Thực trạng phát triển nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn huyện Nam Sách

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 81 - 91)

4.1. Thực trạng các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

4.1.2. Thực trạng phát triển nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn huyện Nam Sách

Nuôi cá lồng trên sông đang là nghề thu hút được sự quan tâm của nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Nam Sách, bằng các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông ở huyện Nam Sách trong thời gian qua, số lượng hộ nuôi cá lồng trên sông đã tăng lên, năm 2014 có 116 hộ với 1.446 lồng nuôi, năm 2015 có 147 hộ với 1.633 lồng nuôi, tăng 31 hộ với 187 lồng nuôi so với năm 2014; năm 2016 có 174 hộ với 1.872 lồng nuôi, tăng 27 hộ với 239 lồng nuôi so với năm 2015. Với sự áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất kết hợp với kinh nghiệm nuôi cá lồng, năng suất nuôi cá lồng của các hộ đã tăng lên rõ rệt, năng suất bình quân năm 2014 là 3,57 tấn/lồng; năm 2015 là 3,93 tấn/lồng; năm 2016 là 4,16 tấn/lồng; kéo theo sản lượng bình quân năm 2014 là 5.162,22 tấn cá; sản lượng trung bình năm 2015 là 6.417,69 tấn cá; sản lượng trung bình năm 2016 là 7.787,52 tấn cá.

Bảng 4.26. Kết quả phát triển nuôi cá lồng trên địa bàn huyện Nam Sách trong giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2014 (1)

Năm 2015 (2)

Năm 2016 (3)

So sánh (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ 1.Tổng số hộ nuôi Hộ 116 147 174 126,72 118,37 122,47 2. Tổng số lồng nuôi Lồng 1446 1633 1872 113,00 114,56 113,78 3. Năng suất bình quân Tấn/lồng 3,57 3,93 4,16 110,08 105,85 107,94 4. Sản lượng Tấn 5.162,22 6.417,69 7.787,52 124,32 121,34 122,82 Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Nam Sách (2017) b. Kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng trên sông của các hộ điều tra

Hiện nay trên địa bàn huyện Nam Sách đang phổ biến nuôi các loại cá như cá trắm, cá chép, cá diêu hồng, ngoài ra còn một loại cá khác như cá lăng, cá rô phi...Thực tế cho thấy cá diêu hồng và cá chép có chu kỳ ngắn nhất thường là 5-6 tháng, cá trắm có chu kỳ là 12 – 13 tháng. Như vây kết quả và hiện quả nuôi từng loại các có sự chênh lệch rõ rệt qua giá bán, chi phí như giống, thức ăn, chi phí về điện, thuê lao động, khấu hao tài sản cố định, lợi nhuận. Đối với cá diêu hồng, khi thu hoạch sản lượng trung bình từ 4 – 4,5 tấn/lồng, giá bán từ 35.000đ/kg – 40.000 đ/kg. Đối với cá trắm khi thu hoạch sản lượng trung bình từ 4-5

tấn/lồng/108m3, giá bán từ 60.000đ/kg – 80.000 đ/kg. Đối với cá chép khi thu hoạch sản lượng trung bình từ 4-4,5 tấn/lồng/108m3, giá bán trung bình từ 65.000 – 70.000 đ/kg.

Qua số liệu bảng 4.27 về kết quả nuôi cá diêu hồng bằng lồng trên sông bình quân của 01 lồng lồng cá (108 m3) cho thấy: Doanh thu trung bình 01 lồng cá diêu hồng/vụ là 152,61 triệu đồng/lồng, trong đó doanh thu trung bình 01 của hộ nhóm I là 151,2 triệu đồng, doanh thu trung bình 01 lồng của hộ nhóm II là 153,2 triệu đồng/lồng, doanh thu trung bình 01 lồng của hộ nhóm III là 152,16 triệu đồng/hộ.

Chi phí trung bình 01 lồng của 01 hộ là 131,37 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình 01 lồng của hộ nhóm I là 128,6 triệu đồng/lồng, chi phí trung bình 01 lồng của hộ nhóm II là 131,31 triệu đồng/lồng, chi phí trung bình 01 lồng của hộ nhóm III là 132,65 triệu đồng/lồng. Đối với chi phí về giống trung bình 01 lồng là 11,5 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình 01 lồng hộ nhóm I là 11,15 triệu đồng, chi phí trung bình 01 lồng hộ nhóm II là 11,25 triệu đồng, chi phí trung bình 01 lồng hộ nhóm III là 12,08 triệu đồng. Đối với chi phí về thức ăn trung bình 01 lồng là 92,13 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình hộ nhóm I là 90,11 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm II là 91,98 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm III là 93,26 triệu đồng. Đối với chi phí về thuốc trung bình 01 lồng là 4,8 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình hộ nhóm I là 4,7 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm II là 4,8 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm III là 4,83 triệu đồng. Đối với chi phí khấu hao trung bình 01 lồng là 15,27 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình hộ nhóm I là 15,12 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm II là 15,44 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm III là 15,04 triệu đồng. Đối với chi phí khác trung bình 01 lồng là 7,67 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình hộ nhóm I là 7,52 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm II là 7,84 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm III là 7,44 triệu đồng.

