Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiến
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng tiêu dùng rau an toàn của Việt Nam
Theo Nguyễn Văn Thuận (2015) hiện nước ta có khoảng 160 cơ sở chế biến rau quả với tổng năng suất 290.000 tấn sản phẩm/năm, trong đó DNNN chiếm khoảng 50%, DN quốc doanh 16% và DN có vốn đầu tư nước ngoài 34%, ngoài ra còn hàng chục ngàn hộ gia đình làm chế biến rau quả ở qui mô nhỏ.
Hiện nay tiêu thụ rau chủ yếu cho tiêu dùng trong nước, sản phẩm rau cho chế biến chiếm tỷ lệ không đáng kể, năm 2015 rau quả xuất khẩu chỉ đạt 235 triệu USD, trong đó phần lớn là từ quả chế biến. Sản phẩm rau cho xuất khẩu chủng loại rất hạn chế, hiện chỉ một số loại như cà chua, dưa chuột, ngô ngọt, ngô rau, ớt, dưa hấu ở dạng sấy khô, đóng lọ, đóng hộp, muối mặn, cô đặc, đông lạnh và một số xuất ở dạng tươi.
Tiêu thụ trong nước không nhiều và giá cả thất thường phụ thuộc vào lượng hàng nông sản cung cấp trong khi mức tiêu thụ hạn chế dẫn đến tình trạng một mặt hàng nông sản có năm rất đắt, có năm lại rất rẻ ảnh hưởng đến tính bền vững trong sản xuất.
Sản phẩm rau trở thành hàng hoá ngay sau khi thu hoạch và nó rất dễ bị hư hỏng trong khi hầu hết các vùng sản xuất hàng hoá lớn chưa có nơi sơ chế và kho bảo quản tạm thời.
Đối với người Việt Nam rau là một loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, có thể nói đây là một sản phẩm quen thuộc và không thể thiếu. Rau an toàn là một sản phẩm mới, hiểu theo một cách nào đó với người Việt Nam rau an toàn thường mang tính hiện đại và tính thương mại cao vì giá của nó.
Người tiêu dùng đã ý thức được các sản phẩm rau an toàn và tính quan trọng của sản phẩm này đối với sức khỏe trong tình hình sản xuất rau không đảm bảo nhất là dân cư ở các khu vực thành thị.
Trong những năm gần đây nhu cầu về sản phẩm rau an toàn trong nước ngày càng gia tăng, tuy nhiên có một thực trạng và cho rằng đó cũng là một nghịch lý đã tồn tại từ rất lâu trong tâm trí người tiêu dùng hiện nay đó là rau sản xuất không
theo qui trình, không được kiểm soát lại bán được nhiều hơn so với rau sạch, rau an toàn do giá thành rẻ hơn. Người tiêu dùng trong nước hoàn toàn ý thức được mức độ nguy hại từ sản phẩm rau không an toàn, và họ đánh giá cao việc sản xuất các sản phẩm rau hữu cơ và rau an toàn bằng việc sẵn sàng chấp nhận các sản phẩm này. Tuy nhiên có hai lý do khiến cho thị trường rau an toàn hiện nay ở Việt Nam đang là một dấu hỏi lớn:
+ Tôi không mua rau an toàn vì không biết địa chỉ bán rau an toàn.
+ Tôi không mua rau an toàn vì tôi nghĩ rau an toàn cũng chưa chắc đảm bảo an toàn.
Hiện nay ở Việt Nam nhiều người sản xuất rau đã ý thức được tầm quan trọng của chất lượng sảm phẩm đối với người tiêu dùng nên họ cũng tự giác tuân thủ chặt chẽ các qui định trong sản xuất rau an toàn. Nhưng làm cách nào để tất cả người tiêu dùng đều được tiếp cận với rau an toàn đang là một điều mà nhiều nhà sản xuất và các chuyên gia đầu ngành đau đầu suy nghĩ.
