Nội dung giải pháp

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 101 - 109)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp về tiêu thụ rau an toàn ở thị xã Từ Sơn

4.4.2. Nội dung giải pháp

4.4.2.1. Nhóm giải pháp cho người gieo trồng rau an toàn a. Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn

+ Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất của Thị xã đến 2020, các xã, phường xác định vùng sản xuất rau an toàn trình cấp thẩm quyền phê duyệt, xây dựng chương trình kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức thực hiện theo hướng có hiệu quả, giá trị kinh tế cao.

+ Căn cứ quy hoạch sử dụng đất của thị xã đến năm 2015, quy hoạch nông nghiệp, thủy sản đến năm 2020: Rà soát hiện trạng sử dụng đất tại địa phương để quy hoạch, lập dự án sản xuất rau an toàn trình cấp thẩm quyền phê duyệt; Tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nông dân triển khai thực hiện dự án sản xuất rau an toàn trên địa bàn.

+ Chỉ đạo các xã có diện tích đất nông nghiệp ổn định đủ điều kiện lập và thực hiện dự án sản xuất rau an toàn.

+ Duy trì tốt 15 ha rau an toàn đã có tại các đơn vị.

+ Tiếp tục mở rộng diện tích thêm 5 ha rau an toàn (tại phường Tân Hồng, Đình Bảng, Trang Hạ, Đồng Nguyên; xã Tam Sơn, Phù Khê, Hương Mạc).

+ Xây dựng tiếp 3 mô hình sản xuất rau an toàn trồng trong nhà lưới.

+ Vận động và tạo điều kiện cho một số cửa hàng chuyên bán rau an toàn tại các khu vực đông dân cư.

b. Về kỹ thuật

- Làm đất: Đảm bảo làm đất sớm cho kịp thời vụ, đúng kỹ thuật, đất được làm nhỏ, tơi xốp không lẫn tạp thoát nước tốt. Tuyệt đối không trồng và sản xuất rau trên vùng đất bị ô nhiễm như gần bệnh viện, các khu chăn nuôi lớn, cụm công nghiệp...

- Phân bón: Khuyến cáo nông dân không sử dụng các loại phân và nước giải tươi bón cho rau. Phân sử dụng bón cho rau phải là các loại phân được phép sử dụng bón cho rau an toàn như các loại phân vi sinh, phân chuồng hoai mục...

Không bón đạm cho rau quá liều lượng và phải bảo đảm thời gian cách ly giữa bón và thu hoạch.

- Nước tưới: Từng bước hoàn thiện hệ thống giếng khoan để chủ động nước tưới đảm bảo rau sinh trưởng phát triển tốt. Tuyệt đối không sử dụng nguồn nước tù đọng, ao hồ ô nhiễm.

- Giống: Sử dụng giống rau của các viện, các trung tâm, cơ sở sản xuất có uy tín, rõ nguồn gốc.

- BVTV: Sử dụng thuốc BTVT trên rau theo nguyên tắc phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), theo nguyên tắc 4 đúng. Chỉ sử dụng các loại thuốc BVTV cho phép sử dụng trên rau an toàn và đảm bảo tốt thời gian cách ly theo khuyến cáo.

4.4.2.2. Nhóm giải pháp cho người tiêu dùng

Về an toàn vệ sinh thực phẩm, có các nguy cơ sau:

+ Nguy cơ về vi sinh: tức là thực phẩm nhiễm vi sinh. Nguyên nhân chính là do quá trình chế biến không đủ điều kiện theo qui định, điều kiện kinh doanh không đúng qui định nên bị nhiễm từ môi trường bên ngoài vào.

+ Nguy cơ về vật lý: tức là có những chất rắn trong quá trình ăn uống đi vào cơ thể ví dụ như xương động vật, mảnh vỡ...

+ Nguy cơ về hóa học: là thực phẩm nhiễm hóa chất, ví dụ: sử dụng các hóa chất không nằm trong danh mục Bộ Y tế cho phép, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật...Ngoài ra, sử dụng phụ gia trong danh mục cho phép nhưng vượt quá hàm lượng qui định. Chính vì sự nguy hại khi sử dụng rau không đảm bảo ngây ra nhưng tác hại khó lường lên người tiêu dùng RAT cần phải:

+ Chọn những sản phẩm có nhãn mác đầy đủ được sản xuất ở những cơ sở có thương hiệu lâu năm.

+ Các sản phẩm thực phẩm được bày bán ở những nơi có đủ điều kiện như siêu thị, các cửa hàng tiện ích...

