49 -153.79

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 805.77 769.02 -36.75

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 450.51 333.39 -117.12

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 39.74 39.74 0

1.2 Đất lâm nghiệp LNP - - -

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX - - -

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH - - -

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - - -

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 47.33 38.77 -8.56

1.4 Đất làm muối LMU - - -

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 2.03 98.62 96.59

2 Đất phi nông nghiệp PNN 2919.69 3242.24 322.55

2.1 Đất ở OCT 1183.28 1365.54 182.26

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT - - -

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 1183.28 1365.54 182.26

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1507.78 1619.92 112.14

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 36.78 36.76 -0.02

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 54.48 54.48 0

2.2.3 Đất an ninh CAN 12.96 13.65 0.69

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 152.05 167.31 15.26 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp CSK 293.39 307.48 14.09

2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 958.12 1040.53 82.41

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 14.23 13.44 -0.79

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 14.20 14.74 0.54

2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà

tang lễ, NHT NTD 65.49 66.46 0.97

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 84.47 84.47 0 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 43.30 65.08 21.78 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 6.94 26.26 19.32

3 Đất chưa sử dụng CSD 698.88 428.02 -270.86

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 698.88 428.02 -270.86

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS - - -

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS - - -

II Đất có mặt nước ven biển(quan

sát) MVB - - -

1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng

thủy sản MVT - - -

2 Đất mặt nước ven biển có rừng MVR - - -

3 Đất mặt nước ven biển có mục đích

khác MVK - - -

Nguồn: Phòng TN&MT quận Hà Đông Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại quận Hà Đông, trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2018, diện tích nhóm đất phi nông nghiệp tăng đến 322.55 ha do chuyển từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sang.

Trong các loại đất phi nông nghiệp, đất ở đô thị có diện tích gia tăng cao nhất với 182.26 ha sử dụng để xây dựng các công trình để ở đô thị. Để phục vụ cho các công trình ở, các công trình công cộng được đặc biệt chú trọng phát triển song song.

Qua đó, diện tích đất xây dựng công trình công cộng tăng 82.41 ha (1.66% tổng diện tích quận).

Một lợi thế lớn của quận Hà Đông trong việc phát triển đô thị đó là Hà Đông là một trong những quận của thủ đô có diện tích đất chưa sử dụng khá lớn (428 ha), phân bố đều xung quanh quận. Qua đó, quận hoàn toàn có thể sử dụng các khu vực đất chưa sử dụng này để thiết kế không gian đô thị trong quận trong kỳ quy hoạch kế tiếp.

Như vậy, qua bảng phân tích biến động tăng giảm của việc sử dụng đất trong giai đoạn 2014 – 2018, có thể nhận thấy xu hướng tại quận là giảm diện tích đất nông nghiệp, chưa sử dụng để chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp. Trong đó, chủ yếu tập trung phát triển các công trình để ở và công trình có mục đích công cộng nhằm giải quyết nhu cầu về gia tăng dân số do nhập cư quá lớn như hiện nay tại quận.

2.2.2. Quy hoạch đô thị quận Hà Đông

Năm 2006, Chính phủ ra quyết định thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây, với diện tích như cũ. Năm 2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã: Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân, Đông Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, thành phố Hà Đông được sáp nhập vào thành phố Hà Nội.

Để xây dựng các chiến lược phát triển, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô, giải quyết các vấn đề tồn tại trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị hướng tới phát triển bền vững đạt hiệu quả cao trên cả 3 lĩnh vực Kinh tế – văn hóa – môi trường, Chính phủ đã ký quyết định Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 định hướng 2050.

Trong đó, Hà Đông cùng với Đan Phượng – Hoài Đức – Thường Tín được xác định xây dựng chuỗi đô thị nằm dọc đường vành đai IV. Nơi đây sẽ xây dựng

các công trình có mật độ cao, ưu tiên về cảnh quan cây xanh mặt nước. Chuỗi đô thị này sẽ ôm lấy đô thị lõi lịch sử, có vùng đệm ngăn cách bởi hành lang xanh dọc sông Nhuệ và tiếp nhận nhiều đồ án từ trên 750 dự án đang rà soát, cập nhật [10].

Trong những năm gần đây, quận đã đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình phục vụ dân sinh trên địa bàn thuộc lĩnh vực giáo dục, giao thông; các công trình xây dựng dân dụng, hạ tầng kỹ thuật; hạ tầng các khu đất đấu giá; hạ tầng các khu đất dịch vụ. Năm 2018 thẩm định trình phê duyệt quyết toán được 84 công trình (thực hiện cắt giảm tiết kiệm cho ngân sách được 5 tỷ 432 triệu đồng), 85 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, 22 công trình đang thi công [25].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất định hướng quy hoạch không gian mở đô thị khu vực quận Hà Đông thành phố Hà Nội (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)