CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOAN 2010 - 2018 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ
2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Nhả Bè
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Nhà Bè là huyện ngoại thành nằm về phía Đông Nam của TP.HCM. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 10042,70 ha. Các đơn vị hành chính thuộc Huyện gồm thị trấn Nhà Bè và sáu xã: Hiệp Phước, Long Thới, Nhơn Đức, Phú Xuân, Phước Kiển, Phước Lộc, với vị trí địa lý như sau:
- Tọa độ địa lý:
+ 10o34'20" - 10o42'30" Vỹ Bắc.
+ 106o40'48" - 106o47'10" Kinh Đông.
- Tứ cận:
+ Phía Đông giáp huyện Cần Giờ và huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).
+ Phía Bắc giáp Quận 7.
+ Phía Tây giáp huyện Bình Chánh, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An).
+ Phía Nam giáp huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An).
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí huyện Nhà Bè
Với vị trí nằm trên đoạn đường thuỷ huyết mạch từ Biển Đông vào sông Sài Gòn, phía Đông tiếp giáp với rừng Sác Cần Giờ; phía Tây Nhà Bè có kênh Cây Khô trên tuyến đường thuỷ từ đồng bằng Sông Cửu Long về TP.HCM. Huyện có một hệ thống sông ngòi thuận lợi cho việc mở rộng giao thông đường thuỷ đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nước sâu đủ sức tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn cập cảng. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn nhân lực dồi dào, Nhà Bè đóng một vai trò quan trọng về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, Huyện còn được xem là một vị trí có ý nghĩa đặc biệt về mặt chiến lược. [12].
Địa hình
Huyện Nhà Bè thuộc vùng thấp trũng, hướng nghiêng thấp dần từ phía Bắc đến phía Nam; độ cao trung bình 1,3m so với mặt nước biển, nơi cao nhất là 1,6m (khu dân cư 2,0m) và có những khu vực có độ cao rất thấp chỉ đạt 0,6m; ngoài ra địa hình trên địa bàn huyện còn bị chia cắt bởi các sông rạch, gây rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Địa chất công trình
- Khu vực có cấu tạo nền đất là phù sa mới, thành phần chủ yếu là sét, bùn sét pha lẫn nhiều tạp chất hữu cơ có màu đen hoặc xám đen.
- Sức chịu tải của nền đất thấp, nhỏ hơn 0,7 kg/cm2.
- Mực nước ngầm không áp nông, cách mặt đất phổ biến ở 0,5 m.
Khí hậu
Nhà Bè nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa mưa nắng rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau:
- Nhiệt độ trung bình: 27,50C, cao nhất: 29 – 330C, thấp nhất: 20 – 250C.
- Độ ẩm trung bình năm: 77,50%.
- Lượng mưa trung bình năm: 2.100 mm.
- Tổng số giờ nắng trong năm: 2.500 giờ.
- Hướng gió chủ yếu: Tây Nam.
Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất
Nhà Bè có tổng diện tích tự nhiên 10.042,70 ha, bao gồm các nhóm đất chính sau:
Bảng 2.1: Tài nguyên đất huyện Nhà Bè Số
TT Loại đất Phân loại đất
Theo Fao/Unesco Ký hiệu Diện tích (ha)
Cơ cấu (%) I Đất phèn hoạt động Orthithionic Fluvisols Flto 4.423,31 44,05 II Đất phèn tiềm tàng Protothionic Gleysols GLtp 2.107,10 20,98 III Đất phù sa Cambic Fluvisols FLc 1.136,66 11,32 IV Diện tích đất sông,
suối 2.377,52 23,67
Tổng cộng 10.042,70 100
Nguồn: Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất huyện Nhà Bè [12]
- Nhóm đất phù sa với diện tích 1.136,66 ha, chỉ chiếm 11,32% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, tập trung ở các xã Phước Kiển, Phước Lộc, thị trấn Nhà Bè và xã Phú Xuân. Nhìn chung, đây là nhóm đất khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; tuy nhiên, do hạn chế bởi nguồn nước mặn, lại bị nhiễm mặn vào mùa khô nên chỉ canh tác được loại hình lúa một vụ, trồng dừa nước, nuôi trồng thủy sản và có thể trồng thêm cây ăn trái. Mặc dù đất đai thuận lợi cho canh tác nông nghiệp nhưng phần lớn đã thuộc các quy hoạch khu dân cư hoặc các dự án nên nhiều diện tích để trống không canh tác.
