Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Khái quát chung về môi trường nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
4.1.1. Khái quát về tình hình môi trường nông thôn ở huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế là tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe người dân. Tất cả các hoạt động của con người đều trực tiếp hay gián tiếp làm phát sinh ra rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường sống tiềm ẩn nguy cơ gây ra dịch bệnh cho con người và vật nuôi. Mức độ nhiều ít phụ thuộc vào hoạt động sản xuất và sinh hoạt của mỗi con người.
- Ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp nông thôn: Huyện Gia Lâm ô nhiễm môi cũng chưa cao vẫn trong giới hạn cho phép. Một số diện tích canh tác rau có độ hướng kiềm (pH>6,5); hàm lượng chất lượng hữu cơ dao động từ 1,79 đến 7,83% tùy theo từng xã. Hàm lượng lân, kali cao (từ 1,7 đến 200/100%g đất) dễ gây phú hóa nguồn nước mặt. Hàm lượng kim loại nặng không có hoặc thấp.
Hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, tồn dư nông dược thấp do nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá liều so với khuyến cáo nhưng do dễ có thời gian phân hủy ngắn nên không ảnh hưởng đến chất lượng đất, chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng.
- Ô nhiễm môi trường không khí: Nhìn chung môi trường không khí trên địa bàn huyện chưa thực sự được đảm bảo, vẫn còn một số nơi tồn đọng rác, việc xử lý rác thải của người dân có nghề thủ công và những trang trại chăn nuôi không được thu gom hoặc hủy đúng cách gây ra bụi, mùi hôi làm ô nhiễm không khí. Nguồn gốc phát sinh chất thải là do các hộ dân chăn nuôi trong làng vô tư xả thải ra ngoài đường làng, kết hợp với việc tập kết những bao tải chất bẩn đã vô tình hoặc cố ý làm nguy hại đến môi trường xung quan,hệ thống cống, rãnh thoát ở bị hư hỏng, tắc nghẽn. Nước cùng chất thải chảy ra không có lối thoát, cứ dềnh lên trên mặt đường, ứ đọng từ ngày này qua ngày khác. Ngày nắng thì bốc mùi nồng nặc, ngày mưa thì lênh láng khắp đường làng.
- Ô nhiễm môi trường nước: Nguồn nước mặt tại huyện Gia Lâm chủ yếu bị ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng (N,P), các chất hữu cơ (COD,BOD). Hệ thống các song chủ yếu bị ô nhiễm do chất dinh dưỡng (NO2-,NH4+, NO3-) vượt từ 5-
10 lần, vi sinh vật (coliform) vượt từ 5-18 lần. Nước ngầm trên địa bàn huyện có bị ô nhiễm nhưng chưa ở mức nặng. Nhìn chung, mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt ở huyện chưa cao.
- Ô nhiễm hoạt động ở một số làng nghề: Đang phát sinh rất mạnh làng nghề đã thải ra rất nhiều khói bụi, chất rắn, tiếng ồn và nước thải ở làng nghề hầu như không được thu gom, xử lý đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất lớn.
- Ô nhiễm rác thải sinh hoạt: Huyện Gia Lâm là một địa phương có nhiều làng nghề truyền thống như may da, dát vàng tại xã Kiêu Kỵ, nghề gốm sứ tại xã Bát Tràng, Kim Lan, có các vùng chăn nuôi bò sữa, bò thịt tại Phù Đổng, Văn Đức, Phú Thị. Chính vì thế mà kinh tế nông thôn hiện nay rất phát triển, kéo theo đó là việc đời sống người dân dần được cải thiện. Tuy nhiên, đi cùng với đó thì lượng RTSH thải ra ngoài môi trường cũng ngày càng gia tăng. Toàn huyện có 102 điểm tập kết rác. Hiện tại trên địa bàn huyện có ba hình thức thu gom chính gắn liền với các điểm đổ rác. Đó là thu gom CTRSH ngay tại các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh; thu gom tại các điểm tập kết rác và thu gom CTRSH từ các thùng rác công cộng đến bãi rác Kiêu Kỵ và bãi rác Lam Sơn. Việc xử lý rác sinh hoạt chủ yếu là chôn lấp đã gây ô nhiễm nghiêm trọng tại xã Kiêu Kỵ.
