Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn
2.2.1. Kinh nghiệm về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường ở các nước trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới đã và đang áp dụng nhiều hình thức quản lý bảo vệ môi trường, lập hoạch, cải cách phương pháp quản lý, xử lý rác thải, phân loại rác thải ngay tại nguồn. Mỗi hình thức, đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Trong các phương pháp trên, thì phương pháp phân loại rác thải ngay tại nguồn là một trong những phương pháp truyền thống dễ thực hiện, giúp cho quá trình quản lý, xử lý nhanh, ít tốn ít thời gian, giảm nhân lực. Rác thải đã được phân loại sẵn chỉ cần thu gom vận chuyển đến khu vực xử lý, hoặc tái chế. Dưới đây là mô hình quản lý rác thải ở một số nước trên thế giới.
*Kinh nghiệm ở Hàn Quốc.
Là một đất nước nhỏ, Hàn quốc không có nhiều diện tích đất để chôn rác thải. Chính vì vậy mà đất nước này rất chú ý đến việc phân loại và tái chế rác hàng ngày. Cũng giống như Nhật Bản, trên đường phố Hàn quốc những thùng rác công cộng xuất hiện không nhiều. Với người dân Hàn Quốc thì đây giống như một lời nhắc nhở rằng không được vứt rác, mà phải mang theo rác của mình và xử lý nó đúng cách (Bích Đào, 2015).
- Quy định về túi vứt rác của người Hàn Quốc: Không phải bất kỳ loại túi nào cũng được sử dụng để bỏ rác, mà mỗi quận và thành phố sẽ có quy định về loại túi để đổ rác riêng và quy định này chỉ được áp dụng tại nơi đó. Vì thế nếu bạn mang túi đựng rác của khu Gangnam đến khu Songpa-gu để đổ, bạn hoàn toàn có thể bị phạt. Tuy nhiên, quy định này cũng có đôi nét giống với người Nhật, đó là túi đựng rác được chia làm ba loại chính: loại thường, loại dùng để tiêu hủy và loại dành cho thực phẩm.
Người Hàn Quốc sử dụng một hệ thống có tên là jongnyangje để thu thập và xử lý rác thải sinh hoạt theo cách quy củ và thân thiện với môi trường nhất.
Hệ thống này chia rác thải ra thành nhiều hạng mục nhỏ khác nhau và ứng với mỗi mục sẽ có mức phạt riêng nếu người dân không tuân thủ (Bích Đào, 2015).
- Phân loại rác thải: Rác thải được chia ra thành : rác thường, thực phẩm, đồ tái chế được và những rác thải có kích thước lớn. Về cơ bản, việc phân
loại rác tại Hàn Quốc cũng không khác biệt nhiều so với Nhật Bản. Ví dụ như rác thường bao gồm các thứ đồ như: nồi cơm, sản phẩm điện tử, băng đĩa nghe nhìn, chai lọ thuốc, bình đựng nước, đồng hồ, găng tay, khung cửa sổ, chổi, thảm trải sàn hay các sản phẩm bằng nhựa composite. Hoặc rác tái chế là những loại chai, lọ, vỏ hộp. Nhưng quy trình này không đơn giản. Mỗi loại rác lại có một quy định riêng, ví dụ như quần áo phải được để trong túi riêng không lẫn với các sản phẩm bằng vải khác như gối, gấu bông. Giày phải để theo đôi hoặc buộc vào nhau hoặc từng đôi trong các túi riêng biệt (Bích Đào, 2015).
- Cách xử lý rác thải: Rác thải có thể tái chế phải được làm sạch trước khi vứt, không được để lại thức ăn còn lại bên trong. Các chai nhựa cần được bóc nhãn và tháo nút. Đối với các vật dụng như máy tính, màn hình, bàn phím, máy in, thiết bị trò chơi, đồng hồ, bàn là, quạt điện và các thiết bị điện tử nhỏ khác, chúng sẽ được phép đặt chung với các rác thải tái chế và được thu dọn không mất phí. Quy định này được chính phủ Hàn Quốc đặt ra nhằm khuyến khích việc tái chế đồ điện tử - vốn là một trong những điểm mạnh của đất nước này. Việc xử lý các vật dụng lớn như đồ nội thất, đồ điện tử, máy nóng lạnh sẽ phải trả phí từ 2.000W – 15.000W (từ 38.000-300.000 VND) cho mỗi thứ tùy vào kích thước lớn nhỏ. Bên cạnh đó một số đồ dùng đặc biệt như pin, điện thoại di động hay thuốc phải được xử lý theo cách đặc biệt: mang đến các trung tâm cộng đồng hoặc mang trả lại cho nhà thuốc đối với thuốc chưa sử dụng.