Về hiệu quả kinh tế nuôi cá diêu hồng trên sông tại hộ điều tra: tỷ lệ số con cá chết trung bình 01 lồng là 2,29% trong đó tỷ lệ cá chết nhiều nhất là hộ nhóm III, ít nhất là hộ nhóm I. Một số chỉ tiêu kinh tế như doanh thu/chi phí, lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/chi phí giống, lợi nhuận/chi phí thức ăn, lợi nhuận/công lai động được thể hiện như sau: tỷ lệ doanh thu/chi phí trung bình 01 lồng là 1,16 lần, trong đó hộ nhóm I là 1,17 lần, hộ nhóm II là 1,17 lần, hộ nhóm III là 1,15 lần. Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí trung bình 01 lồng là 0,16 lần, trong đó hộ nhóm I là 0,17 lần, hộ nhóm II là 0,17 lần, hộ nhóm III là 0,15 lần. Tỷ lệ lợi

nhuận/doanh thu trung bình 01 lồng là 0,14 lần, trong đó hộ nhóm I là 0,15 lần, hộ nhóm II là 0,14 lần, hộ nhóm III là 0,13 lần. Tỷ lệ Lợi nhuận/chi phí giống trung bình 01 lồng là 1,84 lần, trong đó hộ nhóm I là 2,02 lần, hộ nhóm II là 1,94 lần, hộ nhóm III là 1,61 lần. Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí thức ăn trung bình 01 lồng là 0,23 lần, trong đó hộ nhóm I là 0,25 lần, hộ nhóm II là 0,24 lần, hộ nhóm III là 0,21 lần.

Như vậy đối với nuôi cá diêu hồng bằng lồng trên sông nhóm hộ I đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, hộ nhóm II đạt hiệu quả kinh tế thấp nhất. Tuy nhiên, với số lượng lồng cá và sản lượng cá nhiều hơn, số công lao động của các nhóm hộ tương đương nên doanh thu và lợi nhuận của hộ nhóm III cao nhất.

Bảng 4.27. Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi cá diêu hồng của các hộ điều tra

(tính bình quân cho 1 lồng cá có thể tích 108m3)

Stt Chỉ tiêu Đvt Hộ nhóm

I Hộ nhóm

II Hộ nhóm

III Tính chung

I Doanh thu Trđ 151,20 153,20 152,16 152,61

II Chi phí Trđ 128,60 131,31 132,65 131,37

2.1 Giống Trđ 11,15 11,25 12,08 11,50

2.2 Thức ăn Trđ 90,11 91,98 93,26 92,13

2.3 Thuốc Trđ 4,70 4,80 4,83 4,80

2.5 Khấu hao Trđ 15,12 15,44 15,04 15,27

2.6 Chi phí khác Trđ 7,52 7,84 7,44 7,67

2.7 Công lao động Công 127 129 129 128,43

III Lợi nhuận Trđ 22,60 21,89 19,51 21,24

IV Một số chỉ tiêu

4.1 Tỷ lệ số con cá chết % 2,34 2,26 2,29 2,29

4.2 Doanh thu/chi phí Lần 1,17 1,17 1,15 1,16

4.3 Lợi nhuận/chi phí Lần 0,17 0,17 0,15 0,16

4.4 Lợi nhuận/chi phí giống Lần 2,02 1,94 1,61 1,84

4.5 Lợi nhuận/chi phí thức ăn Lần 0,25 0,24 0,21 0,23

4.6 Lợi nhuận/công lao động Trđ/công 0,18 0,17 0,15 0,17 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Qua số liệu bảng 4.28 về kết quả nuôi cá trắm bằng lồng trung bình 01 lồng của 01 hộ điều tra cho thấy: Doanh thu trung bình 01 lồng nuôi cá trắm/vụ là 432,27 triệu đồng/lồng, trong đó doanh thu trung bình của 01 lồng hộ nhóm I là 432 triệu đồng, doanh thu trung bình của 01 lồng hộ nhóm II là 433,06 triệu đồng/lồng, doanh thu trung bình của 01 lồng hộ nhóm III là 431,22 triệu đồng/lồng. Chi phí trung bình của 01 lồng là 317,52 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình 01 lồng hộ nhóm 01 là 305,01 triệu đồng/lồng, chi phí trung bình 01lồng hộ nhóm II là 297,57 triệu đồng/lồng, chi phí trung bình 01 lồng hộ

