Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện Vị Xuyên
4.1.1. Các loại hình tổ chức chăn nuôi trâu trên địa bàn huyện Vị Xuyên
Trước đây, chăn nuôi trâu ở Vị Xuyên chủ yếu là trâu sinh sản, một phần lấy sức kéo và phân bón phục vụ cho trồng trọt, viêc sử dụng thịt Trâu làm thực phẩm hạn chế. Chăn nuôi trâu ở Vị Xuyên có tốc độ tăng trưởng chậm, phong trào chăn nuôi trâu hạn chế. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, mục đích phát triển chăn nuôi trâu của người nông dân Vị Xuyên đã thay đổi, đặc biêt khi thịt trâu được sử dụng ngày càng tăng lên trong các bữa ăn, thì chăn nuôi trâu ở Vị Xuyên không chỉ đơn thuần là sản xuất con giống và lấy sức kéo mà chuyển sang nuôi thịt cung cấp thực phẩm phục vụ cho đời sống con người. Chăn nuôi trâu được các hộ nông dân bắt đầu quan tâm đầu tư phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, con trâu trở thành vật nuôi xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân.
Trên địa bàn huyện Vị Xuyên, trong số các loại gia súc chính, con trâu là loại chiếm nhiều ưu thế nhất và nó gắn liền với cuộc sống của nhân dân nơi đây, thực trạng chăn nuôi trâu của huyện có thể nhìn qua số liệu bảng 4.1 về diễn biến chăn nuôi trâu của huyện.
Qua số liệu năm 2014 ta thấy rằng tổng đàn trâu toàn huyện là 34.580 con.
Trong đó, đàn cái sinh sản là 15.432 con chiếm 44,63 % tổng số trâu toàn huyện một tỷ lệ rất lớn điều này cũng phản ánh sự tăng đàn sẽ khá ổn định, đàn hậu bị sinh sản là 4.668 con chiếm 13,5 % tổng số trâu toàn huyện, đàn đực làm giống là 3.946 con chiếm 11,41 % tỷ lệ khá thấp, trâu thịt các lứa tuổi là 5.706 con chiếm 30,46 %, còn lại là nghé theo mẹ 4.828 con chiếm 13,96 %.
Đến năm 2015, tổng đàn trâu của huyện là 34.950 con, tăng 1,04 % tương ứng 470 con so với năm 2014; cơ cấu đàn trâu có thay đổi như sau: đàn trâu cái
sinh sản là 15.788 con tăng so với năm 2014 là 356 con chiếm 45,17 % tổng đàn trâu, số lượng tăng này chủ yếu được mua mới thông qua chương trình hỗ trợ mua trâu, bò sinh sản theo Quyết định số 352/QĐ-UBND, ngày 03/3/2014 của UBND tỉnh Hà Giang; đàn đực giống là 4.027 con, tăng so với năm 2014 là 81 con, chiếm 11,52 % so tổng trâu; trâu thịt các lứa tuổi là 6.207 con, tăng so với năm 2014 là 501 con, chiếm 17,76 % tổng đàn, còn lại là nghé theo mẹ 4.466 con, chiếm 12,78
% giảm 504 con so với năm 2014, điều này do cuối năm có các đợt rét đậm, rét hại cộng với dịch bệnh tụ huyết trùng nên số nghé chết khá nhiều.
Đến năm 2016, tổng đàn trâu của huyện là 36.050 con, tăng 3,15 % tương ứng 1.100 con so với năm 2015, tổng đàn trâu có sự tăng trưởng đáng kể, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết ấm, tỷ lệ trâu nghé bị chết thấp, huyện Vị Xuyên triển khai thêm chính sách theo Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND, ngày 10/12/2015 của HĐND tỉnh Hà Giang. Cơ cấu đàn trâu có thay đổi như sau: đàn trâu cái sinh sản là 16.040 con tăng so với năm 2015 là 252 con, chiếm 44,49 % tổng đàn trâu; đàn đực giống là 4.362 con, tăng so với năm 2015 là 335 con, chiếm 12,1 % so tổng đàn trâu; trâu thịt các lứa tuổi l6.483 con, tăng so với năm 2015 là 276 con, chiếm 17,98 % tổng đàn, còn lại là nghé theo mẹ 4.637 con, chiếm 12,86 % tăng 171 con.
