Kinh nghiệm phát triển nuôi cá lồng ở một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 32 - 37)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi cá lồng trên sông

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nuôi cá lồng ở một số địa phương trong nước

Nhờ nuôi cá lồng, bè trên sông và hồ chứa, hàng nghìn hộ nông dân ở Phú Thọ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, thậm chí có nhiều hộ lên đến cả tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, có 3 con sông lớn chảy qua gồm sông Thao, sông Đà và sông Lô, cùng nhiều con sông, ngòi nhỏ như sông Bứa… với trên 600 hồ, đập. Diện tích mặt nước có thể nuôi cá lồng lên tới 20.000ha. Nhằm tận dụng nguồn tiềm năng mặt nước sẵn có, từ năm 2006 đến nay, tỉnh Phú Thọ đã xác định và đưa sản xuất thủy sản là một chương trình nông nghiệp trọng điểm và đã có những chính sách hỗ trợ mang tính đột phá để phát triển nuôi cá lồng, bè. Theo thống kê từ Sở NNPTNT Phú Thọ, tính đến hết năm 2014, toàn tỉnh có khoảng gần 600 lồng cá, trong đó có 300 chiếc lồng lưới, gồm 60 chiếc trên sông Đà, sông Lô có 60 chiếc, sông Bứa 166 chiếc…Tổng diện tích nuôi lồng lên đến 35.600m3, với sản lượng ước đạt 2.200 tấn (tăng 15 lần so với năm 2012) (Sở NN&PTNT Phú Thọ, 2015).

Sở NNPTNT Phú Thọ đã xác định sản xuất thủy sản là một chương trình nông nghiệp trọng điểm, tỉnh đã phê duyệt đề án quy hoạch phát triển thủy sản (giai đoạn 2012 – 2020) với hệ thống các chính sách hỗ trợ về giống, nâng cấp hạ tầng sản xuất... Được sự tham mưu của Chi cục Thủy sản, Sở đã phê duyệt cho các địa phương xây dựng 3 dự án nuôi cá lồng trên sông và hồ chứa theo hướng cận đô thị báo cáo UBND tỉnh phê duyệt thực hiện (giai đoạn 2014 – 2015) để hỗ trợ giống, kỹ thuật cho người dân, quy mô phát triển trên sông Đà (80 lồng), sông Bứa (60 lồng), sông Lô (80 lồng) với tổng số vốn từ ngân sách tỉnh lên đến 3,075 tỷ đồng (Sở NN&PTNT Phú Thọ, 2015).

Ngoài ra, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã có hỗ trợ 2 hội nghị tập huấn cho 60 lượt cán bộ khuyến nông cơ sở, tổ chức 10 cuộc hội thảo kỹ thuật cho 500 lượt cán bộ khuyến nông và các hộ nuôi cá lồng; tổ chức 8 lớp dạy kỹ thuật làm lồng, phòng trị dịch bệnh cho 400 lượt nông dân trên địa bàn…Tính đến năm 2013, tổng diện tích nuôi đạt 9.846,8ha, tổng sản lượng đạt trên 25.000 tấn, tổng giá trị tăng thêm đạt 436,8 tỷ đồng (chiếm 6,85% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh). Theo kế hoạch, đến năm 2015, sản lượng thủy sản của Phú Thọ sẽ đạt 30.000 tấn và đến năm 2020 đạt 40.000 tấn (Sở NN&PTNT Phú Thọ, 2015).

Kinh nghiệm “sống còn” trong nghề nuôi cá lồng của những người thành công tại tỉnh Phú Thọ là chỉ cần mua được giống tốt với các loại cá cho hiệu quả kinh tế cao như cá lăng, cá diêu hồng… và phòng dịch cẩn thận sẽ thắng.

2.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nuôi cá lồng của tỉnh Sơn La

Những năm gần đây, ngành thủy sản của tỉnh Sơn La đã được quan tâm chỉ đạo và định hướng phát triển theo quy mô sản xuất tập trung hàng hóa lớn, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Quan tâm phát triển các loài, giống thủy sản có giá trị kinh tế cao hướng tới xuất khẩu; duy trì phát triển các loài, giống thủy sản truyền thống để đáp ứng nhu cầu thực phẩm nội tỉnh, kết hợp tăng cường bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản hiện có trên các sông suối, ao hồ...

- Tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển thủy sản như: Nghị quyết 20-NQ/TU ngày 18/6/2007 về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2015; Nghị quyết số 34-NQ/TU ngày 14/7/2015 về nuôi trồng, khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2015 - 2020; Nghị quyết số 88/2014/NQ-HĐND ngày 17 tháng 9 năm 2014 của HĐND tỉnh Sơn La,…Ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn sản xuất thủy sản theo mùa vụ và đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng (Chi cục thủy sản Sơn La, 2016).

- Đã thu hút nhiều hộ dân, doanh nghiệp đầu tư vào phát triển thủy sản, tính đến nay toàn tỉnh đã có 16 hợp tác xã thủy sản, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nuôi trồng thủy sản trên khu vực lòng hồ thủy điện; với trên 1.200 lồng nuôi cá và hàng ngàn hộ dân tham gia phát triển thủy sản, tập trung chủ yếu ở 02 vùng lòng hồ thủy điện Sơn La và Hòa Bình; có doanh nghiệp đầu tư vốn hàng tỷ đồng để nuôi thủy sản và đã có hiệu quả bước đầu (Chi cục thủy sản Sơn La, 2016).

- Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy trên địa bàn tỉnh đang từng bước được quan tâm triển khai theo quy định của pháp luật, như kiểm tra giám

sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, vật tư thức ăn thủy sản, hóa chất sử dụng trong thủy sản; việc khai thác đánh bắt thủy sản của người dân trên các sông suối, hồ chứa... (Chi cục thủy sản Sơn La, 2016).

- Trong những năm qua sản xuất thủy sản phát triển theo hướng tích cực.

Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2011 đạt 2.438 ha đến năm 2015 diện tích nuôi trồng thủy sản là 2.525 ha, tăng bình quân 4%/năm; Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2011 là 5.090 tấn đến năm 2015 sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh ước đạt 5.392 tấn cá, tôm các loại tăng 15,3% so với năm 2011.

Năm 2015 với tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh đạt 2.500 ha, trong đó 2.467 ha nuôi cá, 3 ha nuôi tôm, 17 ha nuôi các loài thủy sản khác, 13 ha ươm nuôi giống thủy sản. Số lồng bè nuôi cá 769 lồng với thể tích lồng bè 70.361 m3. Số lồng bè tăng so năm 2014 là 15,1% (101lồng), thể tích nuôi cá tăng 9,8%

(6.270 m3) (Chi cục thủy sản Sơn La, 2016).

- Về mô hình nuôi cá lồng hồ chứa.

Sơn La có hơn 2.600 ha mặt nước hồ chứa lớn, vừa và nhỏ, trong đó có gần 21.000 ha mặt nước thuộc 02 hồ chứa lớn thủy điện Sơn La và Hòa Bình. Trong những năm gần đây tỉnh đã quan tâm chỉ đạo và có chính sách thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nuôi trồng thủy sản. Đã có nhiều Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản được thành lập, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào phát triển thủy sản tại tỉnh như: Tập đoàn cá tầm Việt Nam (Công ty TNHH MTV cá Tầm Việt Nam Sơn La), Công ty TNHH Hùng Long,…Số lượng lồng cá nuôi trên khu vực hồ chứa tăng nhanh: Năm 2011 ước đạt 360 lồng, năm 2015 đạt 1.200 lồng(Chi cục thủy sản Sơn La, 2016).

- Mô hình nuôi cá Tầm:

+ Năm 2012 Công ty TNHH MTV cá Tầm Việt Nam – Sơn La (thuộc Tập đoàn cá Tầm Việt Nam) triển khai xây dựng mô hình nuôi cá Tầm tại lòng hồ thủy điện Sơn La với quy mô 17 lồng. Qua 3 năm thực hiện cá thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên tại lòng hồ, tốc độ tăng trưởng bình quân 20% trọng lượng cá/tháng, hiện mô hình sản xuất này đang được tỉnh quan tâm chỉ đạo nhân diện mô hình trong thời gian tới và lâu dài.