Việc sản xuất rau sạch ở nước ta còn mới mẻ, chưa phổ biến nên sản xuất rau còn phân tán, manh mún, quy mô nhỏ, trình độ chuyên canh và thâm canh chưa cao, năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. sản phẩm rau sạch chưa thực sự đến với người dân, người dân cũng chưa thực sự hiểu rõ về sản phẩm rau sạch.
Công tác qui hoạch vùng sản xuất rau hàng hoá chưa rõ trong phạm vi toàn quốc và từng vùng sinh thái, các địa phương lúng túng trong hoạch định lâu dài chiến lược phát triển các loại cây trồng nói chung và cây rau hoa nói riêng, trong đó có chiến lược về diện tích sản xuất.
Thị trường tiêu thụ không ổn định kể cả thị trường trong nước và nước ngoài do sản xuất của chúng ta không chủ động về số lượng và chất lượng sản phẩm.
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề rất nan giải trong sản xuất rau hiện nay, qui trình sản xuất rau an toàn đã và đang được ban hành song việc tổ chức sản xuất và kiểm tra giám sát thực hiện qui trình còn kém, kết hợp với trình độ dân trí và tính tự giác thấp của người sản xuất đã cho ra các sản phẩm không an toàn, giảm sức cạnh tranh của nông sản.
Sản xuất theo hợp đồng giữa người sản xuất và doanh nghiệp đã được hình thành ở nhiều vùng sản xuất hàng hoá song nhìn chung còn ít, việc chấp hành theo hợp đồng ký kết của cả người sản xuất và doanh nghiệp chưa nghiêm dẫn đến tình
trạng doanh nghiệp không thu mua sản phẩm theo hợp đồng hoặc dân không bán sản phẩm cho doanh nghiệp khi có sự biến động giá cả ngoài thị trường.
Việc tiêu thụ rau còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế xã hội nước ta còn khó khăn, thu nhập của người dân còn thấp chưa đủ khả năng tiêu dùng sản phẩm cao cấp này. Để giải quyết khó khăn, các cơ sở kinh doanh cần có những biện pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng rau sạch, đồng thời hạ giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và thu nhập của người dân. Như vậy, mọi tầng lớp dân cư trong xã hội đều được tiêu dùng sản phẩm rau sạch.
Hiện nay, rau sạch của cả nước chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng tươi theo thời vụ. Việc thu hoạch, vận chuyển mang tính thủ công, kỹ thuật vảo quản rau sạch còn mang tính cổ truyền, gây tổn thất nặng sau thu hoạch. Mặt khác, do chạy theo lợi nhuận, nhiều nơi phun thuốc trong suốt thời gian kề sát trước khi thu hoạch, dẫn tới hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật cao quá ngưỡng cho phép. Điều này có thể gây ngộ độc cho người tiêu dùng và làm người tiêu dùng e ngại khi sử dụng rau. Hiện nay có rất nhiều trường hợp do ngộ độc rau gây ra, làm tổn thất cả người và của. Do đó, nhu cầu sử dụng rau sạch của người dân là rất lớn (Nguyễn Thị Hằng, 2013).
Bên cạnh đó các sản phẩm rau sạch chưa có bao bì đẹp nên chưa hấp dẫn được người tiêu dùng mà sản phẩm rau sạch thường được đựng trong các bao trải, các sọt thông thường. Công thêm phương tiện vận chuyển thô sơ làm cho sản phẩm rau sạch bị hỏng, bị nát trong quá trình vận chuyển khiến rau sạch bán không được giá, còn cơ sở kinh doanh thì kém doanh thu.
2.2.2. Thực trạng sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Tổng diện tích trồng rau của thị xã năm 2013 của toàn tỉnh là 1654 ha (3 vụ), diện tích trồng rau tập trung chủ yếu ở huyện có truyền thống như: Lương Tài 181,7 ha; Yên Phong: 125,4 ha; Quế Võ 108,7 ha; Thị xã Từ Sơn: 98,4 ha; Gia Bình:
114,1 ha; Tiên Du 112,5 ha; ……. năng suất bình quân khoảng 270 tạ/ha. Sản lượng đạt 5.508 tấn/năm/huyện.
