Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong những năm qua cấp ủy, chính quyền huyện Gia Lâm đã tích cực chỉ đạo, triển khai công tác quản lý và vệ sinh môi trường nông thôn đến các cơ quan, đơn vị; đến các xã, thôn, người dân và đặc biệt là các chị em phụ nữ sẽ là nguồn lực đóng vai trò chủ đạo, bước đầu triển khai thực hiện các nhiệm vụ cơ bản đạt theo kế hoạch chung của Thành phố. Ban chỉ đạo huyện đã chủ động hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo tiến độ thực công tác quản lý và vệ sinh môi trường nông thôn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện; để tiếp tục đẩy mạnh vai trò phụ nữ trong việc quản lý môi trường nông thôn trên địa bàn huyện, đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn, của cán bộ, hội viên các cấp trong việc quản lý môi trường nông thôn tại 3 xã: Phù Đổng (thuộc cụm Bắc Đuống), Phú Thị (thuộc cụm Nam Đuống), Văn Đức (thuộc cụm Sông Hồng) đại diện cho các vùng đặc thù khác nhau của nông thôn ở huyện Gia Lâm.
3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 3.2.2.1. Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Xây dựng hệ thống bảng, biểu và câu hỏi để phỏng vấn và thu thập các số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu là các báo cáo, các văn kiện, sách báo, các số liệu tổng hợp tình hình của các cơ quan chức năng các phòng, ban, ngành của các xã, thị trấn điều tra thuộc huyện và một số số phòng ban, ngành, đoàn thể của huyện nhằm tập hợp số liệu về tình hình chung của huyện và số liệu phụ nữ tham gia hoạt động quản lý môi trường nông thôn để phân tích, so sánh sự biến động.
Để có được số liệu chúng tôi sẽ thiết kế bảng câu hỏi sẽ tập trung vào một số vấn đề sau:
- Thông tin Quy chế, quy định trong công tác quản lý quản lý môi trường nông thôn.
- Thông tin Hệ thống tổ chức công tác quản lý trật tự môi trường nông thôn.
- Thông tin Quản lý quản lý môi trường nông thôn theo quy hoạch.
- Thông tin Thanh tra, kiểm tra, xứ lý sai phạm trong quản lý môi trường nông thôn.
- Thông tin Công tác tuyên truyền quản lý trật tự môi trường nông thôn.
- Thông tin Nhận thức và hiểu biết của người dân về quản lý môi trường nông thôn.
- Thông tin Năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý môi trường nông thôn.
- Thông tin Sự kết hợp giữa cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.
- Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các thống kê liên quan đến công tác BVMT.
3.2.2.2. Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp
Xây dựng biểu mẫu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ điều tra để thu thập thông tin, số liệu thực tế tại địa bàn nghiên cứu nhằm có thông tin số liệu để tổng hợp, phân tổ các số liệu phục vụ phân tích đề tài nghiên cứu.
* Điều tra phỏng vấn cán bộ địa phương
- Cán bộ huyện: Gồm 10 người thuộc phòng Kinh tế và phát triển nông thôn, trạm Bảo vệ thực vật, phòng Tài nguyên môi trường. Thông tin điều tra là kế hoạch thực hiện quản lý môi trường nông thôn, tình thực hiện quản lý môi trường nông thôn của huyện Gia Lâm; kết quả đạt được tại các xã, các yếu tố tác động tới kết quả và những giải pháp các xã đã đưa ra nhằm giải quyết vấn đề môi trường của địa phương, đánh giá của cán bộ về các kết quả, tình hình về luật môi trường, quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa; tình hình tuyên truyền vận động người dân tham gia, tình hình thu gom, xử lý rác thải.
- Cán bộ xã: Gồm 25 người thuộc Bí thư, cán bộ nông thôn mới, cán bộ quản lý bãi rác, cán bộ quản lý nghĩa trang, trưởng thôn, xóm. Thông tin điều tra là các bước thực hiện quản lý môi trường tại 03 xã đã chọn điều tra. Tình hình chung thực hiện quản lý môi trường của xã qua các năm 2013 - 2015 như: Tình hình cấp và sử dụng nước sạch của xã; tình hình quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa; tình hình tuyên truyền vận động người dân tham gia, tình hình thu gom, xử lý rác thải.
- Cán bộ thôn: Gồm 25 người: Bí thư, Trưởng thôn, Bí thư đoàn thôn, chi hội trưởng phụ nữ, trưởng xóm 1, trưởng xóm 2, trưởng xóm 3. Thông tin điều tra là các bước thực hiện quản lý môi trường tại thôn thuộc 03 xã đã chọn điều tra. Tình hình chung thực hiện quản lý môi trường của thôn qua các năm 2014 - 2016 như: Tình hình cấp và sử dụng nước sạch của thôn; tình hình quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa; tình hình tuyên truyền vận động người dân tham gia, tình hình thu gom, xử lý rác thải.