+ Các sản phẩm có màu sắc tự nhiên, tức là chọn những sản phẩm màu tự nhiên của nguyên liệu cấu thành sản phẩm đó.

+ Phải tuân thủ nghiêm các điều kiện bảo quản của sản phẩm và lưu ý hạn sử dụng, nhất là trong dịp Tết lượng thực phẩm được bảo quản tại nhà tăng cao.

Những ca ngộ độc thực phẩm mỗi năm phần lớn là do ăn phải rau củ tồn dư lượng hóa chất vượt mức cho phép, chủ yếu là thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng. Trường hợp nhẹ sẽ gây ngộ độc thực phẩm, nặng có thể ảnh hưởng đến hô hấp, gây đột biến và phát sinh ung thư. Dưới đây là một số cách phân biệt một số loại rau thông dụng hằng ngày:

Rau muống: là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, nhiễm chì.

Rau muống sạch có thân rắn chắc, lá màu xanh tự nhiên. Những loại rau muống thân to hơn bình thường, lá màu xanh đen, khi nhặt rau không có nhựa dính thì không nên mua vì có thể chúng được bón quá nhiều các loại phân đạm, hóa chất.

Khi luộc, nếu nước rau luộc còn nóng có màu xanh nhạt, khi để nguội thì thành màu xanh đen, có vẩy đen kết tủa thì rau không an toàn. Hơn nữa, rau bị nhiễm độc chì khi ăn thường có vị chát.

Hình 4.1. Rau muống hóa chất có lá và thân to

Rau cải: Cây rau cải có bẹ mập, thân thẳng tắp, đều một cách bất thường, lá xanh ngắt, không có dấu hiệu của sâu bọ, có thể chúng đã được bón phân và thuốc trừ sâu quá nhiều. Rau cải sạch thân thường rắn, lá xuất hiện nhiều đốm sâu.

Hình 4.2. Rau cải sạch thường bị sâu

Cà chua: Sạch có màu không đồng đều. Nguyên nhân là do cùng một quả cà chua nhưng có chỗ hấp thụ ánh nắng nhiều, chỗ ở trong bóng râm nên chính không đều. chỗ hồng chỗ vàng. Cho nên khi chọn chúng ta nên chọn những quả cà chua màu sắc đậm nhạt khác nhau, cũng như kiểm tra cuống cà chua. Với những quả không qua ngâm hóa chất thì phần cuống vẫn cứng.

Hình 4.3. Cà chua có hóa chất thường không có cuống, cà chua tự nhiên cuống vẫn cứng

Cà chua chín tự nhiên thường có màu đỏ, vỏ quả căng mọng và nếu để ý kỹ có thể nhìn thấy nhũ lấm tấm ở thịt quả qua vỏ. Khi sờ vào những trái cà chua chín cây thường có cảm giác hơi mềm. Khi bổ quả cà chua ra thấy hạt màu trắng vàng chứ không xanh, ruột cũng chín đỏ, chín mềm và có bột.

4.4.2.3. Nhóm giải pháp cho chính quyền

a. Công tác khuyến nông, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

+ Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn để nhân dân học tập, mở rộng sản xuất.

+ Thường xuyên tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, bồi dưỡng kiến thức quản lý, thông tin thị trường cho cán bộ cơ sở và nông dân, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

+ Tiếp tục củng cố và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, Ban quản lý các HTX DVNN.

+ Chủ trì, phối hợp với phòng Kinh tế, trạm Bảo vệ thực vật tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho nông dân; Xây dựng các mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

+ Cử cán bộ chuyên môn giám sát quy trình sản xuất, từng vụ có báo cáo tổng hợp kết quả gửi về phòng Kinh tế.

+ Chủ trì, phối hợp với phòng Tài nguyên – Môi trường, UBND các xã, phường Tân Hồng, Đình Bảng, Trang Hạ, Tam Sơn, Đồng Nguyên, Đông Ngàn thống nhất lựa chọn địa điểm để xây dựng dự án sản xuất rau an toàn trình cấp thẩm

quyền phê duyệt; Phối hợp với Trạm Khuyến Nông, Trạm BVTV: Chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt quy trình kỹ thuật sản xuất, kiểm soát chất lượng và làm các thủ tục công nhận cho các đơn vị đạt tiêu chuẩn rau an toàn.

b. Công tác quản lý chất lượng

Thường xuyên, theo dõi, hướng dẫn các chủ dự án, hộ nông dân thực hiện đúng quy trình sản xuất; Kiểm soát chất lượng thông qua việc kiểm nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm.

