Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Nội thị Từ Sơn là khu vực tập trung đông dân cư, với mức sống cao của một Thị xã. Vì vậy, sức tiêu dùng thực phẩm nói chung và rau nói riêng sẽ rất lớn.
Để phục vụ nghiên cứu tôi chọn các địa điểm nghiên cứu là chợ lớn và 1 số siêu thị nhỏ tại thị xã Từ Sơn.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài:
- Các kết quả nghiên cứu đã được công bố lấy từ sách báo, tạp chí khoa học, và một số thông tin liên quan qua mạng internet…
- Các thông tin trên được thu thập bằng cách tìm, đọc, sao chép, trích dẫn.
3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách điều tra- phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng sản phẩm rau an toàn, chủ các cửa hàng rau, siêu thị rau…Số liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá việc tiêu dùng sản phẩm rau an toàn.
Bảng 3.4. Dung lượng mẫu điều tra
Tên siêu thị Số mẫu (người) Cơ cấu (%)
Siêu thị 35 58,33
Cửa hàng rau an toàn 10 16,67
Chợ rau 15 25,00
Tổng 60 100.00
Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra trực tiếp bằng bảng hỏi đối với người tiêu dùng tại một số siêu thị.
Tổng số mẫu được điều tra là 60 mẫu. Mẫu điều tra là những người đi mua rau tại các siêu thị, và được lựa chọn một cách ngẫu nhiên theo cơ cấu: có nhiều người tiêu dùng lựa chọn nơi này để mua sắm nên số mẫu được chọn là 35 mẫu chiếm 58,33%, chợ rau 15 mẫu chiếm 25%, cửa hàng rau an toàn 10 mẫu chiếm 16,67%.
3.2.3. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu
Các công cụ xử lý thông tin: máy tính điện tử, qua sự trợ giúp của phần mềm Excel.
Phương pháp phân tổ: Các tài liệu thu thập được tập hợp lại, kiểm tra, hiệu chỉnh, thực hiện phân tổ theo:
Phân tổ theo ngành nghề, nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn vàloại rau an toàn đang ưu thích sử dụng.
3.2.4. Phương pháp phân tích 3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô trả là phương pháp được dung rất nhiều trong quá trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội. Phương pháp được thực hiện thông qua việc mô trả các chỉ tiêu nghiên cứu: số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, trung vị, mode…
Sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá, mô trả về thực trạng tiêu dùng và những yếu tố ảnh hưởng tới tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn.
3.2.4.2. Phương pháp so sánh
So sánh lượng tiêu dùng rau an toàn giữa các hộ theo thu nhập.
So sánh lượng tiêu dùng giữa các chủng loại rau an toàn.
So sánh lượng tiêu dùng rau an toàn giữa các năm.
So sánh giữa mức sẵn lòng chi trả rau an toàn so với rau thường.
So sánh về mặt giá cả giữa rau thường và rau an toàn.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Thu nhập của người tiêu dùng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh:
Mức thu nhập càng cao thì nhu cầu về tiêu dùng rau an toàn càng cao.
- Nghề nghiệp của người tiêu dùng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh:
Những người lao động chân tay có nhu cầu tiêu dùng rau an toàn hơn những người làm việc trong ngành nghề khác.
- Mức chi tiêu của người tiêu dùng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh:
Mức chi tiêu càng cao chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng rau an toàn càng cao.
- Trình độ học vấn của người tiêu dùng: Những người có trình độ học vấn cao, có xu hướng tiêu dùng rau an toàn cao hơn những người có trình độ học vấn thấp.
- Địa điểm mua rau an toàn của người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ lựa chọn mua rau an toàn nếu như địa điểm mua rau an toàn gần nhà và đáng tin cậy về chất lượng rau an toàn.
- Yếu tố cửa hàng bán rau an toàn: Người tiêu dùng sẽ chọn mua rau an toàn nếu như các cửa hàng bán sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giá bán rau an toàn: Giá rau an toàn càng thấp thì người tiêu dùng sẽ có nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn.
- Giới tính của người mua: Giới tính người mua sẽ quyết định khá lớn đến quyết định mua rau an toàn hay không.
- Giới tính của chủ hộ: Chủ hộ là người ảnh hưởng tới quyết định sử dụng và mua rau an toàn của cả gia đình.