* Điều tra phỏng vấn phụ nữ nông thôn
Chọn mẫu điều tra: Điều tra 60 phụ nữ ở các hộ dân chia đều cho 3 đã chọn, được phân ra làm 3 loại hộ gồm 20 hộ ở làng nghề, 20 hộ kinh doanh và 20 hộ thuần nông. Mục tiêu phân loại nhóm hộ là làm nổi bật sự khác nhau trong việc thực hiện quản lý môi trường giữa nhóm hộ này như: Việc tham gia vệ sinh môi trường làng xóm, tham gia thu gom rác thải, mức độ phân loại rác thải rắn và mềm, hình thức xử lý rác thải và nước thải, lượng sử dụng phân bón và phân hóa học, hình thức xử lý rác thải rắn và cứng trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Nội dung câu hỏi điều tra: Nội dung cơ bản của câu hỏi điều tra là những thông tin cơ bản đối với phụ nữ ở các hộ dân hộ như: chủ hộ, số nhân khẩu, nghề nghiệp chính của hộ. Thông tin của hộ trong việc thực hiện tiêu chí môi trường
như: Hộ tham gia vào các hoạt động nào trong quá trình triển khai, hộ có thu gom rác, phân loại rác, hộ xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như thế nào, bể chứa nước sinh hoạt, hộ có các công trình vệ sinh đã đạt chuẩn. Do vậy tổng số phiếu điều tra là 120 phiếu.
* Sử dụng phương pháp đánh giá quản lý môi trường nông thôn có sự tham gia (PRA)
Phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA): đây là phương pháp/ hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng cách nói chuyện, trao đổi cởi mở, thảo luận, đóng góp ý kiến về vai trò của người phụ nữ trong quản lý môi trường nông thôn có thể chia sẻ, củng cố và phân tích kiến thức hiểu biết của họ về cuộc sống, điều kiện sống; cũng như lập kế hoạch, thực hiện giám sát và đánh giá. Phương pháp này giúp cho người dân tham gia tìm hiểu cộng đồng của họ chứ không phải chỉ cán bộ. Qua đó, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ khu vực nông thôn.
3.2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Xử lý tài liệu có sẵn: Tổng hợp, đối chiếu giữa các tài liệu để chọn ra những thông tin phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Tổng hợp những số liệu, dữ liệu đã thu thập dược từ các phương án trên.
- Xử lý số liệu mới (điều tra): Các thông tin thu thập được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.
3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Thông tin thu thập được sẽ được phân tích dựa trên các phương pháp định lượng và định tính.
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và phương pháp phân tổ để phân tích.
Trong luận văn này phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích, phản ánh tình hình, thực trạng về vai trò của cán bộ, hội viên các cấp phụ nữ trong việc quản lý môi trường nông thôn mới; xác định hiệu quả của các hoạt động tham gia quản lý môi trường trong nông thôn mới đã có được với sự tham gia của phụ nữ.
3.2.3.2. Phương pháp phân tích so sánh
Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem ra so sánh với nhau.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh, các thông tin thu thập được từ số liệu điều tra của các tác nhân tham gia thực hiện quản lý và bảo vệ môi trường, các đối tượng, các nhóm hộ phụ nữ khác nhau sẽ được phân tổ tính toán các đặc trưng và so sánh với nhau để đưa ra các nhận xét về đặc điểm vai trò của hộ phụ nữ tham gia thực hiện quản lý và bảo vệ môi trường. Từ đó đi đến phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường và đưa ra các giải pháp thực hiện tối ưu, nhằm tạo điều kiện để phụ nữ quản lý môi trường tốt hơn.
3.2.3.3. Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp này sử dụng công cụ hữu hiệu là ma trận SWOT, nó giúp cho người sử dụng có thể tìm hiểu vấn đề và ra quyết định trong việc tổ chức quản lý cũng như quản lý về môi trường. Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những yếu tố bên trong và bên ngoài môi trường của các vùng nông thôn từ đó chỉ ra những thuận lợi và khó khăn cho việc quản lý môi trường tốt hơn trong tương lai, đồng thời chỉ ra những điểm mạnh điểm yếu để thấy được cơ hội cũng như thách thức trong quản lý môi trường.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá tình hình tuyên truyền về quản lý môi trường và vệ sinh môi trường nông thôn
- Số phụ nữ tham gia tuyên truyền.
- Số phụ nữ được tuyên truyền.
- Phụ nữ đã đóng góp:
+ Số tiền đóng góp;
+ Số cây xanh đóng góp;
+ Ủng hộ số ngày công/ tổng số phụ nữ tham gia.
3.2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá tình hình thu gom, xử lý chất thải, nước thải - Số phụ nữ đăng ký thực hiện thu gom.
- Số phụ nữ thu gom chất thải, nước thải thực tế.
- Tỷ lệ phụ nữ phân lại rác thải.
- Tỷ lệ chất thải, nước thải được xử lý trước khi chôn lấp.
- Tỷ lệ phụ nữ trả chi phí thu gom.
3.2.4.3. Chỉ tiêu về phát triển môi trường
- Tỷ lệ cây xanh được trồng mới tại công trình công cộng.
- Số lần công trình công cộng được vệ sinh trong tháng.
3.2.4.4. Chỉ tiêu về vệ sinh môi trường
- Tỷ lệ phụ nữ có chuồng trại gia súc hợp vệ sinh.
3.2.4.5. Chỉ tiêu đánh giá việc tỷ lệ số gia đình hội viên được cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh
- Tỷ lệ phụ nữ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế.
- Tỷ lệ phụ nữ sử dụng nước hợp vệ sinh.
3.2.4.6. Chỉ tiêu đánh giá tình hình thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng
- Số phụ nữ đăng ký thu gom.
- Tỷ lệ vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng được thu gom.