- Nhóm đất phèn hoạt động, với đặc điểm mùn ở tầng mặt trung bình, đạm tổng số trung bình, phèn cao, pH từ 5,5 – 5,8. Bị nhiễm mặn về mùa khô không canh tác được, nhưng mùa mưa rửa mặn nên có thể cấy lúa được. Tổng diện tích 4.423,31 ha, chiếm 44,05% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố phía nam xã Phước Kiển, khu trung tâm xã Nhơn Đức, Phước Lộc và một phần xã Hiệp Phước.
- Nhóm đất phèn tiềm tàng với đặc điểm tầng sinh phèn xuất hiện nông, phèn nhiều và mặn nhiều, canh tác lúa được về mùa mưa nhưng năng suất không cao và bấp bênh, phân bố tập trung ở xã Hiệp Phước với diện tích 2.107,10 ha, chiếm 20,98%
tổng diện toàn huyện.
hướng dẫn cụ thể để người dân có thể lựa chọn những loại hình sử dụng đất thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao mức sống của người dân, đồng thời bảo vệ đất không bị suy thoái và bảo vệ môi trường.
- Tài nguyên nước + Phân khu thủy vực
Toàn huyện có 2.377,52ha sông, rạch lớn nhỏ, chiếm 23,67% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Hệ thống sông rạch tạo thành bốn khu vực với tính chất khác nhau và chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều; Vào mùa khô, nước mặn từ biển Đông theo sông Soài Rạp – Nhà Bè xâm nhập vào sông rạch từ phía Đông, gây khó khăn cho việc sản xuất nông nghiệp.
+ Phân vùng khu ngập nước
Toàn huyện chia làm ba khu vực với các tính chất như sau:
- Vùng ngập I: Gồm các xã Phước Kiển, Phú Xuân, Nhơn Đức, Phước Lộc và thị trấn Nhà Bè. Đây là vùng giao hội nước, nhiều sông rạch, các nhân tố gây úng ngập gồm thủy triều sông và nước nguồn: mức độ ngập sâu và nước chảy mạnh.
- Vùng ngập II: Gồm một phần xã Long Thới và một phần xã Hiệp Phước, nằm về phía Tây của đường Nguyễn Văn Tạo, các nhân tố ảnh hưởng do thuỷ triều sông, nước nguồn, mưa nội đồng: mức độ ngập sâu, nước chảy vừa.
- Vùng ngập III: Gồm phần lớn xã Hiệp Phước và một phần còn lại của xã Long Thới, nằm về phía Đông của đường Nguyễn Văn Tạo hướng ra sông Nhà Bè; đây là khu vực ven sông lớn, địa hình thấp, tập trung nhiều cửa sông. Yếu tố ảnh hưởng chủ yếu là thủy triều của biển: mức độ ngập sâu, nước chảy mạnh [13].
Thực trạng môi trường
- Hiện trạng chất lượng nước mặt
Lưu vực thoát nước chính của huyện Nhà Bè là sông Nhà Bè và một số sông rạch khác như: sông Soài Rạp, sông Kinh, rạch Dinh Ông. Mạng lưới giám sát chất lượng nước sông Thành phố có trạm quan trắc Nhà Bè nằm trên sông Nhà Bè. Kết quả quan trắc chất lượng nước kênh rạch huyện Nhà Bè như sau: khu vực tại rạch Đầu Mắm – xã Phước Kiển bị ô nhiễm vi sinh nặng vượt 9,8*103 lần. Các rạch khác bị ô nhiễm như rạch Ba Bọng bị ô nhiễm BOD (lượng oxi cần thiết để VSV oxy hóa các
chất hữu cơ), COD (lượng oxi cần thiết để oxi hóa các hợp chất hóa học trong nước), SS, tổng P, tổng N, dầu và coliform; rạch Tư Hóa có dấu hiệu ô nhiễm các giá trị BOD, COD, TSS chớm vượt qua giá trị cho phép.
- Hiện trạng chất lượng không khí
Nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu của huyện Nhà Bè là giao thông và công nghiệp; Theo kết quả điều tra, khảo sát thực tế về tải lượng, nồng độ chất ô nhiễm tại các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố.
Căn cứ vào kết quả phân tích chất lượng không khí nhận thấy hầu hết nồng độ các chỉ tiêu quan trắc chất lượng không khí xung quanh đều nằm trong giới hạn cho phép, một số chỉ tiêu vượt chuẩn do lưu lượng xe lưu thông cao và khu cảng P&O đang trong quá trình san lấp mặt bằng.
So sánh kết quả phân tích chất lượng nước tại các mương xả KCN Hiệp Phước của Viện Sinh học Nhiệt đới với tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 nhận thấy hầu hết các thông số quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn xả thải. Một số tiêu chuẩn như pH, SS, tổng N, COD, vượt tiêu chuẩn xả thải theo TCVN 5945:2005 đối với nguồn loại B [13].