CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN MỞ ĐÔ THỊ
2.3. Thực trạng không gian mở đô thị tại quận Hà Đông
2.3.2. Công trình thể dục thể thao
Việc phát triển các công trình TDTT được xem là một nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nhằm tăng cường thể lực, nâng cao vóc dáng, giáo dục nhân cách, phát triển con người toàn diện, làm phong phú, lành
mạnh đời sống tinh thần và lối sống của người dân Thủ đô, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Tổng diện tích các công trình thể thao được thống kê chỉ chiếm 0.056% so với tổng diện tích đất của quận. Con số thống kê còn rất khiêm tốn so với nhu cầu thực tế của việc gia tăng dân số tại quận trong những năm gần đây.
Bảng 2. 5. Thống kê các công trình TDTT cấp đô thị trên địa bàn quận Hà Đông
TT Danh mục tên công trình
Số lượng
Diện tích
(m2) Ghi chú
1 Sân vận động 1 5820
2 Nhà thi đấu 1 11442.7
3 TT TDTT 12 2400
4 Bể bơi 20 8062
TỔNG CỘNG 27.725
Nguồn: Thống kê hiện trạng đô thị quận Hà Đông Đối với đô thị loại đặc biệt, tổng diện tích cây xanh, công viên, mặt nước, khu thể dục thể thao (trong đó diện tích mặt nước quy đổi về diện tích cây xanh theo quy định TCVN 01:2008/BXD) chiếm khoảng 20% đến 23%. Trong khi hiện trạng, con số này chỉ chiếm khoảng 5% tổng diện tích phát triển đô thị. Nguyên nhân của sự thiếu này đến từ việc chậm chễ trong việc triển khai các dự án công cộng như công viên cây xanh thể thao quận Hà Đông, hoặc phần khác đến từ sai phạm trong việc sử dụng các công trình công cộng.
Theo quy hoạch dự án được duyệt, Dự án Khu công viên thể thao - cây xanh quận Hà Đông nằm trên 2 phường Hà Cầu và Kiến Hưng, là tổ hợp công viên thể dục thể thao giải trí hiện đại có quy mô hơn 52ha được quy hoạch từ 2006 - 2007.
Năm 2008 do điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Hà Nội đã sáp nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh. Kể từ đó dự án Khu Công viên thể thao cây xanh tuy đã được giải phóng mặt bằng nhưng vẫn nằm "đắp chiếu" nhiều năm. Tháng 2/2015, UBND quận Hà Đông đã có văn bản số 320/UBND gửi UBND thành phố Hà Nội đề xuất phương án quản lý khai thác sử dụng tạm thời đối với diện tích đất đã GPMB
(52,8ha) thuộc khu đất quy hoạch xây dựng Khu công viên thể thao cây xanh quận Hà Đông.
Ngày 8/5/2015 UBND quận Hà Đông đã có báo cáo số 101/BC-UBND gửi UBND TP Hà Nội và Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội, theo đó UBND quận Hà Đông đã điều chỉnh mô hình khai thác tạm Khu công viên thể thao cây xanh, không có mục đích dịch vụ, thương mại, ẩm thực.
Do khó khăn trong việc kêu gọi vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, đến nay, việc xây dựng công viên vẫn trì trệ mặc dù nhu cầu sử dụng đất công viên của người dân trong quận nói riêng và cả thành phố nói chung đang rất lớn. Theo khảo sát người dân tại quận, công viên là đối tượng được ưu tiên sử dụng ở mọi đối tượng nhóm tuổi khác nhau. Cụ thể, nhóm dưới 20 tuổi (18%); nhóm từ 20 đến 39 tuổi (49%); nhóm từ 40 đến 59 tuổi (76%); nhóm từ 60 tuổi trở lên (42%).
Hình 2. 2. Một số hình ảnh sai phạm sử dụng đất tại khu vực công viên cây xanh quận Hà Đông
Kể từ sau khi có quyết định của thành phố về việc cho phép khai thác tạm khu vực Công viên cây xanh thể thao quận Hà Đông (52,8ha). Đây được coi là lần
đầu tiên tại thành phố Hà Nội xuất hiện cụm từ “quy hoạch tạm”. Việc khai thác mang lại lợi nhuận cho các đơn vị đầu tư kinh doanh thuê đất, sử dụng đất trong một thời gian ngắn, tránh lãng phí tài nguyên đất, tận dụng mang lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Những đối tượng đó phải đảm bảo nguyên tắc mục tiêu là phục vụ nhu cầu hoạt động thể dục, thể thao, phù hợp kế hoạch chung của dự án. Thực tế việc quy hoạch tạm là không mong muốn tại các công trình xây dựng đô thị. Xét trong bối cảnh các công trình công hiện nay còn chậm tiến độ nhiều do các lý do khác nhau, việc quy hoạch tạm được coi là hữu ích xét về khía cạnh kinh tế cho cả bên chủ đầu tư sử dụng đất và nhà nước. Tuy nhiên, việc quản lý không chặt chẽ khiến cho sai phạm diễn ra nhiều. Nguồn lợi nhuận thu được từ việc sử dụng đất quá lớn dẫn đến trong thực tế, khu đất này lại đang bị chi nhánh Phát triển Quỹ đất quận Hà Đông cho một loạt các đơn vị thuê để xây dựng công trình nhà kho, nhà hàng, gara ôtô, các ki ốt bán hàng.