Theo thống kê của Phòng Quản lý Đô thị huyện năm 2016 thì RTSH của huyện được phát sinh từ những nguồn sau.
Bảng 4.1. Nguồn gốc phát sinh RTSH trên địa bàn huyện Gia Lâm
STT Nguồn thải Khối lượng
(tấn/năm)
Tỷ lệ (%)
1 Khu dân cư và các hộ gia đình 53.777 81,74
2 Các khu thương mại dịch vụ 244 0,67
3 Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất 3.350 9,20
4 Hệ thống trường học và các ban ngành 676 1,86
5 Khu vui chơi, giải trí 118,2 0,32
6 Các cơ sở y tế 2.248,8 6,17
7 Chất thải từ nông nghiệp 13 0,04
Tổng cộng 66.112 100,00
Nguồn: Phòng Quản lý Đô thị huyện (2016) Qua bảng 4.1 ta có thể thấy nguồn thải RTSH tập trung nhiều nhất ở hộ gia đình và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Khu vực này thải ra một lượng lớn
(29.777 tấn/năm) chiếm 81,74 % tổng lượng RTSH được thải ra. Hiện nay với xu hướng phát triển ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ ngày càng tăng. Ở một số xã còn tồn đọng rác thải chưa được xử lý như Dương Quang, Yên Thường, dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Bảng 4.2. Thành phần RTSH trên địa bàn huyện Gia Lâm
STT Nguồn phát sinh RTSH Thành phần RTSH
1 Nhà ở, khu dân cư Thực phẩm, giấy, vải, gỗ, cao su, nhựa, thủy tinh, bột giặt, chất tẩy trắng
2 Chợ, khu thương mại Giấy bìa carton, plastic, thực phẩm, thủy tinh 3 Công ty, cơ quan công sở Giấy, thực phẩm, thuốc lá, bã chè, thủy tinh
4 Quét đường, khu xây dựng Cành cây, lá cây, giấy vụn, bao nilon, xác động vật chết, đất đá, gỗ, thép, bê tông, gạch, thạch cao
Nguồn: Phòng Quản lý Đô thị huyện (2016) Theo báo cáo của Phòng Quản lý Đô thị huyện Gia Lâm năm 2016 cho biết thành phần rác thải trên địa bàn huyện không cố định mà khá đa dạng, thay đổi theo thời gian và điều kiện sống. Báo cáo cho biết thêm: nguồn phát sinh RTSH lớn nhất trên địa bàn xuất phát chủ yếu từ các hộ dân (chiếm 80,23% lượng rác thải phát sinh toàn huyện); thành phần rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 78,39%, thành phần rác vô cơ là 15,47%. Cuối cùng, thành phần rác có thể tái sử dụng là nhựa chiếm tỷ lệ 6,14%. Do vậy, trong quá trình thu gom RTSH cần lưu ý đến khả năng thu hồi và tái sử dụng các loại rác này.
* Khối lượng rác thải sinh hoạt
CTR nói chung và CTRSH nói riêng đang trở thành một vấn đề cấp bách của huyện Gia Lâm. Lượng CTRSH ở huyện bình quân 1 người/ngày phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng địa bàn và có xu hướng ngày một gia tăng. Theo số liệu điều tra của phòng Quản lý Đô thị huyện năm 2016, khối lượng CTRSH phát sinh bình quân trên người là 0,6 kg/người/ngày. Khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn huyện năm 2016 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3. Khối lượng rác thải trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2016
STT Xã, thị trấn Khối lượng rác thải
(tấn/năm)
1 Xã Yên Thường 3.984
2 Xã Ninh Hiệp 4.019
3 Xã Đình Xuyên 2.383
4 Xã Yên Viên 5.658
5 Xã Dương Hà 1.480
6 Xã Phù Đổng 3.122
7 Xã Trung Mầu 1.302
8 TT Yên Viên 5.658
9 Xã Cổ Bi 2.816
10 Xã Đặng Xá 3.765
11 Xã Dương Xá 2.921
12 Xã Phú Thị 2.017
13 Xã Kim Sơn 2.867
14 Xã Lệ Chi 2.795
15 Xã Dương Quang 2.747
16 Xã Kiêu Kỵ 2.698
17 Xã Đa Tốn 2.960
18 TT Trâu Quỳ 9.210
19 Xã Đông Dư 1.206
20 Xã Bát Tràng 1.914
21 Xã Văn Đức 1.732
22 Xã Kim Lan 1.371
Tổng 66.112
Nguồn: Phòng Quản lý Đô thị huyện (2016) Qua bảng 4.3 ta có thể thấy lượng RTSH phát sinh ở các xã, thị trấn khác nhau trên địa bàn huyện có sự chênh lệch nhau. Ở những nơi có mật độ dân cư đông đúc, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề, chăn nuôi có lượng CTRSH phát sinh nhiều như TT Trâu Quỳ, xã Đặng Xá, xã Ninh Hiệp lượng CTRSH ở đây lên tới 3 - 9 tấn/năm. Trong khi đó ở những xã có mật độ dân số thấp, ít cơ sở sản xuất kinh doanh thì lượng CTRSH phát sinh chỉ khoảng 1,2 - 2 tấn/năm như xã Đông Dư, Phú Thị.
