Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã Từ Sơn
4.3.7. Trình độ học vấn của người tiêu dùng
Trình độ học vấn có ảnh hưởng tích cực tới quyết định mua của người tiêu dùng. Với trình độ học vấn thấp, người tiêu dùng có thể không quan tâm tới các tác động lâu dài của việc dùng thực phẩm không an toàn. Ngược lại, người có trình độ học vấn cao có cơ hội tiếp cận những thông tin về các vấn đề vệ sinh an toàn thực
phẩm, nhận thức được các rủi ro và lợi ích trong sử dụng thực phẩm hàng ngày. Từ đó, họ có thể đánh giá được những tác động đi kèm để điều chỉnh thói quen tiêu dùng của mình. Những người có trình độ học vấn khác nhau thì mức độ thường xuyên tiêu dùng rau an toàn là khác nhau.
Bảng 4.25. Mức độ ảnh hưởng chia theo trình độ học vấn của người tiêu dùng
Trình độ Tổng
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không dùng Số
người Tỷ lệ Số
người Tỷ lệ Số
người Tỷ lệ
Trên đại học 3 2 66,67 1 33,33 0 0,0
Đại học - cao đẳng 10 4 40,00 4 40,00 2 20,0
Trung cấp 17 5 29,41 9 52,94 3 17,6
Trung học phổ thông 28 1 3,57 16 57,14 11 39,3
Dưới trung học phổ thông 2 0 0,00 0 0,00 2 100,0
Tổng 60 12 20,00 30 50,00 18 30,0
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016) Trong 60 người tham gia khảo sát có 3 người trình độ trên đại học, 10 người trình độ cao đẳng - đại học, 17 người trình độ trung cấp, 28 người trình độ trung học phổ thông và 2 người trình độ dưới trung học phổ thông.
Trong số 3 người có trình độ trên đại học được hỏi về mức độ thường xuyên về tiêu dùng rau an toàn thì có đến 2 người thường xuyên tiêu dùng rau an toàn chiểm 66,67%, 1 người tiêu dùng rau an toàn ở mức độ thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ 33,33 %, không có ai không tiêu dùng rau an toàn. Như vậy với người tiêu dùng có trình độ trên đại học thì hầu hết họ đều tiêu dùng rau an toàn một cách thường xuyên, chỉ 1 phần nhỏ tiêu dùng ở mức độ thỉnh thoảng.
Trong số 10 người có trình độ đại học - cao đẳng được hỏi về mức độ thường xuyên về tiêu dùng rau an toàn thì có đến 4 người thường xuyên tiêu dùng rau an toàn chiếm 40%, có 4 người tiêu dùng rau an toàn ở mức độ thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ 40 %, chỉ có 2 người không tiêu dùng rau an toàn chiếm 20%. Như vậy với người tiêu dùng có trình độ đại học - cao đẳng thì đa phần họ đều tiêu dùng rau an toàn một cách thường xuyên, chỉ 1 phần nhỏ không tiêu dùng hay tiêu dùng ở mức độ thỉnh thoảng.
Trong số 17 người có trình độ trung cấp được hỏi về mức độ thường xuyên về tiêu dùng rau an toàn thì có 5 người thường xuyên tiêu dùng rau an toàn chiểm
29,41%, có 9 người tiêu dùng rau an toàn ở mức độ thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ 52,94
%, có 3 người không tiêu dùng rau an toàn chiếm tỷ lệ 17,65%. Như vậy với người tiêu dùng có trình độ trung cấp thì hầu hết họ đều tiêu dùng rau an toàn ở mức độ thỉnh thoảng, ít người tiêu dùng rau an toàn một cách thường xuyên.
Trong số 28 người có trình độ trung học phổ thông được hỏi về mức độ thường xuyên về tiêu dùng rau an toàn thì có 1 người thường xuyên tiêu dùng rau an toàn chiểm 3,57%, có đến 16 người tiêu dùng rau an toàn ở mức độ thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ 57,14 %, có 11 người không tiêu dùng rau an toàn chiếm 39,29%. Như vậy với người tiêu dùng có trình độ trung học phổ thông thì hầu hết họ đều tiêu dùng rau an toàn ở mức độ thỉnh thoảng, chỉ 1 phần nhỏ tiêu dùng ở mức độ thường xuyên và không tiêu dùng.
Trong số 2 người có trình độ dưới trung học phổ thông được hỏi có đến 2 người không tiêu dùng rau an toàn chiếm tỷ lệ 100%. Như vậy với người tiêu dùng có trình độ dưới trung học phổ thông thì họ đều không tiêu dùng rau an toàn.
Bảng 4.25. Trình độ học vấn ảnh hưởng đến quyết định mua rau an toàn
Tiêu chí ĐVT Dưới
THPT
TC - THPT
ĐH - CĐ
Trên ĐH
1. Ảnh hưởng đến mức độ mua rau
Thường xuyên mua lần/tuần 0 3 5 7
Thỉnh thoảng mua lần/tuần 2 2 4 4
Ít khi mua lần/tuần 1 1 2 2
2. Ảnh hưởng đến khối lượng mua
Khối lượng mua/1 tuần Kg/tuần 1,5 4 5 8
3. Ảnh hưởng đến nơi mua
Mua ở siêu thị lần/tuần 0 1 3 4
Mua ở cửa hàng lần/tuần 1 2 2 2
Mua ở chợ rau lần/tuần 1 0 0 0
4. Ảnh hưởng đến loại rau
Rau muống Kg 0 0,5 1 1
Cải bắp Kg 0,5 1 1 2
Cải thảo Kg 0,5 1 1 2
Cà chua Kg 0 0,5 1 1
Khoai tây Kg 0 0 0 0
Cải ngọt Kg 0,5 1 1 2
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016)
Với mức trình độ học vấn khác nhau thì mức độ thường xuyên mua RAT, khối lượng rau, loại rau và địa điểm mua RAT là rất khác nhau, với người tiêu dùng có trình độ học vấn thấp thì mức độ thường xuyên là 3 lần/tuần, nhưng người có trình độ học vấn cao mức độ thường xuyên mua RAT là 7 lần/tuần gấp 2,3 lần so với mức độ thường xuyên của người trình độ học vấn THPT. Tương tự người tiêu dùng có trình độ học vấn thấp thì lượng RAT mua trên 1tuần là 1,5kg, nhưng người có trình độ học vấn cao lượng rau mua 8kg/tuần gấp 5,3 lần so với người tiêu dùng có trình độ học vấn thấp. Và người có trình độ học vấn cao họ thường mau RAT tại các siêu thị chiếm 66,67% trong khi người trình độ học vấn thấp lại không chọn mua RAT tại siêu thị mà mua tại các cửa hàng RAT và tại chợ rau. Như vậy ta thấy rằng trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu dùng rau an toàn tại thị xã Từ Sơn. Những người có trình độ học vấn cao họ ưu tiên dùng rau an toàn hơn là những người học vấn thấp.