Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo Cù Lao Chàm (Trang 44 - 79)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOAN 2010 - 2018 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHÀ BÈ

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Nhả Bè

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Thuận lợi

Huyện Nhà Bè có vị trí là cửa ngõ phía Nam Thành phố hướng ra biển Đông.

Hệ thống sông, rạch nhiều (2.361,68 ha), thông ra biển thuận lợi phát triển cảng biển và giao thông thủy nối liền Thành phố, huyện Cần Giờ và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Huyện có tiềm lực lớn về đất đai: quỹ đất dồi dào đủ khả năng cho việc phát triển đô thị một cách đồng bộ, hiện còn nhiều khu đất nông nghiệp bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, năng suất thấp. Do vậy việc chuyển đổi chức năng để hình thành các khu dân cư, khu công nghiệp hoàn chỉnh là điều cần thực hiện để nâng cao giá trị sử dụng đất. Tốc độ đô thị bắt nhịp với sự tăng trưởng năng động của Thành phố, trong đó khu công nghiệp Hiệp Phước - mục tiêu kinh tế trọng điểm phía Nam của Thành phố đang đi vào hoạt động, đây là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động trên địa bàn huyện.

Huyện Nhà Bè có 4.937,36 ha diện tích đất nông nghiệp (chiếm 49,16% diện tích tự nhiên) và 5.105,34 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 50,84% diện tích tự nhiên), trong đó các mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp chính là: đất ở 957,77 ha (chiếm 9,54% diện tích tự nhiên), đất phát triển hạ tầng 684,34 ha (chiếm 6,81% diện tích tự nhiên), đất khu công nghiệp 668,89 ha (chiếm 6,66% diện tích tự nhiên). Tình hình sử dụng đất cho thấy quỹ đất dành cho công trình giao thông, thủy lợi, dịch vụ cảng, khu công nghiệp, khu dân cư, khu tái định cư phát triển. Ngoài ra, quỹ đất nông nghiệp của

huyện còn nhiều tạo điều kiện thuận lợi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và xây dựng các khu dân cư, khu tái định cư,… tạo thuận lợi để huyện Nhà Bè phát triển theo đúng định hướng “từng bước xây dựng Nhà Bè thành huyện có cơ cấu kinh tế thương mại - dịch vụ - công nghiệp phát triển bền vững”.

Khó khăn

- Huyện Nhà Bè thuộc vùng thấp trũng, hướng địa hình thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam; độ cao trung bình 1,3m so với mặt nước biển, nơi cao nhất là 1,6m - 2,0m (thuộc các khu dân cư). Những khu vực trũng có độ cao chỉ đạt 0,6m; ngoài ra địa hình trên địa bàn huyện còn bị chia cắt bởi các sông rạch, gây khó khăn và tốn kém trong việc đầu tư xây dựng hệ thống giao thông cầu cống và cơ sở hạ tầng.

- Hệ thống giao thông đường bộ kết nối với khu vực trung tâm Thành phố chưa thật sự thuận lợi. Điều này ít nhiều làm giảm đi sự hấp dẫn của các khu dân cư mới tạo nên một khoảng cách trong sự phát triển về nhiều mặt về kinh tế và đời sống so với khu vực trung tâm Thành phố. Do đó huyện Nhà Bè cần tiếp tục tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đặc biệt là hạ tầng giao thông để kết nối đồng bộ với các công trình hiện tại, với các quận, huyện lân cận, các trung tâm kinh tế lớn và các đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực vận tải được nâng cao, giao thông được thông suốt an toàn; đảm bảo cho phát triển nhanh và bền vững.

- Trong những năm gần đây địa bàn huyện Nhà Bè chịu tác động của biến đổi khí hậu: Nước biển dâng và các ảnh hưởng kèm theo sẽ tác động đến đến nông nghiệp vùng ven sông, rạch là sự mất đất trồng do đất bị ngập nước, các vấn đề như bồi lắng, xói mòn và xâm nhập mặn, nước mặn sẽ xâm nhập sâu hơn vào nội địa, ảnh hưởng đến mùa màng và năng suất cây trồng. Thêm vào đó, nước ở nhiều sông, hồ và cả nước ngầm cũng sẽ bị mặn, làm cho việc cấp nước sản xuất trở nên khó khăn. Lượng mưa tăng sẽ làm hư hỏng mặt đường, đặc biệt làm hư hỏng nặng nề đối với các mặt đường cấp phối đá, các đường hẻm, đường liên ấp, nội ấp, các khu dân cư. Tiến độ thi công đường cũng bị ảnh hưởng, chất lượng công trình không đảm bảo khi thi công trong điều kiện mưa, bão kéo dài. Nước biển dâng có thể nhấn chìm cơ sở hạ tầng giao thông ven biển như đường bộ, bến bãi,...

