Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 110 - 119)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

4.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường

Hiện nay hệ thống quản lý môi trường huyện Gia Lâm được chia thành 3 cấp.

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức quản lý môi trường của huyện Gia Lâm - UBND huyện: có chức năng ban hành theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường; tổ chức đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường; tuyên truyền iaos pháp lụa về bảo vệ môi trường. Riêng hoạt động thu gom giao cho Xí nghiệp môi trường huyện.

- Phòng Tài nguyên và môi trường huyện: Là cơ quan tham mưu việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn, trình ủy ban nhân dân huyện phê duyệt, lập kinh phí dự toán.

- UBND các xã, thị trấn: Tổ chức triển khai các văn bản của UBND huyện tới các thôn, làng, TDP để tổ chức thực hiện. Đôn đốc, theo dõi kiểm tra tình hình môi trường báo cáo cấp trên để kịp thời giải quyết.

UBND huyện Gia Lâm

Thu gom chất thải rắn sinh hoạt

từ các nguồn Điểm tập kết rác thải rắn sinh hoạt

Bãi rác Kiêu Kỵ

Bãi rác Lam Sơn UBND các xã,TT Xí nghiệp Môi trường đô thị

huyện Tổ vệ sinh môi

trường Tổ thu

gom

Tổ vận chuyển

Tổ xử lý

Tổ điều hành xe thu gom

Trên thực tế cơ cấu tổ chức quản lý là như vậy, song còn nhiều bất cập do một số hạn chế về số lượng cán bộ phụ trách môi trường còn thieus và yếu, chưa có cán bộ chuyên trách quản lý môi trường và tài nguyên ở cấp xã. Đồng thời do chưa có cơ chế làm việc rõ rằng nên iệc phối hợp giữa các cơ quan chưa đồng bộ, tình trạng quản lý còn chống chéo, kém hiệu quả. Do vậy cần tiếp tục kiện toàn hệ thống cán bộ phụ trách môi trường ở cấp huyện và cấp xã Đặc biệt là xây dựng mạng lưới cán bộ chuyên trách phụ trách môi trường ở cấp xã Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể ở các cấp, phân công quy định rõ chức năng nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị để từ đó nâng cao vai trò và trách nhiệm về quản lý môi trường.

4.3.2. Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn

Trình độ học vấn đây là yếu tố quan trọng quyết định hành vi của phụ nữ đối với công tác bảo vệ môi trường. Phụ nữ có trình độ khác nhau sẽ có những hành động khác nhau. Phụ nữ có trình độ cao sẽ có những đầu tư về các công nghệ tốt hơn, đưa ra những quyết định đúng đắn hơn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra như: Xây dựng nhà cửa, các công trình vệ sinh hợp lý.

Bảng 4.26. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn

Nội dung

Tiều học THCS THPT – THPT trở lên Số

lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Cơ cấu (%)

Số phụ nữ thực hiện đổ rác

đúng giờ, đúng nơi quy định 9 60 11 73,33 15 75

Số phụ nữ thực hiện vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nạo vét kênh mương

3 20 5 33.33 7 35

Số phụ nữ thực hiện phân loại

rác tại nguồn 6 40 6 40 10 50

Số phụ đóng góp ngày công

xây dựng hệ thống nước sạch 6 40 7 46,66 10 50

Tổng 15 100 15 100 30 100

Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Nhìn vào bảng số liệu điều tra cho thấytrình độ học vấn ảnh hưởng nhiều đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường. Phụ nữ có trình độ THPT – THPT trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất về việc đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định chiếm 75%, và thấp nhất là hộ có trình độ tiểu học 60%.Các hoạt động khác như tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm, phân loại rác tại nguồn các hộ có trình độ THPT trở lên đều chiếm tỷ lệ cao hơn. Do họ nhận thức được những tác động của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe họ sẽ tích cực tham gia các hoạt động thu gom, xử lý thải.