Vì vậy, qua ba năm nhìn chung đàn trâu có xu hướng tăng, kết quả này cũng phù hợp với tình hình chung của tỉnh, tình hình thực hiện các chính sách của HDNĐ-UBND tỉnh. Đối với huyện Vị Xuyên thì tốc độ phát triển đàn trâu qua từ năm 2014 đến 2016 đạt 102,1 %/năm. Trong đó đàn trâu thịt tăng trưởng nhanh nhất bình quân 106,59 %/năm, cho thấy trong những năm gần đây, người dân đã chú trọng việc chăn nuôi trâu thương phẩm hàng hóa lấy thịt. Đàn trâu đực tăn trưởng bình quân 105,1 %/năm, cho thấy việc giữ lại và mua trâu đực làm giống là việc cần thiết, đây cũng là một trong những giải pháp để phát triển, ổn định đàn trâu của huyện. Số lượng nghé theo mẹ tăng trưởng chậm nhất đạt 98
%/năm, nguyên nhân do các yếu tố thời tiết, dịch bệnh tác động chủ yếu vào đối tượng trâu nghé mới sinh còn yếu.
Tính chất chăn nuôi trâu trên địa bàn vẫn mang nặng tính truyền thống lạc hậu, như chăn thả, và không chủ động trồng cỏ cho trâu ăn thêm, ngoài ra rất ít các hộ biết cách dự trữ thức ăn cho mùa đông khi lượng thức ăn tự nhiên ít đi.
Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng phát triển tổng đàn trâu.
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu đàn trâu của huyện Vị Xuyên năm 2014
Nguồn: UBND huyện Vị Xuyên (2016) Từ biểu đồ trên ta có nhận xét về sự thay đổi cơ cấu đàn trâu khá trong 3 năm từ 2014 đến 2016 như sau: Tỷ lệ trâu sinh sản được duy trì khoảng 44,5 %;
đàn trâu thịt có sự thay đổi tăng lên từ chiếm 16,5 lên đạt 18 %, tỷ lệ trâu đực chiếm 13,5 % thi đến năm 2016 tỷ lệ này giảm xuống còn là 12,56 %, và tỷ lệ nghé giảm đi trông thấy từ 13,96 % nay chỉ còn 12,86 % điều này đã phản ánh được hình thức chăn nuôi của hộ chưa được chú trọng, việc giảm số lượng đàn nghé có tác động lớn trong duy trì và phát triển đàn sau này, việc giảm lớn số lượng nghé là do hai nguyên nhân chính là do bị chết rét khi các chủ hộ chăn nuôi không giữ ấm cho đàn nghé vì còn nhỏ nên sức chịu đựng của nghé cũng kém hơn nhiều so với trâu bố mẹ, hai nữa là việc dễ bị lây bệnh không được cứu chữa kịp thời nên dẫn tới nghé chết là điều khó tránh khỏi.
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu đàn trâu của huyện Vị Xuyên năm 2016
Nguồn: UBND huyện Vị Xuyên (2016) Trâu sinh sản.
Trâu hậu bị sinh sản.
Nghé theo mẹ.
Trâu thịt các loại ( 13-36 tháng) Trâu đực làm giống.
44,6
11,4
16,5
13,96
13,5
Trâu sinh sản.
Trâu hậu bị sinh sản.
Nghé theo mẹ.