2.2 Khái quát quá trình đô thị hóa ở huyện Nhà Bè giai đoạn 2010 – 2018 và tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện

2.2.1 Khái quát quá trình đô thị hóa ở huyện Nhà Bè giai đoạn 2010 – 2018 và quy hoạch phát triển đến 2020

Từ năm 2010 đến năm 2018, cơ cấu kinh tế của huyện Nhà Bè có sự chuyển dịch khá rõ và hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Các loại đất phi nông nghiệp tăng đáng kể đã góp phần làm cho diện mạo thị trấn Nhà Bè, Trung tâm các xã, các khu dân cư nông thôn ngày càng khang trang hơn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công cộng ngày càng hoàn thiện... nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đã hình thành và tiếp tục được mở rộng không những góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương mà còn thu hút một lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn.

Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Nhà Bè qua các năm

Đơn vị tính: % Ngành

kinh tế

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Công nghiệp – XD 11,63 3,87 3,35 2,80 2,74

Thương mại – dịch

vụ 82,12 92,94 93,76 94,61 94,91

Nông nghiệp 6,25 3,19 2,89 2,59 2,35

Tổng 100 100 100 100 100

(Nguồn: UBND huyện Nhà Bè, Báo cáo tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội qua các năm [14])

Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch mạnh trong giai đoạn 2010 – 2015, lĩnh vực Thương mại – dịch vụ đã tăng tỷ trọng trong nền kinh tế từ 82,12% năm 2010 lên 92,94% năm 2015 và tăng dần trong các năm từ 2016 đến 2018.

+ Công nghiệp- XDCB: Ngành công nghiệp - XDCB trên địa bàn huyện mặc dù giảm tỷ trọng trong nền kinh tế của huyện năm 2010 chiếm 11,63%, năm 2015 là 3,87%, đến năm 2018 là 2,74% nhưng giá trị sản xuất công nghiệp thực tế vẫn tăng trong giai đoạn 2010 – 2018, cụ thể theo số liệu thống kê của UBND huyện, năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp của huyện đạt 160,1 tỷ đồng thì đến 2018 đã tăng và đạt 337,86 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với 2010.

+ Thương mại- dịch vụ: Giá trị sản xuất thương mại – dịch vụ tăng mạnh trong giai đoạn 2010 – 2018, cụ thể năm 2010 GTSX thương mại –dịch vụ là 3924,9 tỷ đồng thì đến 2018 đã đạt 11.661,99 tỷ đồng, gấp 3 lần so với 2010.

+ Nông nghiệp, mặc dù tỷ trọng nông nghiệp trong các ngành kinh tế của huyện giảm từ 6,25% năm 2010 còn 2,35% năm 2018 nhưng giá trị sản xuất thưc tế của ngành nông nghiệp vẫn được duy trì trong giai đoạn từ 2015 đến nay, cụ thể năm 2015 GTSX ngành nông nghiệp là 278,3 tỷ đồng thì đến 2018 vẫn duy trì và đạt 278,86 tỷ đồng. Huyện tích cực thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trên địa bàn huyện Nhà Bè giai đoạn 2015 – 2017 và định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2020. Tính đến nay, trên địa bàn Huyện có 05 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Lao động làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Nhà Bè tăng từ 48.870 người (năm 2010) lên khoảng 58.497 người (năm 2015), trong đó có 41.213 người có việc làm ổn định; đồng thời cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hướng, giảm nhanh lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện Nhà Bè tăng từ 15,00 triệu đồng/người/năm (năm 2010) tăng lên ước đạt 38 triệu đồng/người/năm (năm 2015). Năm 2018 đã giải quyết việc làm cho 6.548 lượt lao động (2.908 nữ) đạt 105,62% kế hoạch năm, trong đó lao động có việc làm ổn định trong khu công nghiệp, dịch vụ là 3.437 lượt lao động (1.428 nữ), đạt 114,57% kế hoạch năm. Tổ chức tốt công tác tư vấn hướng nghiệp tại các trường THCS, PTTH, các xã trên địa bàn Huyện với 6.215 lượt (đạt 103,58% so với kế hoạch). (nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội qua các năm của UBND huyện Nhà Bè).