Như vậy, trình độ học vấn của phụ nữ càng cao thì việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường càng nhiều.

4.3.3. Ảnh hưởng của thu nhập đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ khác nhau thì họ sẽ có những ứng xử khác nhau trong việc thực hiện các hoạt động thu gom rác thải, sử dụng nước sạch, đóng góp tiền, ngày công, đầu tư xây dựng nhà vệ sinh, dụng cụ lọc nước.

Với các hộ có thu nhập cao thì tỷ lệ thực hiện các hoạt động cao hơn các hộ có thu nhập trung bình và các hộ có thu nhập thấp.

Bảng 4.27. Ảnh hưởng của thu nhập đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn

Nội dung

Hộ giàu Hộ khá Hộ nghèo

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số phụ nữ đóng góp tiền cho các

hoạt động bảo vệ môi trường 20 100 21 84,00 0 100

Số phụ nữ đầu tư các dụng cụ

lọc nước 17 85 19 76 1 6,66

Số phụ nữ có nhà vệ sinh, chuồng

trại chăn nuôi hợp vệ sinh 11 55 9 36 2 13,33

Số phụ nữ có điều kiện tiếp cận thông tin về tình hình môi trường qua internet, báo chí, tập huấn.

18 90 16 64 5 33,33

Tổng số 20 100 25 100 15 100

Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Theo điều tra thì phụ nữ đóng góp tiền cho các hoạt động bảo vệ môi trường ở nhóm phụ nữ có thu nhập giàu là 100% và 86,67% phụ có thu nhập khá và thường đóng góp ở mức cao hơn so với quy định, nhóm phụ nữ có thu nhập nghèo không có điều kiện đóng góp chiếm 100%. Vì theo quy định các hoạt động ủng hộ, đóng góp đối với phụ nữ nghèo được ưu tiên không phải tham gia.

Đối với việc đầu tư mua máy lọc nước, xây bể lọc để đẩm bảo nước sạch trong sinh hoạt thì nhóm phụ nữ giàu là 85%, phụ nữ thu nhập khá là 76%. Phụ nữ nghèo đầu tư máy lọc nước chiếm 6,66%, mặc dù nghèo vẩn có 1 phụ nữ sử dụng máy lọc nước vì do tất cả các nguồn nước của họ đã bị ô nhiễm vì vậy để tồn tại họ phải đi vay tiền để sử dụng máy lọc nước.

Như vậy, mức độ thực hiện của phụ phụ nữ trong các hoạt động bảo vệ môi trường đối các hộ có thu nhập khá và giàu có tỷ lệ tham gia vào các hoạt động này cao hơn các hộ nghèo. Đối với hộ nghèo thường là những hộ sức khỏe yếu, đơn thân, tuổi cao, nguồn tiếp cận thông về môi trường ít, thu nhập của hộ không đủ chi phí cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống về ăn, ở, cho nên hộ không quan tâm, tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Từ điều kiện khó khăn dẫn đến không có khả năng xử lý rác thải, nước thải của gia đình mình chủ yếu nước thải để tự ngấm ra vườn hoặc xả thẳng ra cống rãnh, kênh, mương.

* Nguồn tiếp cận thông tin

Việc tiếp cận thông tin về tình hình hoạt động thu gom rác thải và quá trình xử lý rác thải của các nước trên thế giới, trong nước là rất quan trọng. từ thông tin sẽ tác động đến nhận thức và hành động của con người Kết quả điều tra về nguồn tiếp cận thông tin cho thấy: các nguồn tham khảo như ti vi, báo đài, và tập huấn được nhiều phụ nữ tham khảo nhất với tỷ lệ lần lượt là 90%, 64%, và 33.33

%, tỷ lệ phụ nữ có thu nhập giàu và khá họ thường tham khảo qua internet, báo chí; còn đối với phụ nữ có thu nhập nghèo chủ yếu tham gia tập huấn tại địa phương. Như vậy, cán bộ chính quyền địa phương cần tổ chức các tuyên truyền thông qua loa đài, các buổi họp thôn, xóm ở địa phương và có sự giao lưu, chia sẽ giữa các hộ dân.