Trâu thịt các loại (13 – 36 tháng) Trâu đực làm giống
44,49 12,10
17,98
12,86
12,56
Tuy số lượng trâu có giảm tuy nhiên với cơ cấu “già” này việc cải thiện đàn sẽ nhanh chóng lấy lại được. Do ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh mà số lượng nghé cũng giảm làm cho tỷ lệ bán thịt cũng giảm đi nhiều hơn. Hình thức nuôi trâu để bán vẫn bán cho hộ nuôi khác là chủ yếu còn bán thịt vẫn còn hạn chế chiếm 9,12 % so với tổng lượng trâu bán ra. Lượng thịt trâu bán cũng giảm qua các năm hầu hết là bán trong huyện là chính, đôi lúc có thương lái lên mua về để giết mổ không thịt tại địa phương.
Bảng 4.1. Tổng hợp, phân loại đàn trâu huyện Vị Xuyên giai đoạn 2014-2016
Hạng mục
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) Số
lượng (Con)
Cơ cấu (%)
Số lượng (Con)
Cơ cấu (%)
Số lượng (Con)
Cơ cấu
(%) 2015/
2014 2016/
2015 BQ
Tổng đàn trâu 34.580 100 34.950 100 36.050 100 101,07 103,15 102,10
Trâu sinh sản 15.432 44,63 15.788 45,17 16.040 44,49 102,31 101,60 101,95
Trâu hậu bị sinh sản 4.668 13,50 4.462 12,77 4.528 12,56 95,59 101,48 98,49 + Trâu cái tơ từ 25 - 36 tháng 892 2,58 1.641 4,70 1.517 4,21 183,97 92,44 130,41 + Trâu cái lỡ từ 13 - 24 tháng 1.992 5,76 1.540 4,41 1.554 4,31 77,31 100,91 88,32 + Nghé cái sau cai sữa - 12 tháng 1.784 5,16 1.281 3,67 1.457 4,04 71,80 113,74 90,37
Nghé theo mẹ 4.828 13,96 4.466 12,78 4.637 12,86 92,50 103,83 98,00
Trâu thịt các lứa tuổi (13 - 36 tháng) 5.706 16,50 6.207 17,76 6.483 17,98 108,78 104,45 106,59 + Trâu đực lỡ từ 13 - 24 tháng 1.425 4,12 1.593 4,56 1.719 4,77 111,79 107,91 109,83 + Trâu cái lỡ từ 13 - 24 tháng 1.268 3,67 1.684 4,82 1.717 4,76 132,81 101,96 116,37 + Trâu đực tơ từ 25 - 36 tháng 1.429 4,13 1.440 4,12 1.490 4,13 100,77 103,47 102,11 + Trâu cái tơ từ 25 - 36 tháng loại thải 1.584 4,58 1.490 4,26 1.557 4,32 94,07 104,50 99,14
Trâu đực làm giống 3.946 11,41 4.027 11,52 4.362 12,10 102,1 108,3 105,1
+ Trâu đực phối giống >36 tháng 1.690 4,89 1.876 5,37 1.617 4,5 111,01 86,19 97,82 + Trâu đực lỡ làm giống từ 13 - 24 tháng 1.077 3,11 992 2,84 1.247 3,46 92,11 125,71 107,60 + Trâu đực tơ làm giống từ 25 - 36 tháng 1.179 3,41 1.159 3,32 1.498 4,16 98,30 129,25 112,72 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vị Xuyên (2017)
Đối với ngành chăn nuôi ở huyện Vị Xuyên, chăn nuôi trâu luôn mang lại hiệu quả cao so với các loại vật nuôi khác cũng như so với trồng trọt, khi xem xét các hộ trên dịa bàn huyện Vị Xuyên hầ hết các hộ cũng xác định là chăn nuôi trâu là ngành chính, mang lại hiệu quả cao và gắn liền với kinh tế của hộ.
Tại huyện Vị Xuyên có 3 kiểu chăn nuôi trâu: Chăn nuôi tích luỹ (kiêm dụng) thuộc các hộ vùng thấp; chăn nuôi tích luỹ (kiêm dụng) thuộc các hộ vùng núi cao;
chăn nuôi thịt vỗ béo: Chuyên đi mua trâu gầy về vỗ béo 2-3 tháng bán thịt.