Như vậy sản xuất rau của thị xã mới chỉ đáp ứng được khoảng 37% nhu cầu tiêu dùng của hơn 1 triệu người dân trên địa bàn. Lượng rau thiếu hụt chủ yếu được vận chuyển từ nơi khác đến không rõ nguồn gốc và chất lượng không được kiểm soát.
Trong những năm qua, rau ở tỉnh Bắc Ninh chủ yếu được sản xuất theo phương pháp truyền thống, năng suất thấp, chất lượng không được đảm bảo, phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh.
Hiện tại số hộ dân sản xuất rau an toàn còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn.
Nguyên nhân sản xuất rau an toàn chưa phát triển mạnh:
- Chi phí đầu tư sản xuất rau an toàn cao, quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt từ khâu làm đất cho đến thu hoạch, đòi hỏi người tham gia sản xuất phải có trình độ nhất định.
- Rau an toàn là khái niệm còn rất mới đối với nông dân, chưa được phổ biến rộng rãi trong lưu thông, giá thành sản phẩm cao; người tiêu dùng khó nhận biết, phân biệt giữa rau an toàn và rau thường, do đó sản phẩm rau an toàn làm ra khó tiêu thụ.
- Chính sách hỗ trợ cho công nghệ sản xuất rau an toàn chưa thu hút được các doanh nghiệp và nông dân đầu tư vào sản xuất. Công tác quản lý chất lượng của cơ quan nhà nước về rau an toàn chưa chặt chẽ.
Từ tỉnh Bắc Ninh trẻ, tốc độ đô thị hóa nhanh. Nhu cầu tiêu dùng nông sản thực phẩm ngày càng tăng, đặc biệt là các loại thực phẩm sạch trong đó có rau an toàn. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến để sản xuất rau an toàn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thay thế dần các loại rau sản xuất theo phương pháp truyền thống, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống người dân là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Mặt khác, sản xuất rau an toàn cho hiệu quả kinh tế cao hơn từ 2-3 lần so với sản xuất rau truyền thống (từ 70-100 triệu đồng/ha).
Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 3 loại hình sản xuất, tổ chức sản xuất, trong đó chủ yếu là do hợp tác xã/ tổ hợp tác sản xuất. Tuy nhiên, các sản phẩm rau an toàn và rau hữu cơ đang được phân phối tại các điểm bán lẻ không đa dạng về chủng loại và mẫu mã cũng xấu hơn các loại rau không an toàn khác. Thế nhưng, không hề dễ dàng để tìm được rau an toàn trên thị trường, Theo điều tra của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS), đa số người tiêu dùng đồng ý mua rau an toàn với mức giá cao hơn 20-30%, thậm chí chấp nhận mua mua với mức giá cao hơn 50% thế nhưng có tới 97% người được hỏi không thật tin vào những quảng cáo của người sản xuất, kinh doanh (Nguyễn Công Hiệp, 2016).
Thực tế cho thấy, do công tác quản lý và hậu kiểm chưa nghiêm nên xuất hiện rất nhiều điểm bán hàng trưng biển “Rau an toàn” trong khi thực tế không có giấy tờ gì chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của rau. Rất nhiều người tiêu dùng đã buộc phải trả giá cao nhưng vẫn không mua được sản phẩm thật sự an toàn và sạch.
2.2.3. Tóm tắt các công trình nghiên cứu liên quan
Nguyễn Văn Thuận và Võ Thành Danh (2016). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng rau an toàn tại thành phố Cần Thơ, nghiên cứu của trường Đại học Cần Thơ.
