Nguồn lực cho phát triển chăn nuôi trâu huyện Vị Xuyên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 63 - 67)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện Vị Xuyên

4.1.3. Nguồn lực cho phát triển chăn nuôi trâu huyện Vị Xuyên

Thức ăn sử dụng chủ yếu trong chăn nuôi trâu ở Vị Xuyên hiện nay là cỏ tự nhiên, cỏ voi, cỏ watemana, ngoài ra người dân còn tận dụng một số phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp như rơm, lá mía, thân ngô, cỏ trồng...

Bảng 4.3. Diện tích một số cây trồng tại huyện Vị Xuyên

Đơn vị tính: Ha STT Loại cây

trồng chính

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Phát triển (%)

15/14 16/15 BQ

1 Lúa 8.481 8.354 8.482 98,50 101,53 100,01

2 Ngô 4.671 4.958 5.545 106,14 111,84 108,95

3 Khoai 663 473 617,7 71,34 130,59 96,52

4 Sắn 1.457 1.701 1.527,3 116,75 89,79 102,38

5 Rau 1.832 1.854 2.304 101,20 124,27 112,14

6 Mía 75 75 75 100,00 100,00 100,00

7 Lạc 116 58 59 50,00 101,72 71,32

8 Đậu 636 429 612 67,45 142,66 98,10

9 Cỏ trồng 750 1.058 1.620 141,06 153,12 146,97 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vị Xuyên (2017) Căn cứ vào số liệu ở bảng 4.3 cho thấy, tổng diện tích của một số loại cây trồng mà phụ phẩm có thể sử dụng làm thức ăn cho trâu lại tương đối ổn định, diện

tích lúa toàn huyện khoảng 8.482 ha, diện tích ngô khoảng 5.545 ha diện tích mía là 75 ha và một diện tích đáng kể của các cây trồng cho thức ăn tinh là, sắn, đỗ tương ... nên hàng năm huyện Vị Xuyên có hàng chục ngàn tấn phụ phẩm nông nghiệp có khả năng dùng làm thức ăn gia súc. Ngoài ra, khi phân tích bảng số liệu cho thấy diện tích cỏ trồng bao gồm các giống cỏ voi, cỏ Watemana tăng lên đáng kể, từ 750 ha năm 2014 lên 1.620 ha năm 2016, tốc độ tăng đạt 146,97 %/năm, nguyên nhân chủ yếu do người dân đã thấy được hiệu quả chăn nuôi trâu từ nguồn cỏ trồng, đồng thời do trong thời gian gần đây huyện Vị Xuyên luôn có những chính sách tốt trong hỗ trợ phát triển trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi.

Các loại thức ăn tinh sản xuất ra hầu hết được bán về vùng xuôi, còn lại các loại thứ ăn thuộc loại phụ phẩm nông nghiệp chỉ cho ăn tươi với số lượng không đáng kể. Trong khi đó, nếu quy đổi ra cỏ tươi thì: 1 kg cỏ khô thay được 4 - 5 kg cỏ tươi; 1 kg rơm thay được 2 kg cỏ tươi; 1 kg khoai lang, sắn thay được 2 kg cỏ tươi; 1 kg cám thay thế được 6 kg cỏ tươi. Như vậy khi người chăn nuôi không sử dụng triệt để, có hiệu quả các loại thức ăn trên là đã bỏ hoặc sử dụng không hiệu quả một lượng thức ăn rất lớn. Với khối lượng thức ăn đó có thể nuôi được thêm hàng chục ngàn con trâu nếu chúng được sử dụng một cách đúng kỹ thuật và hiệu quả.

Hiện nay bãi chăn thả trâu trâu của huyện tuy có giảm đi qua các năm nhưng vẫn đảm bảo cho việc mở rộng quy mô đàn trâu so với hiện tại, nhưng do huyện là một huyện vùng núi nên tận dụng các đồi núi, các khu rừng giao hộ, người chăn nuôi vẫn chăn thả trâu trâu.

