Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thị xã Từ Sơn
4.1.1. Hệ thống cung ứng và số lượng tiêu thụ rau an toàn
Đối với rau thường
Trên địa bàn thị xã Từ Sơn có 2 chợ đầu mối: ở Đình Bảng và Châu Khê hoạt động buôn bán rau ở các chợ này thường diễn ra từ 3h đến 10h sáng hàng ngày. Hầu như toàn bộ rau được bán ở các chợ bán buôn là rau thường. Rau an toàn và rau hữu cơ hầu như không có mặt trong các chợ bán buôn rau.
Chợ bán lẻ rau xanh chủ yếu là chợ nhỏ và chợ tạm, phân bố ở các khu vực dân cưu. Các chợ tạm được hình thành xuất phát từ nhu cầu của người dân. Hoạt động của chợ ngày càng phức tạp bởi nó gắn với các biến động của đời sống kinh tế và xã hội. Từ Sơn đang cố gắng loại bỏ hoặc kiểm soát các chợ tạm, chợ cóc nhằm đảm bảo an toàn giao thông, môi trường và cảnh quan đô thị và đặc biệt là vệ sinh anh toàn thực phẩm.
Với hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng.
Đây là hệ thống phân phối mới, hiện đại và có những ưu điểm nhất định.
Hiện nay các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tự phục vụ ngày càng phát triển. Hệ thống này có tác động lớn đến các kênh cung cấp thực phẩm an toàn. Hiện nay, trong hệ thống siêu thị ở Từ Sơn có nhiều siêu thị kinh doanh cả rau. Các loại rau kinh doanh trong các siêu thị thường được niêm yết là rau an toàn. Tuy có khá nhiều cửa hàng và siêu thị kinh doanh rau, nhưng số cửa hàng và siêu thị được cấp giấy chứng nhận kinh doanh rau an toàn chưa nhiều. Trong các siêu thị, diện tích dành cho bán rau rất nhỏ so với tổng diện tích bán hàng của siêu thị. Chủng loại rau chưa thật phong phú và rau thường không được tươi.
Khách hàng thường xuyên là những người có thu nhập khá trở lên, những người quan tâm nhiều đến an toàn thực phẩm. Ngoài ra còn có các nhà hàng, khách sạn và các bếp ăn tập thể. Thực tế, số lượng khách hàng mua rau trong các siêu thị, cửa hàng chiếm một tỉ lệ khá nhỏ so với khách hàng mua ở chợ truyền thống, chợ cóc, chợ tạm.
Thời gian mua hàng cũng tập trung chủ yếu vào các ngày nghỉ cuối tuần.
Hệ thống cung ứng rau an toàn
Tại các chợ trong nội thị: như chợ Hôm, chợ đầu mới phía nam đây là nguồn cung cấp rau sạch chủ yếu cho thị xã Từ Sơn vì hầu hết người dân đều đến chợ để mua thức ăn. Lượng rau an toàn tiêu thụ ở những chợ này rất lớn vì cửa hàng bán rau sạch trong chợ rất đông và thường là các của hàng bán buôn. Tại đây, người tiêu dùng có thể mua bất cứ loại rau nào cần mua. Giá cả ở các cửa hàng rau cũng rất hợp lý, nhằm hút khách. Do đó giá cả ở trong chợ thường rẻ hơn ở các kiốt, các siêu thị nên người tiêu dùng thường hay đến đây mua rau hơn là nơi khác. Những cửa hàng này ngoài việc bán lẻ cho người tiêu dùng họ còn bán buôn cho người bán hàng với quy mô nhỏ hơn ở các chợ nhỏ. Những người bán hàng này lại bán rau sạch đến trực tiếp người tiêu dùng.
Bảng 4.1. Hệ thống cung ứng rau an toàn của thị xã Từ Sơn
STT Hệ thống cung ứng 2014 2015 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ
1 Chợ đầu mối 1 2 2 200,00 100,00 141,42
2 Siêu thị 2 2 2 100,00 100,00 100,00
3 Ki ốt 3 4 5 133,33 125,00 129,10
4 Chợ cóc 7 8 10 114,29 125,00 119,52
5 Công ty rau sạch 1 2 2 200,00 100,00 141,42
6 Tại nhà 10 15 22 150,00 146,67 148,32
Nguồn: Phòng thống kê thị xã Từ Sơn (2016) Số lượng hệ thống cung ứng rau an toàn tăng dần qua các năm, tăng nhiều là hệ thống chợ cóc trước kia chỉ bán rau thường, giờ bán cả rau an toàn, tiếp đến là các hộ trồng rau an toàn bán tại nhà theo số liệu thông kê năm 2014 có 10 hộ trồng bán rau sạch, đến năm 2016 đã có 22 hộ trồng và bán rau sạch.