Cùng với tốc độ đô thị hóa, công tác quản lý đô thị được tập trung chỉ đạo và nhiều chuyển biến tích cực đặc biệt là tăng cường kiểm tra xử lý kiên quyết đối với các vi phạm về trật tự xây dựng, trật tự giao thông đô thị; đẩy mạnh việc cấp phép và quản lý sau cấp phép xây dựng. Công tác quản lý chất lượng công trình được tăng cường từ kế hoạch, hướng dẫn, thẩm định, kiểm tra đảm bảo theo chức năng, nhiệm vụ và từ đó từng bước nâng cao chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn Huyện.

Huyện Nhà Bè đã từng bước khai thác sử dụng nguồn tài nguyên đất ngày càng có hiệu quả. Hệ số sử dụng đất đã tăng lên qua từng năm.

Đất nông nghiệp bị thu hồi được sử dụng vào những mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu sử dụng vào 3 mục đích chính là: Xây dựng kết cấu hạ tầng, KCN và khu đô thị. Trên địa bàn huyện đã và đang triển khai các dự án: Dự án xây dựng giao lộ Nguyễn Hữu Thọ - Phạm Hữu Lầu; Dự án Khu đô thị mới Phước Kiển – Nhơn Đức;

Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành; Dự án Ngầm hóa 220kv Nhà Bè – Tao Đàn; Dự án Khu công nghiệp Hiệp Phước giai đoạn 2. Tỷ lệ thu hồi cho các mục đích có sự khác nhau giữa các xã trên địa bàn huyện. Sự khác nhau về mục đích sử dụng đất một mặt tạo ra khả năng khai thác tốt, mặt khác cũng tạo những khả năng khác nhau về giải quyết thu nhập, đời sống việc làm của các hộ bị thu hồi đất.

Đất sản xuất nông nghiệp đã được giao cho người dân sử dụng ổn định, lâu dài;

công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được quan tâm thực hiện ngày càng hiệu quả. Công tác quản lý quỹ đất nông nghiệp là đất công ích, khó giao được chú trọng, quản lý ngày càng chặt chẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho ngân sách và góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Quỹ đất dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, chỉnh trang, xây dựng mới các khu dân cư ngày càng tăng và được quản lý chặt chẽ hơn.

Quỹ đất phục vụ cho các công trình phúc lợi công cộng như văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao.... cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội từng bước đồng bộ, giúp cho người dân được giao lưu thuận tiện hơn và được hưởng thụ những lợi ích từ cơ sở hạ tầng đem lại góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nhiều công trình công cộng phục vụ cho đời sống nhân dân được xây mới và sửa chữa. Hệ thống đường giao thông được nâng cấp. Hệ thống các trường từ mầm non đến tiểu học, trung học các cấp được quan tâm, đầu tư sửa chữa….

* Định hướng quy hoạch phát triển đô thị tại huyện Nhà Bè đến 2020

Theo Quy hoạch chung phát triển đô thị của thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 2020 cơ cấu dân số của huyện Nhà Bè sẽ đạt tới 400.000 người, đơn vị hành chính của huyện gồm có 6 xã nông thôn và một thị trấn tổng diện tích tự nhiên là 100,41 km2.

Theo điều chỉnh một số xã nông thôn sẽ thu hẹp lại để sử dụng diện tích đó phát triển

Cảng – khu công nghiệp Hiệp Phước, Khu đô thị Nhơn Đức – Phước Kiến và khu đô thị nằm dọc bên đường Nguyễn Hữu Thọ. Ngoài ra khu vực huyện Nhà Bè cũng là nơi có hệ thống hạ tầng kỹ thuật của thành phố về phía Nam, do vậy thích hợp hình thành các khu dân cư đô thị và một khu vực chức năng hành chính quan trọng khác của Sài Gòn.

Xây dựng và quy hoạch hệ thống dân cư đô thị tập trung đến năm 2020

Cụm dân cư số 1: là khu vực phía Đông huyện Nhà Bè gồm các xã Phú Xuân và thị trấn Nhà Bè ranh giới là các sông Nhà Bè, Soài Rạp, Mương Chuối, Rạch Dơi và sông Phú Xuân. Tổng diện tích của khu vực này là 1.020 ha, dân số dự kiến 100.000 người. Đây là khu dân cư hiện hữu dọc theo bên đường Huỳnh Tấn Phát và đường Nguyễn Bình, các khu vực khác bố trí khu nhà ở mới với hạ tầng kỹ thuận hiện đại phù hợp phát triển cũng như hình thành các khu đô thị văn minh.

