Bài 24 - ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST (Tiếp theo)

Một phần của tài liệu Giáo án học kì 1 (Trang 68 - 71)

Ngày dạy Tiết Lớp Ghi chú

9A 9B I. Mục tiêu.

1. Kiến thức, kĩ năng và thái độ.

*. Kiến thức.

Hs phân biệt được hiện tượng đa bội thể và thể đa bội , sự hình thành thể đa bội, các dấu hiệu nhận biết thể đa bội

*. Kĩ năng.

Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, tư duy logic

*. Thái độ.

- Củng cố niềm tin của hs vào khả năng của khoa học sinh học hiện đại trong việc nhận thức bản chất của các hiện tượng sinh học

- Giáo dục hs ý thức tự giác trong việc bảo vệ môi trường sống, chống ÔN.

2. Định hướng phát triển năng lực.

Phát triển năng lực tự học, hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề.

3. Phương pháp kĩ thuật dạy học.

Phương pháp vấn đáp - tìm tòi; phương pháp trực quan; phương pháp dạy học nhóm.

Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

II. Chuẩn bị của GV và HS.

*. GV: Bảng phụ.

*. HS: Học bài cũ và tìm hiểu trứơc bài mới.

III. Chuỗi hoạt động dạy học

*. KT bài cũ (6’)

Trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội 2n + 1 và 2n – 1 ? A. Hoạt động khởi động. (1’)

Sự biến đổi số lượng NST có thể xảy ra ở 1 vài cặp NST(gọi là hiện tượng dị bội thể) hoặc xảy ra ở tất cả các cặp NST (hiện tượng đa bội thể). Bài trước ta đã nghiên cứu hiện tượng dị bội thể, bài này tiếp tục nghiên cứu hiện tượng đa bội thể.

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

Hoạt động 1: ( Tìm hiểu hiện tượng đa bội) thời gian 15’

- Gv yêu cầu hs nhắc lại:

? Thế nào là bộ NST lưỡng bội ? =>

từ đó nêu được:? Thế nào là thể lưỡng bội

(Có bộ NST chứa các cặp NST tương đồng )

? Các cơ thể có bộ NST 3n , 4n , 5n có chỉ số khác thể lưỡng bội ntn - Hs nêu được : Các cơ thể đó có bộ NST là bội số của n

-Gv : Đó là hiện tượng đa bội thể . Vậy ? Hiện tượng đa bội thể là gì?

=> Từ đó cho biết : ? Thể đa bội là gì?

- Hs trả lời câu hỏi .

- Gv : Nhấn mạnh điểm khác nhau giữa hiện tượng đa bội thể và thể đa bội

- Gv thông báo : Sự tăng số lượng

I. Hiện tượng đa bội thể

- Hiên tượng đa bội thể là hiện tượng bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n ( lớn hơn 2n )

-Thể đa bội : Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (lớn hơn 2n)

- Trong tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng, vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn dẫn tới kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cqsd to, sinh trưởng phát triển mạnh và chống chịu tốt.

-> Dấu hiệu nhận biết : Tăng kích thước

NST , ADN ảnh hưởng đến cường độ đồng hoá và kích thước của tế bào - Gv cho hs quan sát hình 24.1 ->

24.4 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :

? Sự tương quan giữa mức đa bội thể và kích thước của các cơ quan ở các cây nói trên ntn

? Có thể nhận biết cây đa bội qua những dấu hiệu nào

? Có thể khai thác những đặc điểm nào của cây đa bội trong chọn giống cây trồng ?

- Hs trả lời câu hỏi.

- Gv : ? Tại sao tăng số lượng NST thì lại tăng kích thước các cơ quan ? -> Gv lấy ví dụ minh họa: giống dưa hấu tam bội(3n) -> ngọt hơn, không có hạt .

- Hs nghe và tiếp thu kiến thức

các cơ quan - Ứng dụng :

+Tăng kích thước thân , cành  tăng sản lượng gỗ

+Tăng kích thước thân, lá , củ , quả  Tăng sản lượng rau màu

+Tạo giống có năng suất cao

Hoạt động 2: ( Tìm hiểu sự hình thành thể đa bội ) thời gian 15’

- Gv cho hs nhắc lại kết quả của quá trình nguyên phân và giảm phân -> Yêu cầu hs quan sát hình 24.5 - sgk

? So sánh giao tử và hợp tử ở 2 sơ đồ 24.5 a và 24.5 b

? Trong 2 hình trên, trường hợp nào minh họa sự hình thành thể đa bội do rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân

- Hs trả lời nêu được :

+ Hình a : hợp tử nguyên phân lần đầu bị rối loạn

+Hình b: Giảm phân bị rối loạn - Gv : ? Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thể đa bội là gì ?

- Hs trả lời câu hỏi

*Gv liên hệ lưu ý hs: Đột biến đa bội thể ở thực vật thì có lợi, nhưng nếu xảy ra ở động vật hay con người thì cũng có thể có hại. Vì vậy cần chú ý bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật tránh các tác nhân gây ô nhiễm có thể dẫn

II .Sự hình thành thể đa bội

Cơ chế hình thành thể đa bội do rối loạn nguyên phân hoặc giảm phân không bình thường -> Tất cả các cặp NST không phân li -> Tạo ra thể đa bội

( sơ đồ hình 24.5 – 70)

đến gây đột biến

-> Gv nhận xét , kế luận chung

C. Hoạt động luyện tập và vận dụng.(5’) - Hs đọc kết luận sgk

- Gv hướng dẫn hs trả lời câu hỏi SKG – T71 D. Hoạt động tìm tòi mở rộng. (3’)

Trả lời câu hỏi sgk + đọc trước bài 25 IV. Rút kinh nghiệm của GV.

………

………

………...

Một phần của tài liệu Giáo án học kì 1 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w