Tại các Kiốt RAT được bày bán tại các kiốt rau quả trên địa bàn Từ Sơn.
Hiện nay, ở Tứ Sơn các kiốt như thế này rất phổ biến và được người tiêu dùng ưu thích. Các kiốt thường được các cơ sở kinh doanh mở ra nhằm giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm rau sạch tới tận tay người tiêu dùng người dân rất ưu thích loại hình bán hàng này vì các kiốt này đều có giấy phép kinh doanh và đảm bảo an toàn.
RAT được bán ở đây đẹp về mẫu mã, đa dạng về chủng loại, chất lượng tốt.
Điều đó khiến lượng rau tiêu thụ trong các kiốt cũng rất lớn. Tuy nhiên, giá cả các sản phẩm rau ở đây thường đắt hơn trong chợ khiến nhiều người tiêu dùng phải đắn đo, suy nghĩ vì thu nhập của người dân còn thấp. Các kiốt này nên đưa ra các mức giá hợp lý để thu hút người tiêu dùng vào mua và phù hợp với thu nhập của người dân hơn.
Tại các siêu thị RAT còn được bán tại các siêu thị trên toàn thị xã Từ Sơn.
Lượng rau sạch bày bán ở đây tương đối ít so với các chợ và các kiốt nhưng với số lượng siêu thị nhiều như hiện này thì lượng rau sạch tiêu thụ trên khắp địa bàn Từ Sơn cũng rất lớn. tại đây chủng loại rau còn chưa được phong phú, chế độ bảo quản của các siêu thị rất tốt nên chất lượng được đảm bảo. Giá cả các loại rau ở đây cũng đắt hơn so với những chợ và không phải ai cũng có thể mua rau sạch thường xuyên được. Hầu hết những người tiêu dùng ở đây có thu nhập cao và ổn định. Mà số lượng những người này còn ít nên rau sạch chưa đến được với những người có thu nhập thấp. Các siêu thị cũng nên đưa ra mức giá thấp hơn để có thể thu hút được người tiêu dùng mua rau sạch tại siêu thị của mình. Từ đó, siêu thị sẽ có nhiều khách hàng hơn và tiêu thụ được lượng rau lớn hơn.
b. Số lượng rau
Trong những năm qua người dân Thị xã Từ Sơn đã từng bước tiếp cận với kiến thức về nông sản an toàn nói chung và RAT nói riêng qua các phương tiện thông tin đại chúng, mặt khác, qua những vụ ngộ độc thực phẩm thì người tiêu dùng càng có ý thức hơn về việc lựa chọn và chế biến chúng. Mặt khác khi đánh giá khả năng chi trả của người tiêu dùng thị xã Từ Sơn cho nhóm các mặt hàng thực phẩm nói chung và mặt hàng rau nói riêng. Trong cơ cấu tiêu dùng các nhóm hàng thay đổi theo hướng các mặt hàng thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các mặt hàng phi thực phẩm, cuối quý IV năm 2016 tiêu dùng cho ăn uống của người tiêu dùng nói chung chiếm 34,3% tổng thu nhập. Theo số liệu trên nhìn chung thu nhập bình quân của người dân thị xã Từ Sơn đang tăng theo từng năm điều này dẫn đến quy mô tiêu dùng cũng sẽ tăng (thu nhập tăng→ tiêu dùng tăng) khả năng chi trả của khách hàng thị xã Từ Sơn tăng. Trong cơ cấu tiêu dùng, chi tiêu cho ăn uống tăng cho thấy người tiêu dùng thị xã Từ Sơn có xu hướng sử dụng một phần tương đối lớn trong cơ cấu chi tiêu của mình cho tiêu dùng thông thường thỏa mãn nhu cầu thiết yếu. Đánh giá chung khả năng chi trả của người tiêu dùng thị xã Từ Sơn cho nhóm hàng thực phẩm nói chung tăng, từ phân tích
này có thể nhận dạng danh mục nhóm hàng thực phẩm của người tiêu dùng thị xã Từ Sơn ngày càng đa dạng (các sản phẩm rau, thịt, cá… đa dạng được nhập từ nhiều khu vực địa lý, các loại rau quả có quanh năm không theo mùa…), yêu cầu về chất lượng các mặt hàng, chất lượng phục vụ ngày càng tăng.