Hơn nữa diện tích đất lâm nghiệp lớn và đồi núi chưa sử dụng khá cao hơn vì vậy một phần diện tích đất này có thể được quy hoạch làm bãi chăn thả hoặc diện tích trồng cỏ khi quy mô chăn nuôi tăng lên. Bên cạnh đó, ở một số xã thấp nơi mà diện tích đồng cỏ bị thu hẹp nhiều thì diện tích trồng cây thức ăn gia súc lại tăng lên, làm tốc độ tăng trung bình của cả huyện lên 8,92 %, điều đó cho thấy người dân địa phương đã và đang chú ý đến việc bổ sung thức ăn cho chăn nuôi, đặc biệt khi xu hướng chăn nuôi theo phương thức bán thâm canh đang được người dân dần dần áp dụng.

Tuy nhiên, số lượng các loại thức ăn trên phụ thuộc theo mùa vụ và điều kiện tự nhiên, nên trong năm có thời điểm (vụ đông) hầu hết các địa bàn của huyện vẫn xảy ra tình trạng thiếu thức ăn cho trâu.

4.1.3.2. Lao động trong chăn nuôi trâu

Kết quả điều tra cho thấy, việc sử dụng lao động trong chăn nuôi trâu ở câc hộ chủ yếu là người già và trẻ em chiếm khoảng 79,5 % trong lao động tham gia chăn nuôi trâu. Trong thời gian chăn thả trâu họ thường kết hợp làm rất nhỉều việc như: làm ruộng, lấy củi, lấy măng, hái rau... và họ sử dụng rất ít thời gian trong ngày để chăm sóc trâu, trung bình khoảng 2,5 giờ/ngày, chủ yếu là thời gian chăn dắt, kết quả này cũng phù hợp khi mà phương thức chăn nuôi của hộ phần lớn là phương thức quảng canh. Trâu chỉ có khoảng 4-5 giờ/ngày để gặm cỏ (chiếm 20 % thời gian của một ngày) số thời gian còn lại trâu bị nhốt trong chuồng và trong tình trạng bị bỏ đói vì vậy trâu chậm lớn.

Bảng 4.4 Tình hình lao động của hộ

Chỉ tiêu Lao động

Số lượng CC (%)

Tổng lao động của các hộ 244 100

1.Trong độ tuôi lao động 180 13,75

2. Người già 23 41,25

3. Trẻ em 41 45

4. Số lao động tham gia nuôi trâu 194 79,51

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Với đặc điểm sử dụng lao động của các hộ dân như trên sẽ gây khó khăn trong việc tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi trâu của các chưởng trình dự án đến nông hộ (vì người tham gia tập huấn thường là lao động chính).

Người trong độ tuổi lao động nhưng họ thường không tham gia trực tiếp trong hoạt động chăn sóc trâu, còn người tham gia trực tiếp vào hoạt động chăn nuôi trâu là người già và trẻ em thì không được tham gia tập huấn). Bên cạnh đó cũng gây khó khăn trong việc đánh hiệu quả tình hình sử dụng lao động trong chăn nuôi (chỉ tiêu hiệu quả chăn nuôi/lao động) vì rất khó phân bổ thời gian của người lao động sử dụng cho chăn nuôi, khó quy đổi thời gian (hoặc giá trị) lao động của người già và trẻ em theo lao động trong độ tuổi.

4.1.3.3. Tình hình chăm sóc và nuôi dưỡng trâu

Về cách thức cho ăn: Như đã đánh giá ở trên, hiện nay các hộ gia đình sử dụng cỏ tự nhiên để làm thức ăn chính cho trâu. Các hộ chăn nuôi đang sử dụng

phương pháp quảng canh - chăn nuôi dựa trên việc chăn thả tự do và sử dụng nguồn thức ăn kiếm được trong tự nhiên là chủ yếu, với các bãi chăn thả có thảm cỏ tốt, cỏ non, xanh, trâu có thể ăn được 12 - 20 kg cỏ tươi/ngày; trong trường hợp bãi chăn thả xấu, cỏ thưa, trâu chỉ gặm được 7 - 10 kg cỏ/ngày, trong khi đó “nhu cầu 1 ngày của trâu có trọng lượng 300 - 350 kg cần ăn từ 25 đến 30 kg cỏ tươi/ngày”, như vậy nếu chăn nuôi như hiện nay thì một con trâu trong một ngày thiếu ít nhất là 5 - 10 kg cỏ tươi. Việc bổ sung thức ăn là phụ phẩm nông nghiệp không thường xuyên và phụ thuộc vào thời vụ thu hoạch các nông phẩm đó, còn thức ăn tinh và một số loại khoáng chất khác rất hạn chế.