4.3.4. Ảnh hưởng của độ tuổi đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn

Ở độ tuổi khác nhau thì Phụ nữ thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cũng khác nhau. Vì lý do điều kiện sức khỏe, kinh tế, thời gian mà chị em sẽ tham gia ở một mức độ nhất định. Qua điều tra đối với 60 phiếu dành cho phụ nữ

có 15 phụ nữ độ tuổi từ 18-30; 15 phụ nữ độ tuổi từ 30-45; 20 phụ nữ ở độ tuổi từ 45-55; 10 phụ nữ ở độ tuổi 55 tuổi trở lên cho thấy:

- Phụ nữ ở độ tuổi từ 18-30 thực hiện các hoạt động quản lý môi trường tỷ lệ rất tích cực chiếm 6,67%, tích cực chiếm 33,33%, chưa tích cực chiếm tỷ lệ cao 60,00%.

- Phụ nữ ở độ tuổi từ 30 -45 thực hiện các hoạt động quản lý môi trường tỷ lệ rất tích cực chiếm 20,00%, tích cực chiếm 46,66%, chưa tích cực chiếm tỷ lệ 33,33%

- Phụ nữ ở độ tuổi từ 45-55 thực hiện các hoạt động quản lý môi trường tỷ lệ rất tích cực chiếm 35,00%, tích cực chiếm 55,00%, chưa tích cực chiếm tỷ lệ 13,33%.

- Phụ nữ ở độ tuổi từ 55 trở lên thực hiện các hoạt động quản lý môi trường tỷ lệ rất tích cực chiếm 50,00%, tích cực chiếm 30,00%, chưa tích cực chiếm tỷ lệ 20,00%.

Bảng 4.28. Ảnh hưởng của độ tuổi đến vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn

Độ tuổi của phụ nữ

Tổng số (người)

Rất tích cực Tích cực Chưa tích cực Số

lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Tuổi từ 18-30 15 1 6,67 5 33,33 9 60,00

Tuổi từ 30-45 15 3 20,00 7 46,66 5 33,33

Tuổi từ 45-55 20 7 35,00 11 55,00 2 13,33

Tuổi từ 55 tuổi trở lên 10 5 50,00 3 30,00 2 20,00

Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Phụ nữ tuổi từ 18-45 đây là những đối tượng học sinh, sinh viên phải đi làm, đi học, và cũng là độ tuổi đang mải kiếm tiền, không có thời gian để tham gia các công tác quản lý môi trường, và ít quan tâm đến tác hại của môi trường đến sức khỏe và cuộc sống của cộng đồng. Còn độ tuổi từ 55 trở lên đây là những độ tuổi đã về hưu, họ có nhiều thời gian quan tâm đến môi trường, họ cũng đã tích lũy được những tác hại của việc ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe con người và xã hội. Từ đó, họ sẽ chủ động, tích cực thực hiện các hoạt động như : Phân loại rác, tham gia các buổi vệ sinh đường làng

ngõ, xóm, nơi công cộng, gương mẫu đi đầu trong việc đóng góp tiền, ngày công để góp phần bảo vệ môi trường.

4.3.5. Công tác chỉ đạo và vận động phụ nữ thực hiện bảo vệ môi trường của tổ chức phụ nữ

Để công tác chỉ đạo và vận động phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường đạt kết quả tốt. Trước hết phải có một đội ngũ cán bộ, Hội phụ nữ từ huyện đến cơ sở có đầy đủ năng lực, trình độ, nhiệt tình có khả năng vận động quần chúng, biết kết hợp sức mạnh, tinh thần đoàn kết, tình nguyện của phụ nữ trong hoạt động này.