Chủ trì, phối hợp với phòng Kinh tế, trạm Khuyến nông, UBND các xã, phường giám sát, hướng dẫn việc sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau an toàn;

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc lưu thông thuốc BVTV trên địa bàn thị xã.

c. Tuyên truyền phổ biến những kiến thức về rau an toàn

d. Cho người tiêu dùng nhằm nâng cao sự hiểu biết và nhận thức của người tiêu dùng + Tăng cường tuyên truyền về ảnh hưởng xấu của rau không an toàn. Khi người tiêu dùng có sự hiểu biết thì họ sẽ chọn lựa RAT với tinh thần tự nguyện và sẵn sàng trả giá cao để mua RAT. Các chương trình tuyên truyền phải được thực hiện trong thời gian dài với những chính sách đồng bộ, những chương trình phù hợp như là chương trình ti vi, quảng cáo,... Điều này sẽ giúp thị trường RAT phát triển mạnh mẽ hơn.

+ Cung cấp thông tin thị trường về giá cả, địa điểm bán, nguồn hàng, quảng bá thương hiệu sản phẩm cho các đối tượng quan tâm, kích thích tiêu dùng các sản phẩm an toàn trong đó có RAT.

+ Tổ chức các hội chợ, triển lãm sản phẩm rau an toàn mỗi năm từ 1 – 2 lần tại các vị trí thuận lợi, đủ rộng để các cơ sở sản xuất tiêu thụ rau an toàn của Thị xã Từ Sơn và các tỉnh lân cận tham gia.

+ Tổ chức các hội thảo, hội nghị khách hàng tạo điều kiện giao lưu giữa người sản xuất – người lưu thông phân phối – người tiêu dùng. Thông qua hội thảo, hội nghị khách hàng, người sản xuất, người kinh doanh RAT thu nhận được nhiều thông tin và nhận thấy trách nhiệm của họ trong sản xuất, cung ứng chủng loại, mẫu mã và chất lượng rau an toàn theo yêu cầu của người tiêu dùng.

e. Quản lý sản xuất và phân phối - lưu thông rau an toàn

Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực để kiểm tra chất lượng RAT thí cần tăng cường kiểm soát chất lượng rau quả trong sản xuất và trên thị

trường. Xây dựng chính sách phù hợp trong quản lý và trang bị những công cụ, phương pháp kiểm tra nhanh để kiểm soát trong lưu thông.

Phân định trách nhiệm cụ thể giữa các cơ quan chức năng, cần có những kế hoạch chủ động kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm hơn là chỉ đưa ra cảnh báo đối với người tiêu dùng hoặc kêu gọi người tiêu dùng hãy tự bảo vệ mình.

Kết hợp với những tỉnh khác để kiểm soát chất lượng rau quả trong sản xuất.

Vì như chúng ta đã biết, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh phải nhập khoảng 70% lượng rau từ các tỉnh khác nên cách tốt nhất là kết hợp với những tỉnh khác để kiểm soát chất lượng RAT.

Thiết lập hệ thống phân phối hiện đại- gắn kết trách nhiệm giữa nhà sản xuất- nhà phân phối- người tiêu dùng trong việc cung ứng và tiêu thụ RAT.

Mở rộng các kênh phân phối trực tiếp từ người trồng rau đến những người tiêu dùng tập thể, gia đình nhằm tránh việc trà trộn rau thường vào RAT trong các khâu trung gian.

Củng cố mạng lưới bán RAT thông qua siêu thị, cửa hàng chuyên kinh doanh RAT. Vì đây là những hệ thống phân phối phần nào đã có sự tin tưởng của người tiêu dùng. Mở rộng kênh phân phối, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng. Xây dựng hệ thống phân phối RAT ở chợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng tiếp cận dễ dàng với nguồn cung RAT.

RAT phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có nhãn mác, bao bì theo qui định. Người tiêu dùng có khả năng truy nguyên nguồn gốc khi có điều gì xảy ra. Đây là biện pháp để khắc phục phần nào vấn đề thông tin không cân xứng giữa người tiêu dùng và nhà phân phối trong mua bán.

e. Xây dựng thương hiệu, củng cố niềm tin của người tiêu dùng

Xây dựng logo chung cho ngành sản xuất RAT của tám tỉnh thành và thành phố trong phạm vi dự án xây dựng vùng RAT cung cấp RAT cho thị xã Từ Sơn.

Xúc tiến nhanh việc đăng ký thương hiệu RAT. Việc tạo lập và đăng ký thương hiệu là cách để phân định giữa RAT và rau thường trên thị trường, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, đảm bảo quyền lợi và nâng cao trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối, mở ra cơ hội mới cho sự phát triển thị trường RAT ở thị xã Từ Sơn.