Thức ăn thừa, hay rác thực phẩm: Thực phẩm bỏ đi phải được để ráo nước và cho vào những chiếc túi đặc biệt. Một số thức ăn không thể tái sử dụng như thức ăn cho động vật sẽ bị loại khỏi mục rác thải thực phẩm. Trong đó ta có các loại hạt, xương và lông động vật, vỏ hải sản, bã chè. Vấn đề về xử lý thực phẩm bỏ đi tại Hàn Quốc lớn đến nỗi chính phủ nước này đã phải đưa ra quy định thu phí rác thải dựa theo số cân nặng lượng rác sinh hoạt mà họ thải ra. Thay đổi này được áp dụng với mong muốn người dân sẽ có ý thức hơn trong việc làm rác thực phẩm trước khi vứt (Bích Đào, 2015).
- Quy định thời gian vứt rác thải: Ở Hàn Quốc ngày vứt rác cũng được phân ra rõ ràng như Nhật Bản. Theo đó người dân sẽ được cung cấp lịch vứt rác cho từng tháng với ngày thu gom rác tái sử dụng riêng, ngày dành cho các vật dụng lớn riêng. Nếu không thực hiện theo quy định này người dân có thể bị phạt lên đến 300.000W khoảng 5,7 triệu VND. Có thể thấy, việc phân loại và tái chế rác tại Hàn Quốc đã trở thành một “quy tắc sống” của đất nước này. Nếu bạn
không phân loại rác trước khi đổ, rác của bạn có thể bị trả về, và hàng xóm sẽ phàn nàn và phê bình cho đến khi nào bạn chịu dọn dẹp thì thôi. Vì vậy nếu muốn hòa nhập với cuộc sống của xứ sở kim chi thì việc ưu tiên bạn cần làm đó là học đổ rác (Bích Đào, 2015).
* Kinh nghiệm ở Nhật Bản
Vai trò của phụ nữ đối với công tác BVMT rất quan trọng mang đến sự thay đổi trong việc thực hiện các quy định về BVMT trong cộng đồng và mỗi gia đình. Phụ nữ Nhật Bản rất tiết kiệm và không xả rác nơi công cộng, công sở. Khi đi làm công sở, họ thường mang theo túi đựng rác sinh hoạt hàng ngày. Hết giờ làm việc họ mang túi đựng giác đó ra đúng nơi quy định và việc làm này trở thành thói quen hàng ngày. Phụ nữ Nhật Bản chú ý đến việc phân loại rác sinh hoạt theo rác cháy và không cháy, rác kích thước lớn và rác tái tạo. Rác cháy bao gồm tất cả các thức ăn dư thừa khi án trưa ở nơi làm việc, giấy vụn. Rác không cháy bao gồm các đổ dùng bằng kim loại hỏng hóc, pin đã qua sử dụng, chai lọ thủy tinh, kim loại.Đối với các loại rác có kích thước lớn (kích thước mỗi bể khoảng hơn 60 cm) như máy điều hòa, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy vi tính không sử dụng thì phải liên hệ với trung tâm xử lý rác kích thước lớn và mất phí xử lý. Việc phân loại và vứt rác đúng ngày, đúng nơi quy định là một trong những quy tắc sống của người phụ nữ Nhật Bản (Lê Mạnh Cường, 2011).
Mỗi năm Nhật Bản thải ra khoảng 55 – 60 triệu tấn rác nhưng chỉ khoảng 5% trong số đó phải đưa đến bãi chôn lấp, còn phần lớn được đưa đến các nhà máy để tái chế.
* Phân loại ngay tại thùng: trên các thùng rác hai bên vệ đường có vẽ những loại rác được phép bỏ vào, người dân rất tự nguyện bỏ rác đúng loại vào thùng như là một thói quen sinh hoạt (Lê Văn, 2010).
* Sản xuất đi kèm tái chế: việc thu gom rác ở Nhật cũng không giống như ở Việt Nam, chất thải từ hộ gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của Nhà nước, còn chất thải từ các công ty, nhà máy. cho tư nhân đấu thầu hoặc các công ty do chính quyền địa phương chỉ định. Một điều mà Nhật Bản làm rất chặt chẽ trong việc quản lý rác thải công nghiệp là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải tự chịu trách nhiệm về rác thải của mình. Và điều này được quy định bởi luật về bảo vệ môi trường (Lê Văn, 2010).