Bảng 4.2. Cơ cấu đàn trâu theo phương thức chăn nuôi
Hạng mục
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) Số
lượng (Con)
Cơ cấu (%)
Số lượng (Con)
Cơ cấu (%)
Số lượng (Con)
Cơ cấu (%)
2015/
2014
2016/
2015 BQ Tổng đàn trâu 34.580 100 34.950 100 36.050 100 101,1 103,1 102,1 Theo hình thức chăn nuôi
- Nuôi tập trung 24.670 71,3 25.440 72,8 26.457 73,4 103,1 104,0 103,6 - Nuôi phân tán 9.910 28,7 9.510 27,2 9.593 26,6 96,0 100,9 98,4 Theo phương thức chăn nuôi
- Nuôi thả tự do 15.022 43,4 14.771 42,3 14.270 39,6 98,3 96,6 97,5 - Nuôi nhốt 2.296 6,6 2.650 7,6 3.152 8,7 115,4 118,9 117,2 - Bán chăn thả 17.262 49,9 17.529 50,2 18.628 51,7 101,5 106,3 103,9 Theo tính chất chăn nuôi
- Chăn nuôi tích lũy 29.770 86,1 30.156 86,3 31.111 86,3 101,3 103,2 102,2 - Chăn nuôi vỗ béo 4.810 13,9 4.794 13,7 4.939 13,7 99,7 103,0 101,3
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vị Xuyên (2017) Qua số liệu bảng 4.2 Cơ cấu đàn trâu theo phương thức chăn nuôi ta thấy rằng hình thức chăn nuôi của nông dân trên huyện Vị Xuyên vẫn mang nặng tính chất sản xuất tự phát là chính, chưa mang tính quản lý cao cụ thể: tỉ lệ nuôi nhốt đến năm 2016 chỉ chiếm 8,7 %, tỷ lệ này đã được tăng lên so với 6,6 % năm 2014. Diễn biến qua ba năm thì tình hình quản lý của hộ cũng tốt hơn như tỷ lệ
thả tự do giảm dần, tăng tỷ lệ nuôi tập trung.
Chăn nuôi trâu tích luỹ (kiêm dụng) lâu năm thuộc vùng thấp của Vị Xuyên là hình thức nuôi kiêm dụng với nhiều mục đích: lấy sức kéo, lấy phân, bán giống, bán thịt khi già yếu hoặc cần tiền. Do dân tộc Tày và Nùng nuôi chủ yếu, người dân tộc Tày và Nùng chăn nuôi trâu tích luỹ có nhiều điểm khác biệt so với kiểu chăn nuôi tích luỹ của người Mông, Dao.
Người dân tộc Tày và Nùng sinh sống ở vùng thấp hơn so với các dân tộc khác, có ruộng nước nên loại cây trồng chủ yếu của họ là lúa nước ngoài ra còn trồng thêm ngô, đậu, lạc... Bởi vậy họ có nhiều điều kiện thuận lợi đa dạng hoá nguồn thu nhập, phát triển kinh tế.
Trong trồng trọt, những loại cây trồng chính của nhóm hộ này là: lúa ruộng, ngô ruộng, ngô rẫy, sắn rẫy và đậu đỗ các loại. Trong trồng trọt, ngoài cây trồng cung cấp lương thực chính là lúa nước, một số cây rau mầu trồng vụ đông như ngô, rau các loại cung cấp cho nhu cầu sử dụng của gia đình. Theo kết quả điều tra, cơ cấu các nguồn thu nhập từ cây trồng của những hộ nông dân thuộc nhóm này như sau: từ lúa chiếm 37 %, từ ngô chiếm 42 % và từ các loại cây trồng khác chiếm 21 %.
Một điều đáng nói ở dây là tỷ lệ nuôi vỗ béo tăng lên, điều này nói rằng một số hộ đang chuyển dần xu hướng sang sản xuất hàng hóa, nuôi thời gian ngắn bán để kiếm chênh lệch là hướng đi đúng đắn trong thời buổi hiện nay.