Nhà nước cần cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT, đăng ký thương hiệu, mã vạch RAT. Thương hiệu ở đây là thương hiệu của các nhà phân phối như siêu thị, cửa hàng, quầy hàng chuyên kinh doanh RAT.

Chính quyền cần tuyên truyền, kiểm soát và nâng cao đạo đức của người nông dân trong việc sử dụng thuốc trừ sâu và những hóa chất khác. Bản thân nhà phân phối và kinh doanh RAT cần ý thức trách nhiệm, không vì lợi ích trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài. Cùng góp phần củng cố niềm tin của người tiêu dùng. Đó cũng chính là góp phần vào sự phát triển của thị trường RAT và tồn tại trong chính lĩnh vực này.

Tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp xúc với các cửa hàng và siêu thị kinh doanh RAT trên địa bàn thị xã Từ Sơn Thị xã Từ Sơn. Hiện nay, RAT đến tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng, siêu thị là chủ yếu, trong khi đó sự tiếp xúc của người sản xuất với các loại hình bán lẻ này còn rất khó khăn.

Để phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT rất cần sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất, các nhà khoa học, cơ quan quản lý, các trung gian tiêu thụ RAT và người tiêu dùng. Tạo lập niềm tin giữa các tác nhân tham gia trong kênh phân phối. Lợi ích của các tác nhân cần phải được phân chia một cách hài hòa. Vì nếu vấn đề lợi ích không được giải quyết thỏa đáng thì mối liên kết giữa các tác nhân không thể chặt chẽ.

f. Về thị trường

- Xây dựng hoặc thuê các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm rau an toàn tại các trung tâm đô thị, khu đông dân cư.

- Tăng cường công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm thông qua các hội chợ, hệ thống truyền thông.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng các sản phẩm rau an toàn, nhất là các bếp ăn tập thể như: Trường học, bệnh viện, các khu công nghiệp...

4.4.2.4. Giải pháp khác

a. Từ thực tế nêu trên thì việc giảm giá thành RAT là thực sự cần thiết để RAT có thể đến được với đa số người tiêu dùng. Bằng những biện pháp như:

Xây dựng hệ thống phân phối trực tiếp từ người sản xuất đến người tiêu dùng, giảm khâu trung gian để giảm chi phí, từ đó, người tiêu dùng có thể mua RAT với giá gần với giá của nhà sản xuất hơn.

Nhà nước hỗ trợ vốn ưu đãi, hỗ trợ cung cấp ứng dụng khoa học kỹ thuật cho những vùng trồng RAT nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất và chất lượng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh về giá.

b) Học tập kinh nghiệm trồng rau an toàn của các nước tiên tiến trong đó có Thái Lan là một trong những nước nằm trong khu vực ASIAN đã rất thành công trong việc phát triển thị trường RAT:

Hình 4.4. Logo chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng quốc gia

Nguồn: Nguyễn Văn Đức Tiến (2015) Công việc cấp chứng nhận sản phẩm GAP tại Thái Lan có những đặc điểm cơ bản sau:

Tất cả các chi phí, phương tiện, nhân sự phục vụ cho công tác kiểm tra và chứng nhận cơ sở và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia Q và GAP đều được nhà nước hỗ trợ hoàn toàn 100%.

Việc kiểm tra và chứng nhận được Nhà nước giao cho Trung tâm quản lý dịch hại tỉnh hoặc cấp vùng (tương ứng ở Việt Nam là cấp Trung tâm BVTV Vùng hoặc Chi cục BVTV) còn công tác hướng dẫn tư vấn nông dân thực hiện GAP là do Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện.

Giá trị chứng nhận cho cây ăn trái là 4 năm, cây rau là 1 năm. Sau khi cấp chứng nhận, Trung tâm sẽ kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ, nếu vi phạm lần 2 về các tiêu chuẩn sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận GAP.

Một cán bộ của Trung tâm phụ trách khoảng 30 ha đăng ký chứng nhận sản phẩm (tạm hiểu là cán bộ giám sát). Lực lượng này được chương trình VSATTP đào tạo và được Nhà nước trả lương hàng tháng. Gần đến cuối vụ, cán bộ giám sát sẽ quyết định phân tích các chỉ tiêu dư lượng nào và đăng ký với Hội đồng cấp giấy chứng nhận của Trung tâm tiến hành xem xét và cấp giấy chứng nhận và logo dán.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua rau an toàn của người tiêu dùng tại thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 101 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)