Nói tóm lại, thức ăn sử dụng cho chăn nuôi trâu của các nông hộ rất nghèo về dinh dưỡng, thiếu về chủng loại, chưa đảm bảo về số lượng đặc biệt vào các tháng mùa khô.

Chuồng trại và vệ sinh chuồng trại: chuồng trại ở các hộ chăn nuôi được làm ở dạng thô sơ thậm chí không có, chưa đảm bảo các nguyên tắc về vệ sinh và đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm về vụ đông vì chuồng chưa bố trí rèm che để che mưa, gió lùa. Quan sát chuồng trại của các hộ chăn nuôi cho thấy, hầu hết các chuồng được làm bằng cây bương, tre hoặc một số cây gỗ khác, lợp bằng gianh hoặc mái tôn (mưa to, bão có thể bị dột hoặc hỏng, trâu bị chết rét trong thời tiết rét hại), nền đất ẩm ướt, không được vệ sinh thường xuyên nên rất bẩn và trâu thường mắc một số bệnh về ký sinh trùng. Nhiều hộ chăn nuôi ở vùng cao, vùng giữa vẫn còn tập quán làm chuồng trại chăn nuôi ở gầm nhà sàn nên rất không đảm bảo sức khoẻ cho con người. Công tác đảm bảo chuồng trại chăn nuôi trâu ở vùng thấp có tiến bộ hơn, nhiều hộ dân đã tách riêng khu chăn nuôi ra khỏi khu ở, một số hộ dân đã xây chuồng trại kiên cố và bán kiên cố nhưng đa số vẫn chưa đảm bảo kỹ thuật và công tác vệ sinh chuồng trại thường xuyên.

Về khâu phòng chữa bệnh. Đàn trâu hiện có nhiều ký sinh trùng ngoài da do gia đình không áp dụng bất cứ một biện pháp chăm sóc thường xuyên nào, tẩy ký sinh trùng cho đàn trâu cũng rất ít hộ dân quan tâm. Việc phòng bệnh cho đàn trâu phụ thuộc hoàn toàn vào thú y (nếu tiêm phòng theo chương trình của Nhà nước, tỷ lệ đạt trên 90 % số hộ chăn nuôi tham gia, còn hình thức tiêm phòng tự nguyện của các hộ dân chỉ đạt trên 50% số hộ chăn nuôi tham gia) trên đại bộ phận 120/150 hộ có tiêm phòng trong đó 62 hộ tiêm 1 lần/năm và 58 hộ tiêm 2 lần/năm. Đại bộ phận các hộ chăn nuôi trên địa bàn

huyện đều chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm để chữa bệnh cho đàn trâu nuôi của gia đình.

Điều đó sẽ làm cho việc phòng và chữa bệnh cho trâu gặp khó khăn, vừa làm tăng chi phí khám chữa bệnh cho trâu, ảnh hưởng đến thu nhập và tâm lý của người chăn nuôi; còn đối với những địa bàn không thuận tiện với các dịch vụ thú y, giao thông đi lại khó khăn thì bên cạnh việc chịu giá thành chữa bệnh cao, còn làm cho việc khám chữa bệnh không kịp thời, hiệu quả điều trị bệnh thấp làm cho người chăn nuôi không tin tưởng để đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi. Thường khi gia súc bị bệnh, hộ chăn nuôi thường có 3 hướng xử lý như sau:

- Bán (có thể làm tăng nguy cơ phát tán nguồn bệnh đặc biệt là những bệnh nguy hiểm và gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm)

- Mua thuốc về để tự chữa.

- Mời cán bộ thú y đến chữa.

Trong thời gian tới nếu địa phương muốn phát triển nghề chăn nuôi trâu theo hướng hàng hoá thì tồn tại này cần phải có biện pháp xử lý triệt để để giảm nguy cơ rủi ro trong chăn nuôi và nâng cao chất lượng hàng hoá, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)