+ Mô hình nuôi cá Tầm, khuyến nông thực hiện: Năm 2014 triển khai nuôi tại hồ thủy lợi Suối Chiếu huyện Phù Yên, quy mô 1.000 cá tầm Nga. Năm 2015 triển khai nuôi tại lòng hồ thủy điện Sơn La, quy mô 1.000 con. Kinh phí nhà nước hỗ trợ giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh… (Chi cục thủy sản Sơn La, 2016).

-Mô hình nuôi cá loài thủy sản khác:

Tại các huyện vùng lòng hồ đã quan tâm chỉ đạo kết hợp bằng nhiều nguồn vốn như: vốn từ nguồn tái định cư, chương trình 30a, giảm nghèo, vốn chương trình khuyến ngư của trung ương, tỉnh,…để phát triển các mô hình nuôi cá lồng trên các vùng lòng hồ, tập trung chủ yếu là tại 02 hồ thủy điện Sơn La và Hòa Bình đang được phát triển theo hướng tập trung quy mô lớn, đã có nhiều mô hình của hộ dân, HTX, doanh nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, như Mô hình nuôi cá Nheo, cá Chép lai tại Nậm Ét, Chiềng Bằng, Mường Sại huyện Quỳnh Nhai;

mô hình nuôi cá Diêu hồng tại huyện Mường La, Phù Yên,… (Chi cục thủy sản Sơn La, 2016).

Ngoài ra còn có nhiều mô hình nuôi cá lồng tại lòng hồ thủy điện do người dân tự bỏ vốn đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế cao, như Mô hình nuôi cá lồng hộ ông: Lò Văn Khặn, bản Co Trặm, xã Chiềng Bằng, Quỳnh Nhai. Quy mô 30 lồng, đối tượng nuôi (cá Trắm cỏ, cá Chép, cá Lăng, cá Nheo,…) hàng năm thu nhập trên 20 triệu đồng/lồng cá (Chi cục thuỷ sản Sơn La, 2016).

Bên cạnh những thuận lợi đó, quá trình phát triển nuôi cá lồng của tỉnh Sơn La cũng đang gặp khó khăn như:

- Địa bàn rộng, cơ sở vật chất thiếu hệ thống quản lý chuyên ngành tới huyện, xã hầu như chưa có nên việc quản lý, theo dõi, chỉ đạo triển khai cũng như công tác tham mưu cho các cấp gặp nhiều khó khăn (Chi cục thủy sản Sơn La, 2016).

- Tổ chức, hoạt động thanh tra chuyên ngành chưa kiện toàn, chưa có mạng lưới tuyên truyền về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản thường xuyên đến tận xã, bản. Cơ sở nghiên cứu khoa học chuyên ngành thủy sản chưa hoàn thiện (Chi cục thủy sản Sơn La, 2016).

- Về điều kiện tự nhiên: Đối với loại hình nuôi ao không chủ động được nguồn nước cung cấp cho các ao nuôi vì phụ thuộc vào nước tự nhiên là chủ yếu nên hạn chế thời vụ nuôi, mặt khác diện tích ao nuôi của các hộ nhỏ, manh mún nên việc phát triển nuôi cá ao công nghiệp gặp nhiều khó khăn (Chi cục thủy sản Sơn La, 2016).

- Về phía người dân: Thiếu nguồn vốn đầu tư, thiếu kỹ thuật, một số nắm được kỹ thuật nhưng không chú tâm đầu tư đúng mức, chưa chủ động con giống và thức ăn nhất là với nuôi cá lồng bè (Chi cục thủy sản Sơn La, 2016).

- Về thị trường: Chưa có chợ đầu mối, chưa có sự liên kết giữa người nuôi và thương lái nên dẫn đến người nuôi với số lượng lớn việc tiêu thụ sản phẩm còn gặp rất nhiều khó khăn (Chi cục thủy sản Sơn La, 2016).

