Khái quát tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo Cù Lao Chàm (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3 Khái quát tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Trong năm 2017, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có báo cáo về tình hình thực hiện quy hoạch đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn giai đoạn 2011 – 2015, trong đó tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp như sau:

Giai đoạn 2011-2015, đất nông nghiệp giảm 2.554 ha, do trong quá trình đô thị hóa, đất nông nghiệp chủ yếu chuyển sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và đất ở.

a). Đất trồng lúa: năm 2015 là 18.675ha, giảm 8.919ha so với năm 2011, trong đó đất trồng lúa nước năm 2015 là 10.765ha, giảm 8.440ha so với năm 2011.

Phần lớn (2/3 diện tích) đất trồng lúa giảm do chuyển sang đất trồng cây hàng năm, một ít diện tích chuyển sang đất trồng cây lâu năm ở các khu vực đất trồng cây hàng năm không đem lại hiệu quả kinh tế cao hoặc ở gần khu công nghiệp, xen cài

sang đất phi nông nghiệp (đất ở, đất phát triển hạ tầng,…) phù hợp với quy hoạch được duyệt.

b). Đất trồng cây hàng năm khác: năm 2015 là 16.775ha, tăng 6.844ha so với năm 2011, tăng chủ yếu là từ đất lúa chuyển sang (khoảng 6.000ha) và từ đất ở, đất phát triển hạ tầng… đã giao, cho thuê nhưng chưa triển khai xây dựng công trình (được thống kê theo hiện trạng là HNK: khoảng 1.700ha). Song song đó, đất trồng cây hàng năm khác có giảm một phần do chuyển sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình.

c). Đất trồng cây lâu năm: năm 2015 là 31.371ha, giảm 1.019ha so với năm 2011, chu chuyển tăng giảm như sau:

- Tăng: khoảng 6.400ha do đất ở, đất phát triển hạ tầng… đã giao, cho thuê nhưng chưa triển khai xây dựng công trình (được thống kê theo hiện trạng là CLN)

- Giảm: khoảng 7.409ha, hầu hết chuyển sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình.

- Cân đối tăng giảm: giảm 668ha.

d). Đất rừng phòng hộ: năm 2015 là 34.015ha, tăng 730ha so với năm 2011, tăng do Nhà nước triển khai trồng rừng bổ sung tại khu vực rừng phòng hộ Cần Giờ (chiếm tỷ trọng lớn là trồng rừng phòng hộ trên đất nuôi trồng thủy sản tại xã Lý Nhơn).

đ). Đất rừng đặc dụng: năm 2015 là 30ha, giảm 39ha so với năm 2011, là diện tích khu vườn thực vật tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi theo thống kê năm 2011 là đất rừng đặc dụng, năm 2015 đã thống kê sang loại đất rừng sản xuất, thực tế hiện trạng vẫn là khu vườn thực vật không thay đổi.

e) Đất rừng sản xuất: năm 2015 là 840ha, tăng 77ha so với năm 2011, tăng do chuyển từ đất rừng đặc dụng và đất trồng cây lâu năm sang đất rừng sản xuất tại huyện Củ Chi.

g) Đất làm muối: năm 2015 là 2.069ha, tăng 125ha so với năm 2011.

- Tăng do chuyển từ đất nuôi trồng thủy sản 230ha và đất trồng cây lâu năm 30ha sang đất làm muối tại khu vực gần biển Cần Giờ.

- Giảm do chuyển sang đất rừng phòng hộ 105ha (nhiều nhất ở xã Lý Nhơn, Long Hòa, huyện Cần Giờ).

h) Đất nuôi trồng thủy sản: năm 2015 là 11.348ha, tăng 1.907ha so với năm 2011, tăng là do:

- Từ CLN sang NTS (nhiều ở Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn – huyện Cần Giờ, và một phần ở Hiệp Phước – huyện Nhà Bè) 400ha.

- Từ LUA sang NTS: 600ha ở Nhà Bè (xã Phước Lộc, Nhơn Đức) và 300ha Cần Giờ (Bình Khánh, Hiệp Phước).

- Từ SKK sang NTS (do trước đây thống kê đất KCN Hiệp Phước giai đoạn 2, huyện Nhà Bè) nay thống kê theo hiện trạng ngoài thực địa là đất NTS khoảng 100ha.

- Còn lại là đất bãi bồi, ven sông rạch có nuôi trồng thủy sản nên thống kê vào NTS.

Đất phi nông nghiệp: giai đoạn năm 2011-2015, tăng 2.240ha, đất phi nông nghiệp tăng do chuyển từ đất nông nghiệp sang. Trong đó đất tăng nhiều nhất là đất ở tại đô thị và đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh.

Trong đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp đã nêu rõ: Đất nông nghiệp đang chịu sự tác động của quá trình đô thị hóa nhanh trong khi đó Thành phố chưa có chiến lược và giải pháp đồng bộ, toàn diện về phát triển kinh tế nông thôn và nông nghiệp ngoại thành dẫn đến hiệu quả sử dụng đất sau chuyển đổi chưa cao.

Khu vực đất nông nghiệp báo động về tác động tiêu cực như bỏ hoang hóa đất sản xuất; mua bán sang nhượng đất nông nghiệp; vấn đề ô nhiễm và sinh thái môi trường;

vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông nghiệp; dân số, việc làm nông thôn. (nguồn: Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016 – 2020 thành phố Hồ Chí Minh [22]).

Trong giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn thành phố đã dự kiến khoảng 26246 ha đất nông nghiệp sẽ được chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp (bảng 1.1)

Bảng 1.1: Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất theo từng năm của TP Hồ Chí Minh

Số TT

Chỉ tiêu sử dụng

đất Mã Tổng diện tích

Các năm kế hoạch Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

(1) (2) (3) (4)=(5)+...+(9) (5) (6) (7) (8) (9)

1

Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp

26.246 498 9.157 11.743 2.771 2.076

Trong đó:

1.1 Đất trồng lúa LUA/PNN 13.261 5.095 5.593 1.708 865

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

LUC/PNN 7.896 3.123 2.457 1.708 608

Số TT

Chỉ tiêu sử dụng

đất Mã Tổng diện tích

Các năm kế hoạch Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

(1) (2) (3) (4)=(5)+...+(9) (5) (6) (7) (8) (9)

1.3 Đất trồng cây lâu

năm CLN/PNN 7.497 243 2.853 3.678 71 652

1.6 Đất rừng sản xuất RSX/PNN 22 22

1.7 Đất nuôi trồng thuỷ

sản NTS/PNN 403 69 128 120 53 33

2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

5.760 810 1.152 797 1.413 1.588

Trong đó:

-

Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm

LUA/CLN 1.500 375 500 185 350 90

3

Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở

PKO/OCT 1.363 8 200 1.155

Nguồn: Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016 – 2020 thành phố Hồ Chí Minh

Số liệu của bảng trên cho thấy nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn, nhất là tại các huyện ngoại thành có quỹ đất nông nghiệp lớn như huyện Nhà Bè. Tuy nhiên cần phải có giải pháp đồng bộ để đảm bảo hiệu quả quá trình chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo Cù Lao Chàm (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)