Có thể nói vai trò của đội ngũ cán bộ Hội tính chất quyết định cho sự thành công của phụ nữ trong công tác quản lý môi trường nông thôn.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một trong những điều kiện cơ bản quyết định năng lực của cán bộ. Những cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ tốt, biết vận dụng vào hoạt động thực tiễn,kỹ năng tổ chức hội họp, tổ chức các hoạt động phong trào, Nói trước công chúng, Tuyên truyền vận động thuyết phục, Viết báo cáo, soạn thảo văn bản, tiếp cận làm việc với lãnh đạo sẽ làm việc đạt kết quả và hiệu quả cao hơn.

Qua báo cáo về công tác tổ chức của Hội LHPN huyện tại 3 xã cho thấy trình độ của cán bộ phụ nữ có trình độ Đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ rất thấpdưới 20%, trình độ trung cấp từ 26,67%-31,25%; chủ yếu là trình độ THPT đều trên 50%. Điều này cho thấy trình độ chuyên môn của cán bộ còn ở cơ sở còn chưa đáp ứng đươc yêu cầu công việc hiện nay. Do vậy trong thời gian tới cần phải nâng cao trình độ, nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ hội phụ nữ tại cơ sở.

Bảng 4.29. Trình độ chuyên môn của cán bộ phụ nữ cấp xã, chi hội trưởng hội phụ nữ

Trình độ chuyên

môn

Xã Phù Đổng Xã Phú Thị Xã Văn Đức

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

- ĐH,CĐ 2 13,33 3 18,75 2 15,38

- Trung cấp 4 26,67 5 31,25 4 30,76

-THPT 9 60,00 8 50,00 7 53,84

Tổng 15 100 16 100 13 100

Nguồn: Báo cáo về công tác tổ chức của Hội Phụ nữ huyện (2016)

4.3.6. Yếu tố cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ cho quản lý và bảo vệ môi trường

Trong quy hoạch kết cấu hạ tầng nông thôn, trên địa bàn huyện, chưa có quy hoạch đồng bộ nên chưa xây dựng được kế hoạch lâu dài để phát triển, tiêu chuẩn kỹ thuật còn thấp nên việc đầu tư còn tự phát, chưa có tính định hướng, gây ảnh hưởng đến việc nâng cấp, cải tạo và phát triển sau này. Một số địa phương huy động quá sức dân hoặc kêu gọi doanh nghiệp ứng vốn làm trước, thanh toán sau nên xảy ra tình trạng nợ đọng kéo dài. Việc quản lý, duy tu và bảo dưỡng các công trình hạ tầng còn bất cập dẫn đến nhanh xuống cấp và phát huy hiệu quả ở mức thấp. Đặc biệt cơ chế tài chính và nguồn vốn để duy tu, bảo dưỡng công trình chưa được coi trọng.

Các công trình cơ sở hạ tầng tiêu thoát, xử lý nước sinh hoạt các khu dân cư tập trung; các hệ thống, công trình xử lý môi trường cho các khu chăn nuôi, sản xuất, trên địa bàn mỗi xã chưa thực sự hoạt động có hiệu quả. Các nội dung này chưa được quan tâm đầy đủ ngay từ công tác quy hoạch cho đến việc triển khai thực hiện tại các xã hiện nay. Thường xuyên sảy ra tình trạng ứ đọng nước thải tại các khu dân cư, ao hồ, kênh mương làm tắc nghẽn dòng chảy.

Hiện nay trên địa bàn huyện chưa có nhà máy xử lý rác thải, nước thải mà hình thức xử lý chủ yếu là chôn lấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất và nước, không khí ảnh hướng đến môi trường sống của các các hộ dân gần bãi rác Kiêu Kỵ.

