Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Vì điều kiện không thể tiến hành trên toàn huyện nên tôi sẽ lựa chọn các điểm nghiên cứu đặc trưng nhất của huyện là xã Lao Chải, Phú Linh, Trung Thành là những xã có nhiều hộ chăn nuôi trâu, tuy nhiên điều kiện kinh tế của các hộ chăn nuôi trâu còn có nhiều khó khăn. Dự kiến điều tra 150 hộ nông dân tham gia chăn nuôi trâu, 10 cán bộ quản lý bao gồm các cán bộ xã, huyện... và 5 hộ trang trại, gia trại.
Huyện là nơi cư trú của khá đông các dân tộc anh em tạo nên nguồn nhân lực lớn nhưng trình độ còn thấp cần được đầu tư đào tạo. Trong số 2 thị trấn và 22 xã của huyện thì 3 xã là Lao Chải, Phú Linh, Trung Thành là những xã có nhiều hộ chăn nuôi trâu, tuy nhiên điều kiện kinh tế của các hộ chăn nuôi trâu còn có nhiều khó khăn. Do vậy, 3 xã nói trên được chọn làm địa bàn để nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp phát triển chăn nuôi trâu.
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập, tổng hợp có lựa chọn các loại tài liệu, số liệu từ giáo trình, sách, báo:
thông tin về cơ sở lý luận và các tạp chí, tài liệu có liên quan đến phát triển chăn nuôi trâu, các dự án, báo cáo đánh giá ngành chăn nuôi trâu.
Thu thập số liệu từ các ban ngành của huyện: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, các báo cáo về việc nông nghiệp, chăn nuôi.
Thu thập số liệu từ các xã: các báo cáo tình hình chăn nuôi trâu của các xã Trung Thành, Lao Chải, Phú Linh trong các năm 2014, 2015, 2016; các thông tin về tình hình dân số, lao động, nội dung liên quan đến chăn nuôi trâu tại các xã;
báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của các ba xã trong các năm 2014, 2015, 2016.
3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Số liệu được thu thập thông qua các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp trên cơ sở xác định các mẫu điều tra có tính chất đại diện cho tong thể các đơn vị nghiên cứu.
Bảng 3.4. Phân bổ mẫu phiếu điều tra
STT Đối tượng thu thập ĐVT Số
lượng Nội dung
Phương pháp thu
thập
1
Cán bộ các phòng, ban UBND huyện:
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Trạm Thú y.
Người 12
Tình hình phát triển chăn nuôi trâu của toàn huyện.
Các chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu.
Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm
2 Cán bộ UBND xã Người 18 Tình hình phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn xã
Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm
3 Hộ chăn nuôi, cung
ứng dịch vụ tại xã Hộ 150
- Thông tin chung.
- Những nội dung về chăn nuôi của hộ gia đình.
- Nhận thức của hộ
Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm
Điều tra phỏng vấn: 1) Điều tra các tổ chức, hộ dân công nhân theo mẫu phiếu điều tra, 2) phỏng vấn bán cấu trúc và 3) phỏng vấn sâu đối với các nhà quản lý, hộ nông dân về các nội dung liên quan tới phát triển chăn nuôi trâu theo các mẫu phiếu phù hợp với từng đối tượng.
Nội dung điều tra tập trung vào những vấn đề sau:
- Những đặc trưng việc chăn nuôi trâu của tổ chức, hộ.
- Thực trạng chăn nuôi của tổ chức, hộ.
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi trâu của tổ chức, hộ dân huyện huyện Vị Xuyên.
- Những khó khăn, thách thức trong phát triển chăn nuôi trâu của tổ chức, hộ nông dân huyện Vị Xuyên.
- Những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững chăn nuôi trâu của cơ sở, hộ nông dân huyện Vị Xuyên.
Để có những chỉ tiêu so sánh thực trạng chăn nuôi giữa các khu vực, giữa quy mô chăn nuôi của các hộ gia đình, trong pham vi nghiên cứu của đề tài, đối tượng điều tra được phân tổ theo vùng gồm: vùng thấp, vùng giữa và vùng cao;
theo quy mô chăn nuô gồm: lớn, vửa và nhỏ được thể hiện quả biểu sau:
Bảng 3.5. Tiêu chí phân tổ điều tra
Chỉ tiêu Phân vùng Quy mô
Vùng thấp Vùng giữa Vùng cao Lớn Vừa Nhỏ
Số mẫu 51 61 38 8 37 105
Tiêu chí phân tổ
Độ cao trung bình
≥ 1.000 m
Độ cao trung bình từ ≥ 500 m;
<1.000 m
Độ cao trung bình
< 500 m.
Số trâu chăn nuôi
> 8 con
Số trâu chăn nuôi
≥ 3 con;
≤ 8 con.
Số trâu chăn nuôi
< 3 con
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Chúng tôi sử dụng chương trình máy tính Excel để tổng hợp và xử lý tài liệu điều tra và tính toán các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin 3.2.4.1. Phương pháp phân tổ thống kê
Phương pháp này được sử dụng để chọn các đơn vị, đối tượng điều tra, ước lượng số lượng mẫu chọn trong quá trình điều tra. Trong đó sử dụng số tương đối (để phản ánh quy mô của hiện tượng sự vật), số tuyệt đối (để phản ánh cơ cấu, động thái của hiện tượng sự vật), số bình quân (để phản ánh mức độ đại diện của hiện tượng sự vật).
3.2.4.2. Thống kê mô tả
Phương pháp này được thực hiện thông qua việc mô tả các chỉ tiêu trong quá trình nghiên cứu.
3.2.4.3. Các phương pháp khác
Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp so sánh, tiếp cận có sự tham gia, khảo sát thực địa, dự báo…
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chăn nuôi trâu - Tổng đàn trâu, sản lượng thịt trâu của toàn huyện.
- Số lượng trâu bình quân/hộ.
- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động nông nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
GO = XQi*Pi.
Trong đó:
Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i.
Pi: Giá bán sản phẩm thứ i.
- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ trong một thời kỳ sản xuất.
- Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng thu được sau khi đã trừ đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó.
VA = GO - IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần tuý của hộ sản xuất ra bao gồm cả công lao động của hộ và lợi nhuận trong thời kỳ sản xuất.
MI = VA - A - T - W.
Trong đó:
A: Khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ T: Thuế phải nộp
W: Tiền thuê lao động (nếu có)
3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chăn nuôi trâu
- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian TGO = GO/IC.
- Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian TVA = VA/IC.
- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian TMI = MI/IC.