Bảng 4.2. Kết quả tiêu thụ rau an toàn ở thị xã Từ Sơn
TT Loại rau ĐVT 2014 2015 2016
So sánh (%) 15/14 16/15 BQ
1
Lượng tiêu
thụ tấn 22608,42 38548,61 51632,63 170,51 133,94 151,12
Lượng cung trên thị trường
tấn 49306,21 52106,42 68257,11 105,68 131,00 117,66
3
Tỷ lệ tiêu thụ so với lượng cung
% 45,85 73,98 75,64
Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Từ Sơn (2016) Mức tiêu thụ RAT tại thị xã Từ Sơn qua vài năm gần đây ngày càng gia tăng, năm 2014 mức tiêu thụ đạt 22608,42 tấn đến năm 2016 đạt 51632,63 tấn (tức tăng bình quân 3 năm là 51,12%). Tốc độ tiêu thụ RAT tăng khá nhanh, xét về mặt số lượng thì RAT tiêu thụ tại Thị xã Từ Sơn chiếm một tỷ trọng tương đối khả quan so với lượng sản phẩm cung cấp trên thị trường (năm 2014, tỷ lệ tiêu thụ đạt 45,85% so với lượng cung; đến năm 2016 đạt 75,64% so với lượng cung trên thị trường). Như vậy, thị xã Từ Sơn đang là một thị trường đầu ra lớn tiêu thụ sản phẩm rau an toàn.
Thị hiếu của người tiêu dùng thị xã Từ Sơn về mặt hàng rau an toàn, xã hội ngày càng phát triển trình độ dân trí của người dân cả nước nói chung của người dân thị xã Từ Sơn nói riêng ngày càng nâng cao, họ nhận thức được những nguy cơ về sự thiếu an toàn cho sức khỏe có thể xảy ra khi tiêu dùng những sản phẩm rau không rõ nguồn gốc được bán trên thị trường và trong họ ai cũng có nhu cầu, mong muốn được tiêu dùng những sản phẩm rau an toàn rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thế nhưng do thiếu thông tin, phần đa người tiêu dùng khi tham gia thị trường
không nhận biết được sự khác biệt giữa rau an toàn và rau không an toàn- những điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại sản phẩm này nằm ở những đặc điểm kỹ thuật phức tạp trực quan thông thường không thể nhận biết được, những tác hại tức thì khi tiêu dùng rau không an toàn (ngộ độc khi sử dụng) thì ít khi xảy ra, những tác hại tiềm ẩn cho sức khỏe thì khó lượng hóa chính vì thế sản phẩm rau an toàn và không an toàn thường bị đánh đồng về phẩm cấp, phẩm cấp hàng hóa bị đánh đồng đương nhiên phần đa những người tiêu dùng này tìm mua những sản phẩm rau không rõ nguồn gốc được bày bán trên khắp các tuyến phố thông qua các hình thức là các chợ cóc, chợ tạm, chợ truyền thống (rất tiện lợi theo thói quen tiêu dùng của người dân nước ta- tiện đâu mua lấy) bởi vì những mặt hàng rau không rõ nguồn gốc luôn được chào bán với giá thấp hơn những sản phẩm rau được nhà kinh doanh gọi là an toàn được bày bán trong các siêu thị, các cửa hàng tiện ích.
Và để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong tiêu dùng sản phẩm rau không rõ nguồn gốc người tiêu dùng thường sử dụng những kinh nghiệm trong mua bán cũng như những kinh nghiệm trong sơ chế rau tại nhà… Tóm lại, ai cũng có nhu cầu tiêu dùng rau an toàn, nhưng phần đa do không phân biệt được sự khác biệt giữa hai dòng sản phẩm này→ người tiêu dùng không nhận thức rõ được cái họ bỏ ra và cái họ nhận được khi tiêu dùng rau mà người kinh doanh chào bán là rau an toàn nên phần đa người tiêu dùng còn e ngại trong tiêu dùng rau an toàn. Phần nhỏ số người tiêu dùng còn lại là những người có mức thu nhập cao hơn mức thu nhập chung, chi phí tiêu dùng cho những mặt hàng thông thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi tiêu của họ→ họ không phải là những người nhạy cảm về giá đối với những mặt hàng này, điều họ quan tâm là những sản phẩm rau được chào bán trong các siêu thị, các cửa hàng tiện ích có giá cao hơn chính vì thế khiến họ liên tưởng đến một sản phẩm có chất lượng tốt hơn những sản phẩm rau được chào bán ngoài đường, ngoài chợ với giá thấp hơn. Và một phần cũng do những người có thu nhập cao hơn so với mặt bằng chung của xã hội này cũng là những người tiêu dùng có thói quen mua sắm tại các siêu thị, các cửa hàng tiện ích chứ không phải mua sắm ở các chợ truyền thống. Đánh giá chung về thị hiếu người tiêu dùng thị xã Từ Sơn, người tiêu dùng thị xã Từ Sơn nhìn chung có dân trí cao nhận thức được sự cần thiết của rau an toàn đối với sức khỏe tiêu dùng song do thiếu thông tin từ các nhà khinh doanh, các cơ quan truyền thông thông tin, do thói quen tiêu dùng (mua sắm tại các chợ truyền thống) mà phần đa người tiêu dùng vẫn còn e ngại trong tiêu dùng rau an toàn.