Bảng 4.4. Thống kê khối lượng thu gom rác từ năm 2014-2016
TT Đơn vị
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Khối lượng rác phát sinh (tấn)
Khối lượng rác thu gom
(tấn)
Tỷ lệ thu gom
rác (%)
Khối lượng rác phát sinh (tấn)
Khối lượng rác thu gom
(tấn)
Tỷ lệ thu gom rác
(%)
Khối lượng rác phát sinh (tấn)
Khối lượng rác thu gom
(tấn)
Tỷ lệ thu gom rác
(%)
Tổng cộng 62.164 59.919 88 63.110 54.251 86 66.112 52.381 79
A Thị trấn 14.480 13.109 91 14.649 13.261 91 14.869 13.211 89
1 Trâu Quỳ 8.912 8.097 91 9.025 8.189 91 9.210 8.299 90
2 Yên Viên 5.568 5.012 90 5.624 5.072 90 5.658 4.912 87
B Xã 47.684 41.810 88 48.461 40.990 85 51.244 39.170 76
3 Yên Thường 3.878 3.440 89 3.930 3.240 82 3.984 3.140 79
4 Yên Viên 3.038 2.650 87 3.084 2.550 83 3.146 2.450 78
5 Đình Xuyên 2.293 1.980 86 2.330 1.980 85 2.382 1.880 79
6 Dương Hà 1.408 1.220 87 1.427 1.220 85 1.480 1.120 76
7 Phù Đổng 3.005 2.680 89 3.048 2.580 85 3.122 2.480 79
8 Trung Mầu 1.245 1.120 90 1.266 1.120 88 1.302 920 71
9 Đặng Xá 2.251 1.920 85 2.324 2.020 87 3.765 2.980 79
10 Kim Sơn 2.749 2.440 89 2.788 2.340 84 2.867 2.240 78
11 Dương Quang 2.657 2.290 86 2.702 2.290 85 2.747 1.990 72
12 Lệ Chi 2.664 2.310 87 2.707 2.190 85 2.795 2.070 74
13 Kim Lan 1.337 1.170 88 1.363 1.170 86 1.371 1.010 74
14 Văn Đức 1.685 1.430 85 1.707 1.430 84 1.732 1.330 77
15 Dương Xá 2.821 2.410 85 2.858 2.410 84 2.921 2.110 72
16 Cổ Bi 2.396 2.080 87 2.423 2.080 86 2.816 2.180 77
17 Phú Thị 1.892 1.660 88 1.935 1.660 86 2.017 1.460 72
18 Kiêu Kỵ 2.692 2.330 89 2.669 2.230 84 2.698 2.130 79
19 Đa Tốn 2.865 2.560 89 2.902 2.460 85 2.960 2.260 76
20 Bát Tràng 1.855 1.640 88 1.886 1.640 87 1.914 1.440 75
21 Đông Dư 1.164 1.050 90 1.195 1.050 88 1.206 950 79
22 Ninh Hiệp 3.852 3.430 89 3.916 3.230 82 4.019 3.030 75
Nguồn: Xí nghiệp môi trường huyện Gia Lâm (2016)
57
Qua biểu trên ta thấy khối lượng rác phát sinh hàng năm tăng rất nhanh, những tình hình thu gom lại giảm 88% xuống 79% là do mật độ dân số ngày càng tăng, do vậy rất cần một lực lượng tham gia công tác vệ sinh môi trường.