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên phỏng vấn trực tiếp 100 người hiện đang tiêu dùng rau an toàn. Bài viết này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn tiêu dùng các sản phẩm rau an toàn ở Thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, rau an toàn được cung cấp chủ yếu trong hệ thống siêu thị. Phần lớn người tiêu dùng có thu nhập tương đối cao. Có ba yếu tố ảnh hưởng tới tiêu dùng rau an toàn đó là: khoảng cách mua hàng, lòng tin của khách hàng, và tính sẵn có của sản phẩm. Để phát triển ngành rau an toàn tại Thành phố Cần Thơ, các giải pháp được đề xuất: Phát triển thêm điểm bán hàng, đa dạng hệ thống phân phối nhằm tạo ra sự tiện hơn cho người tiêu dùng trong việc mua hàng, các nhà phân phối và sản xuất nên kết hợp xây dựng nhãn hiệu/ thương hiệu cho sản phẩm nhằm tăng lòng tin của khách hàng, và tổ chức lại sản xuất theo hình thức tổ/ nhóm hợp tác, câu lạc bộ hoặc hợp tác xã.
Lê Thị Hoa Sen và Hồ Thị Hồng (2012) “Một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất-tiêu thụ rau an toàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp phát triển. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011 ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông tin phân tích trong nghiên cứu này được thu thập thông qua thảo luận nhóm người sản xuất rau ở hai hợp tác xã Kim Thành và Quảng Thọ tỉnh Thừa Thiên Huế; phỏng vấn 161 hộ tiêu dùng ở hai Phường Tây Lộc và Thuận Hòa thành phố Huế và các tiểu thương ở chợ và cán bộ hai phường nói trên. Kết quả cho thấy rằng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đang gặp rất nhiều khó khăn. Sản xuất rau an toàn có tính rủi ro cao hơn, năng suất thấp hơn rau thường từ 15 đến 30% và mất nhiều công lao động hơn rau thường. Trong khi đó người tiêu dùng còn thiếu nhận thức và thiếu thông tin về rau an toàn. Bên cạnh đó chưa xác định rõ cơ quan ban ngành quản lý và đảm bảo chất lượng rau an toàn nên khó tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Do vậy, chỉ khoảng 20% sản lượng rau an toàn được bán vào thị trường cần có xác nhận rau an toàn.
80% sản lượng rau an toàn còn lại phải bán lẫn lộn với rau không sản xuất theo qui trình an toàn. Đây là những yếu tố chính cản trở sản xuất rau an toàn ở địa bàn nghiên cứu. Để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại thành phố Huế cần tiến
hành đồng thời nhiều giải pháp, trong đó chú trọng vào (i) nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng;(ii) cung cấp thông tin đầy đủ về rau an toàn; (iii) xác định cơ quan quản lý rau an toàn và (iv) tổ chức bán ở địa điểm thuận lợi cho người tiêu dùng.
Trần Thị Ba (2008),Chuỗi cung ứng rau ĐBSCL theo tiêu chuẩn GAP.Bài viết trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để người tiêu dùng trong nước yên tâm ăn rau thì lúc đó rau Việt Nam mới có thể xuất khẩu được. Đây là một trong những vấn đề thách thức của ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng phải giải quyết.Tác giả cho rằng để áp dụng quy trình nông nghiệp an toàn thì cần:
(1)Tìm hiểu đồng bằng sông Cửu Long và sản xuất rau của ĐBSCL.(2)Tìm hiểu chuỗi cung ứng rau ở ĐBSCL.(3)Phân tích những điểm mạnh và yếu, cơ hội và thách thức của rau ĐBSCL.(4)Đưa ra giải pháp quản lý chuỗi cung ứng rau của ĐBSCL theo hướng GAP. Từ những nghiên cứu,tác giả khẳng định: Quản lý xuyên suốt chuỗi cung ứng rau đồng bằng sông Cửu Long theo hướng GAP là giải pháp quản lý chất lượng và nâng cao chất lượng rau đồng bằng, mọi thành viên tham gia trong chuỗi sản xuất và cung ứng rau đều có trách nhiệm của họ đối với chất lượng sản phẩm. Đây là giải pháp cạnh tranh cao nhất giúp việc truy nguyên nguồn gốc của rau dễ dàng.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một báo cáo, công trình nghiên cứu cụ thể về việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng thị xã Từ Sơn.