Giải pháp về bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo Cù Lao Chàm (Trang 87 - 92)

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG

3.2 Đề xuất một số giải pháp

3.2.4 Giải pháp về bảo vệ môi trường

- Tăng cường quản lý việc thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư trên địa bàn huyện, thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường tại các khu công nghiệp, điểm công nghiệp; xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm, tạm đình chỉ hoặc cấm hoạt động đối với doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng; công khai thông tin các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Việc xây dựng các nhà máy, dự án trong khu, cụm công nghiệp chỉ được tiến hành sau khi khu, cụm công nghiệp đã hoàn thành Nhà máy xử lý nước thải tập trung theo quy định nhằm đảm bảo xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ các nhà máy.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn Huyện; nâng cao chất lượng các dịch vụ đô thị như: vận chuyển rác thải, cấp nước sạch, cấp điện, chăm sóc bảo trì cây xanh, đèn đường. Quan tâm xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm nguồn nước, không khí tại các Khu công nghiệp, điểm công nghiệp, ...

- Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng các hoạt động đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, đặc biệt là ở khâu thẩm định đối với các dự án.

Tăng cường kiểm tra sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, bảo đảm các dự án trước khi đi vào hoạt động phải được xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh, học viên rút ra một số kết luận sau:

1. Huyện Nhà Bè là huyện có tốc độ đô thị hóa khá nhanh trong giai đoạn 2010 – 2018. Lĩnh vực Thương mại – dịch vụ đã tăng tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế từ 82,12% năm 2010 lên 92,94% năm 2015 và tăng dần trong các năm từ 2016 đến 2018.

Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch khá rõ và hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển hạ tầng xã hội dẫn đến nhu cầu chuyển đổi một diện tích khá lớn đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp. Trong giai đoạn 2010 - 2018 trên địa bàn huyện Nhà Bè đã và đang thực hiện trên 120 dự án chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

2. Chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, đáp ứng cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhu cầu xã hội trên địa bàn huyện. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy giai đoạn 2010 - 2018 trên địa bàn huyện Nhà Bè đã có 440,05 ha đất nông nghiệp đã được chuyển đổi mục đích sử dụng sang các mục đích phi nông nghiệp. Tuy nhiên diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đạt thấp so với kế hoạch đặt ra, cụ thể giai đoạn 2010 – 2015 chuyển đổi xong 153,51 ha, đạt 11% so với kế hoạch đặt ra, giai đoạn 2016 – 2018 chuyển đổi xong 286,54 ha, chỉ đạt 7,5% so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng lập kế hoạch sử dụng đất còn chưa cao, chưa sát với khả năng thực tế, khó khăn trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, nguồn vốn thực hiện các công trình dự án còn hạn chế.

3. Kết quả điều tra xã hội học tại hai dự án nghiện cứu trên địa bàn huyện (dự án xây dựng KCN Hiệp Phước giai đoạn 2 và dự án tạo mặt bằng xây dựng khu đô thị tại xã Phước Kiển – Nhơn Đức) cho thấy bên cạnh những tác động tích cực trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp cũng còn những tác động tiêu cực đến điều kiện sống của người dân như một bộ phận người dân không có việc làm, vấn đề ô

nhiễm môi trường. Việc sở hữu tiền bồi thường, hỗ trợ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển các nhu cầu vật chất, văn hoá tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, một số hộ sử dụng phần lớn số tiền bồi thường cho mục đích xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ dùng cho gia đình… ít đầu tư cho sản xuất kinh doanh, chuyển đổi nghề. Việc sử dụng tiền bồi thường như vậy sẽ tiềm ẩn những điều bất ổn về thu nhập, điều kiện sống khi những vấn đề xã hội nảy sinh, khi nếp sống hiện tại không phù hợp với khả năng tài chính của họ. Điều này dẫn đến đời sống và việc làm của người dân chưa được đảm bảo ổn định và phát triển bền vững.

4. Từ thực trạng công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu, luận văn đã đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp gồm: nâng cao chất lượng lập và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất; giải pháp về vốn đầu tư; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, GPMB, làm tốt công tác bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp;

chú trọng việc đào tạo, giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất;

tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường.

2. KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu trên, để nâng cao hiệu quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong những năm tới, học viên đề xuất một số kiến nghị sau:

- UBND thành phố Hồ Chí Minh cần có giải pháp đảm bảo nguồn vốn và giao vốn hàng năm cho các công trình dự án thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước đúng theo kế hoạch để giải quyết cơ bản tình trạng chậm tiến độ cấp kinh phí thực hiện các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

- UBND thành phố Hồ Chí Minh cần đồng hành với UBND huyện Nhà Bè để có những chỉ đạo và quản lý chặt chẽ, nghiệm ngặt đánh giá đúng thực trạng của địa phương tránh tình trạng đề xuất kế hoạch sử dụng đất tràn lan thiếu khả thi, giảm bớt tình trạng tồn đọng các công trình dự án luân chuyển qua các năm. Kiên quyết xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích.

- Các cơ quan chức năng cần có điều tra, thăm dò tâm lý, nguyện vọng của người nông dân trước khi tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Cần có

những nghiên cứu sâu hơn về những biến đổi trong tâm lý xã hội về vấn đề lao động, việc làm, sự thích ứng của người dân khi chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp.

- Chính quyền địa phương cần có định hướng cho người dân sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ trong các dự án chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp một cách hiệu quả đồng thời cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể trong vận động, hướng dẫn người dân tại địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo Cù Lao Chàm (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)