2.2.2.3. Kinh nghiệm phát triển nuôi cá lồng ở tỉnh Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh có truyền thống thâm canh lúa nước và đánh bắt thuỷ, hải sản. Với bờ biển dài trên 50 km cùng với nhiều con sông lớn chạy qua địa phận của tỉnh là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ, hải sản, góp phần để tỉnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Những năm vừa qua, Thái Bình đã tập trung khá nhiều nhân lực, vật lực chuyển đổi vùng ven biển, ven sông, vùng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản và mô hình cá - lúa, VAC tổng hợp, ... góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển (Nguyễn Bình, 2014).

Tỉnh Thái Bình có truyền thống chuyển đổi từ trước những năm 2000, nhưng phong trào này thực sự phát triển khi có Nghị quyết 04 của Tỉnh uỷ về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và đã chỉ đạo các địa phương trong toàn tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể, trực tiếp cho từng xã, từng vùng. Thực hiện quy hoạch vùng nuôi tập trung gắn với những giải pháp cụ thể về cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi. Liên kết với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến ngư,... hàng năm mở hàng chục lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, các kiến thức về nuôi trồng thuỷ sản cho bà con nông dân. Đến nay tỉnh Thái Bình đã đạt được mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mà tỉnh đề ra. Tỉnh đã coi việc tập trung cao cho phát triển nuôi trồng thuỷ, hải sản như đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện mô hình thâm canh, khai thác hết diện tích đầm, bãi bồi, chuyển một phần diện tích đất nhiễm mặn, đất làm muối hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ, hải sản. Từ đó, dấy lên phong trào thi đua làm giầu chính đáng, xây dựng các đầm, vùng nuôi thuỷ, hải sản tập trung, tác động tích cực đến sự phát triển thuỷ sản trong toàn tỉnh. Kết quả là năm 2013, toàn tỉnh đã phát triển được diện tích nuôi trồng thủy sản là 14.426 ha, trong đó nuôi nước mặn 2.908 ha, nước lợ 3.427 ha, nước ngọt 8.614 ha. Với diện tích trên, đến nay mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt cơ bản đã được khai thác hết; trong khi đó các địa phương đang có xu hướng thu hẹp diện tích nuôi thủy sản nước ngọt để chuyển đổi sang các mục đích phi nông nghiệp. Để đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản nước ngọt theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (lần thứ XVIII), thì việc đánh thức tiềm năng từ các dòng sông để nuôi cá lồng là lời giải trong giai

đoạn hiện nay và những năm tới. Tổng chiều dài các con sông, ngòi trong và ngoài đê trên địa bàn tỉnh là 8.492 km; trong đó có thể phát triển nuôi cá lồng ở khoảng 244 km, như sông Hồng 87 km, Trà Lý 67 km, Luộc 55 km, Hóa 35 km.

Những sông trên có dòng chảy liên tục, phù hợp về điều kiện thủy lý đối với nuôi cá lồng. Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông theo hướng hiệu quả, bền vững, không ảnh hưởng đến đê điều, luồng giao thông thủy và môi trường... các ngành chức năng, địa phương phải thực hiện tốt quy hoạch phát triển nuôi cá lồng, mỗi khu vực nuôi phải bảo đảm yêu cầu thông số kỹ thuật, không chồng chéo với các quy hoạch ở các lĩnh vực khác. Quy hoạch chi tiết cho từng khu vực nuôi cá lồng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, phát triển nuôi cá lồng cần có bước đi phù hợp từng thời kỳ, tránh phát triển nóng vội. Các hộ, nhóm hộ gia đình và doang nghiệp khi tổ chức sản xuất nuôi cá lồng phải nắm thật chắc các giải pháp về kỹ thuật thiết kế lồng, cách đặt lồng, kỹ thuật nuôi; xử lý được các bất lợi về dòng chảy, độ đục nước sông, dịch bệnh; chỉ thả những giống cá theo khuyến cáo của ngành chuyên môn (Nguyễn Bình, 2014).

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)