Cụm dân cư số 2: Có diện tích quy hoạch là 655 ha, dân số dự kiến đến năm 2020 là 75.000 người. Đây là khu vực dân cư mới nằm xem kẽ chủ yếu là nhà cao tầng với nhà ở thấp tầng cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuận đồng bộ nằm ở phía Bắc của huyện dọc theo tuyến đường Lê Văn Lương và Nguyễn Hữu THọ.

Cụm dân cư số 3: Với diện tích 890 ha và dân số dự tính là 125.000 người đến năm 2020, đây là khu vực đô thị sầm uất gồm các khu dân cư mới là Ngã Ba Nhơn Đức, Nhơn Đức – Phước Kiển và khu đô thị phía đông trục đường huyết mạch Nguyễn Hữu Thọ.

Cụm dân cư số 4: Gồm địa bàn các xã Long Thới, Hiệp Phước có diện tích 550 ha, dân số ước tính là 60.000 người. Ngoài khu dân cư hiện hữu dọc theo tuyến đường Nguyễn Văn Tạo, các khu vực khác được quy hoạch chỉnh trang với hạ tầng kỹ thuật đồng bồ với cụm cảng – công nghiệp Hiệp Phước đang được xây dựng, với chức năng chính là khu kho cảng quốc tế, cụm công nghiệp có quy mô lớn, khu nhà ở khang trang tiện nghi cùng các khu thương mại dịch vụ sầm uất.

Quy hoạch hai khu dân cư nông thôn

Bên cạnh việc quy hoạch phân bổ 4 cụm dân cư đô thị thì huyện Nhà Bè còn có 2 khu dân cư nông thôn là phía Tây xã Phước Lộc và khu dân cư phía Tây xã Nhơn Đức với tổng diện tích là 725 ha, dân số dự tính đến năm 2020 là 40.000 người. Tại

các khu vực này tập trung phát triển chuyên canh về nông nghiệp đảm bảo nguồn cung lương thực đồng thời xây dựng các mảng xanh không gian mở.

Ngoài các khu dân cư tập trung, huyện Nhà Bè đang phát triển khu công nghiệp Hiệp Phước có diện tích 2.000 ha, ngoài ra các khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp khác như: khu công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tại xã Phước Kiển, xã Phước Lộc, xã Long Thới; khu trung tâm thủy sản (khoảng 70 ha); tổng kho xăng dầu Nhà Bè. Mật độ xây dựng khu dân cư hiện hữu từ 40 -50% và khu nhà ở mới 30 – 35%, giữa các khu dân cư và các khu công nghiệp đều xây dựng các mảng xanh nằm xen kẽ, nhằm mang lại bầu không khí trong lành, giảm thiếu tiếng ồn góp phần xây dựng một cộng đồng văn minh hiện đại. [22]

2.2.2 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai

Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống của nhân dân đã từng bước được cải thiện, bộ mặt đô thị và nông thôn đã có nhiều thay đổi, nhu cầu sử dụng đất cho các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt cho xây dựng cơ sở hạ tầng và nhà ở, khu buôn bán nhỏ và hệ thống chợ phát triển. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai được huyện quan tâm và thực hiện ngày càng chặt chẽ hơn.

Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đất đai

Thực hiện Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè đã nghiêm túc mở các lớp tập huấn nhằm triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai và hướng dẫn cho các xã, thị trấn thuộc huyện thực hiện, góp phần quan trọng trong việc đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống, cũng như tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn, phù hợp với điều kiện thực tế của Huyện. Ban hành các văn bản chỉ đạo và thực hiện việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ và người dân nắm băt kịp thời các chính sách của Nhà nước liên quan đến đất đai. Ngoài ra Ủy ban nhân dân Huyện còn tổ chức mở các lớp hội nghị tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ Địa chính - Xây dựng của các xã, thị trấn; các lớp tuyên truyền, học tập văn bản pháp luật đất đai cho các cán bộ tạo nguồn của Huyện nhằm không

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn biển đảo Cù Lao Chàm (Trang 44 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)