* Khu công nghiệp sinh thái: từ năm 1991, chính phủ Nhật Bản chính thức khuyến khích tận dụng nguồn tài nguyên từ rác thải tái chế, các công ty tái chế chất thải chủ yếu các mặt hàng như bao bì, gỗ, đồ điện tử. Không những khuyến khích các công ty tái chế, tái sử dụng các chất thải, Nhà nước cũng khuyến khích người dân sử dụng rác như một nguyên liệu sản xuất, xử lý rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng (Lê Văn, 2010).
* Giáo dục ý thức người dân: chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức các chiến dịch xanh, sạch, đẹp phố phường nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân và tặng thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc. Chương trình này đã được đưa vào trường học và đã tỏ ra hiệu quả. Học sinh ngay từ cấp tiểu học đã được dạy về việc ý thức bảo vệ môi trường. Do đó ý thức bảo vệ môi trường của người dân Nhật quả thật đáng để Việt Nam học tập (Lê Văn,2010).
Sau khi tìm hiểu các hình thức quản lý môi trường của các nước trên thế giới cho tôi một nhận xét là việc quản lý môi trường có tốt hay không, môi trường có trong lành sạch sẽ hay không phụ thuộc rất nhiều vào 3 yếu tố: thu nhập GDP của nước đó, các chính sách bắt buộc và nghiêm túc như thế nào?
Và quan trọng nhất là do ý thức của người dân đối với vấn đề môi trường. Ở các quốc gia mà tôi nêu trên họ đã có những biện pháp quản lý mà ai cũng phải học tập. Căn cứ vào những quy định của Nhà nước, người dân tự giác thực hiện nghiêm túc. Các quốc gia này sử dụng phương pháp phân loại, tái chế lại một cách có khoa học, vì vậy các nguồn nước, bầu không khí hay chất lượng đất xung quanh không bị ô nhiễm và người dân có thể an tâm hơn cho tuổi thọ của mình.
2.2.2. Kinh nghiệm về vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn ở Việt Nam
* Kinh nghiệm ở tỉnh Quảng Ngãi
Nhận thức được tầm quan trọng và trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với việc nâng cao sức khỏe, cải thiện điều kiện sống; đồng thời xác định công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân khắc phục những tồn tại tham gia bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần tích cực trong việc thực hiện cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”
và xây dựng Thành phố trở thành Đô thị “xanh, sạch, đẹp”,phong trào thi đua
“phụ nữ thành phố tích cực xây dựng đô thị văn minh thân thiện” gắn với nội dung Cuộc vận động “Phụ nữ Quảng Ngãi vì môi trường Xanh, Sạch, Đẹp”.
+ Công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường: Được triển khai, bằng nhiều hình thức như: sinh hoạt hội viên, hội thi, hội diễn, xây dựng chuyên mục phát trên Đài truyền thanh. Phụ nữ các các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ đổ rác, nước thải đúng nơi quy định, xử lý rác hợp vệ sinh, thực hiện tự quản VSMT từ nhà ra ngõ; tuyên truyền tác hại của túi nilon đối với môi trường nước và đất ảnh hưởng đến sức khỏe con người; vận động phụ nữ đăng ký tự giác phân loại rác tại nhà, túi nilon khi đi chợ về; Trồng cây xanh, xây dựng vườn rau xanh, sạch an toàn; “chế biến thực phẩm an toàn”; “trồng cây xanh đường phố”, “đoạn đường hoa”, nhân rộng mô hình “Đoạn đường tự quản”,
“Quản lý khu phố sạch” (Thục Trang, 2012).