4.3.7. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với quản lý và bảo vệ môi trường Đây không chỉ là vấn đề riêng đối với huyện Gia Lâm mà còn là tình trạng chung của cả nước hiện nay. Mặc dù nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc ra quyết định chính sách đối với những người quản lý. Song vẫn còn rất nhiều hạn chế và bất cập đối với những người tham gia bảo vệ môi trường.

Hiện nay gần như chưa có ưu đãi nào từ chính quyền địa phương đối với trên địa bàn huyện nhằm hỗ trợ cho việc tồn tại và hoạt động quản lý môi trường của phụ nữ ở nông thôn, khi chị em tham gia vệ sinh chung phải tự lao đụng cụ, đồ dung, bảo hộ lao động.

Về Luật thì nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, dù đã quan tâm đến những chế định sát sao hơn, rộng hơn đối với hoạt động của con người trong việc quản lý và bảo vệ môi trường.. Song nhieuf ý kiến hiện nay quan tâm là các chế tài của Luật bảo vệ môi trường chưa thực sự chặt chẽ và có ý

kiến cho rằng chưa đủ răn đe các hành vi vi phạm. Bởi lẽ cho đến nay, các mức xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường còn quá thấp.

Trong khi những con song bị ô nhiễm có thể mất hang chục năm, hàng trăm năm không thể nào trong xanh trở lại; Các chương trình khuyến khích hỗ trợ của nhà nước vẵn chưa được quan tâm triển khai nên việc rà soát đề xuất các hỗ trợ của nhà nước để môi trường nông thôn được trong sạch như: khuyến khích hỗ trợ xây Bioga, hay sử dụng phân bón có nguồn gốc thực vật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vi sinh vật để đảm bảo môi trường được phát triển bền vững.

4.3.8. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn

Ngoài các yếu tố chủ quan ở trên thì các yêu tố khách quan cũng ảnh hưởng nhiều vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn như dây truyền công nghệ và hoạt động thu gom, xử lý rác thải.

Hình thức thu gom hiện chủ yếu bằng thủ công gồm các xe đẩy tay, xe cải tiến. Việc vận chuyển CTRSH từ các điểm tập kết rác tại các thôn, xã về khu xử lý được thực hiện chủ yếu bằng hình thức đấu thầu, đặt hàng các đơn vị vệ sinh môi trường trên địa bàn. Mặc dù, công tác thu gom, vận chuyển CTRSH tại huyện đang dần đi vào nề nếp, nhưng do lượng CTR ngày càng tăng, trang thiết bị, năng lực thu gom hạn chế. Việc thu gom, phân loại rác thải tại nguồn chưa được áp dụng rộng rãi do thiếu đầu tư về hạ tầng cơ sở, thiết bị, nhân lực. Bộ máy thu gom rác thải tại các xã hoạt động theo mô hình tổ tự quản, tự cân đối trên cơ sở nguồn thu phí vệ sinh môi trường nên chưa đảm bảo chế độ lao động đối với lực lượng này.

Do vậy cần cơ giới hóa thay thế sức lao động trong thu gom rác thải sinh hoạt để giảm lượng rác tồn đọng. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động người dân thu gom rác thải, làm vệ sinh hàng tuần tại các khu đô thị, đường làng, thôn xóm; kêu gọi các đơn vị vệ sinh môi trường đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải bằng phương pháp đốt (từ nguồn vốn xã hội hóa). Nếu được xử lý bằng phương pháp đốt sẽ giải quyết được khoảng 698 tấn/ngày, giảm được số lượng rác tồn đọng rất lớn so với phương pháp chôn lấp.

Thực hiện đổi mới quy trình thu gom, vận chuyển rác thải nhằm tăng cường bảo đảm VSMT, mỹ quan đô thị. Việc thu gom rác thải sinh hoạt của các hộ dân, cơ quan đơn vị cũng cần được đổi mới được thực hiện theo nguyên tắc "đúng cách, đúng chỗ, đúng giờ" với hình thức thu gom linh hoạt theo từng địa bàn: Sử

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 110 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)