+ Kết quả tổ chức thực hiện: Phụ nữ cơ sở tổ chức tốt các hoạt động, xây dựng các mô hình cụ thể, thiết thực, giúp cho phụ nữ và nhân dân nhận thức sâu sắc về tác hại của ô nhiễm môi trường, từ đó có những hành vi thân thiện với môi trường, chung tay góp sức xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp như mô hình tổ "PN sử dụng túi ni lông thông minh", đến nay đã nhân rộng lên 7 tổ với 780 chị đăng ký tham gia; xây dựng và nhân mới 193 đoạn đường tự quản, hàng ngày và định kỳ vào các ngày lễ, tết các đơn vị đều vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân ra quân quét dọn, tổng vệ sinh tại các đoạn đường tự quản giữ gìn vệ sinh sạch sẽ; mô hình “Tổ phụ nữ hành động thân thiện với môi trường”, ”tổ phụ nữ phân loại rác thải tại nhà”, 24 “tuyến phố văn minh” đều hoạt động có hiệu quả góp phần vào việc giữ gìn vệ sinh môi trường tại các khu dân cư (Thục Trang, 2012).
Hằng năm Phụ nữ thành phố đưa nội dung công tác bảo vệ môi trường vào các chỉ tiêu thi đua để đánh giá, xếp loại phong trào của các cơ sở hội. Qua đó nhằm từng bước làm chuyển biến đời sống của hội viên phụ nữ, động viên chị em phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố (Thục Trang, 2012).
* Kinh nghiệm ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
Thời gian qua, phụ nữ Yên Sơn đã phát động, triển khai thực hiện nhiều phong trào thi đua, trong đó gắn nội dung công tác và phong trào phụ nữ với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới xã đề ra.
+ Công tác tuyên truyền vận động: Trong các phong trào, hoạt động thi đua, nổi bật là mô hình thu gom rác thải do phụ nữ xã đảm nhận đã và đang phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần làm cho môi trường xanh- sạch- đẹp.
Để phong trào phụ nữ thu gom rác thải đạt hiệu quả cao, thu hut được đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia. Hội phụ nữ xã tích cực tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ về nông thôn mới gắn với tiêu chí “Nhà sạch, bếp sạch, ngõ sạch, sạch làng và sạch đồng ruộng” của cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (Trang Tâm, 2015).
+ Kết quả thực hiện các mô hình thu gom rác thải sinh hoạt: Ban đầu, phụ nữ thực hiện mô hình điểm thu gom rác thải tại 4 chi hội: Từ lưu 1, Từ lưu 2, Tân Quang, Chè đen 2. Đến nay mô hình đã được nhân rộng và triển khai 15/15 chi hội trong toàn xã. Vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, chi hội thôn, bản tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, thu gom rác thải quanh nhà, ngoài đồng giữ vệ sinh nguồn nước, hạn chế sử dụng túi nilon khi đựng thực phẩm, khi đi chợ. Cuối tháng tổ chức tổng dọn vệ sinh trong toàn xã ở tất cả các chi hội. Trước khi vận chuyển về bãi rác, chị em đã phân loại rác thải, tạo điều kiện cho việc tiêu huỷ, xử lý rác, thu gom dụng cụ đựng thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng trên đồng ruộng. Số bao bì, vỏ thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bị vất bừa bãi trên các bờ ruộng, mương nước, không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước mà còn có thể gây ra tại nạn cho người dân khi đi làm đồng.
Với các loại rác thải, chất thải như vỏ bao bì sẽ được gom vào các bao riêng.
Đối với chất thải rắn như chai, lọ thủy tinh sẽ được phân loại, tách riêng và chuyển về nơi xử lý (Trang Tâm, 2015).
Mỗi gia đình có 1 hố rác, các hộ gia đình chăn nuôi xây dựng hầm ủ khí sinh học biogas chuyển hoá phân thành khí đốt, vận động chị em sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, chế biến thực phẩm; thực hiện “nhà sạch, vườn đẹp”, quy hoạch chuồng trại chăn nuôi hợp lý, xử lý nước thải sinh hoạt gia đình hợp vệ sinh, hướng dẫn từng gia đình hội viên hướng dẫn cách trang trí, sắp xếp nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, phun thuốc diệt muỗi và côn trùng gây hại tại gia đình, thôn xóm, phun thuốc diệt khuẩn chuồng trại; vận động góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường; cải tạo vườn, trồng cây có giá trị kinh tế, cây bóng mát ở các khu công cộng tạo màu xanh giữ gìn môi trường. Để bảo vệ môi trường, chị em trong tổ đã tích cực tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm; hạn chế sử dụng túi nilon khi đựng thực phẩm, khi đi chợ; thực hiện tốt việc phân loại rác thải tại gia đình.
Từ việc tuyên truyền vận động đến hướng dẫn, hỗ trợ hội viên phụ nữ tham gia xây dựng các mô hình mới, hoạt động chung sức bảo vệ môi trường