nhóm III là 349,59 triệu đồng/lồng. Đối với chi phí về giống trung bình 01lồng là 53,57 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình hộ nhóm I là 50,09 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm II là 51,11 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm III là 58,07 triệu đồng. Đối với chi phí về thức ăn trung bình 01 lồng là 195,05 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình hộ nhóm I là 190,03 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm II là 180,06 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm III là 217,15 triệu đồng. Đối với chi phí về thuốc trung bình 01 lồng là 10,99 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình hộ nhóm I là 11 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm II là 10,08 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm III là 11,27 triệu đồng. Đối với chi phí khấu hao trung bình 01 lồng là 24,97 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình hộ nhóm I là 23,14 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm II là 23,73 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm III là 27,25 triệu đồng. Đối với chi phí khác trung bình 01 lồng là 24,97 triệu đồng/hộ, trong đó chi phí trung bình hộ nhóm I là 23,14 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm II là 23,73 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm III là 27,25 triệu đồng.

Bảng 4.28. Kết quả và hiệu quả nuôi cá trắm của hộ điều tra

(tính bình quân cho 1 lồng cá có thể tích 108m3)

Stt Chỉ tiêu Đvt Hộ nhóm

I

Hộ nhóm II

Hộ nhóm III

Tính chung

I Doanh thu Trđ 432,00 433,06 431,22 432,27

II Chi phí Trđ 305,01 297,57 349,59 317,52

2.1 Giống Trđ 50,09 51,11 58,07 53,57

2.2 Thức ăn Trđ 190,03 180,60 217,15 195,05

2.3 Thuốc Trđ 11,00 10,08 11,27 10,99

2.5 Khấu hao Trđ 30,74 31,33 35,85 32,94

2.6 Chi phí khác Trđ 23,14 23,73 27,25 24,97

2.7 Công lao động Công 300 304 306 303,25

III Lợi nhuận Trđ 126,99 135,49 81,63 114,75

IV Một số chỉ tiêu

4.1 Tỷ lệ cá chết % 2,36 2,39 2,41

4.2 Doanh thu/chi phí Lần 1,42 1,46 1,23 1,36

4.3 Lợi nhuận/chi phí Lần 0,42 0,46 0,23 0,36

4.4 Lợi nhuận/chi phí giống Lần 2,54 2,65 1,4 2,14

4.5 Lợi nhuận/chi phí thức ăn Lần 0,66 0,75 0,38 0,58

4.6 Lợi nhuận/công lao động Lần 0,42 0,45 0,27 0,38

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Về hiệu quả kinh tế nuôi cá trắm trên sông tại hộ điều tra: tỷ lệ số con cá chết trung bình 01 hộ là 2,26% trong đó tỷ lệ cá chết nhiều nhất là hộ nhóm III, ít nhất là hộ nhóm I. Một số chỉ tiêu kinh tế như doanh thu/chi phí, lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/chi phí giống, lợi nhuận/chi phí thức ăn, lợi nhuận/công lao động được thể hiện như sau: tỷ lệ doanh thu/chi phí trung bình 01 hộ là 1,36 lần, trong đó hộ nhóm I là 1,42lần, hộ nhóm II là 1,46 lần, hộ nhóm III là 1,23 lần. Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí trung bình 01 hộ 0,36 lần, trong đó hộ nhóm I là 0,42 lần, hộ nhóm II là 0,46 lần, hộ nhóm III là 0,23 lần. Tỷ lệ Lợi nhuận/doanh thu trung bình 01 hộ là 0,26 lần, trong đó hộ nhóm I là 0,29 lần, hộ nhóm II là 0,31 lần, hộ nhóm III là 0,19 lần. Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí giống trung bình 01 hộ là 2,14 lần, trong đó hộ nhóm I là 2,54 lần, hộ nhóm II là 2,65 lần, hộ nhóm III là 1,4 lần. Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí thức ăn trung bình 01 hộ là 0,58 lần, trong đó hộ nhóm I là 0,66 lần, hộ nhóm II là 0,75lần, hộ nhóm III là 0,38 lần. Như vậy đối với nuôi cá trắm bằng lồng trên sông nhóm hộ II đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, hộ nhóm III đạt hiệu quả kinh tế thấp nhất.

Tuy nhiên, với số lượng lồng cá và sản lượng cá nhiều hơn, số công lao động của các nhóm hộ tương đương nên doanh thu và lợi nhuận của hộ nhóm III cao nhất.

Qua số liệu bảng 4.29 về kết quả nuôi cá chép bằng lồng trên sông của 01 hộ điều tra cho thấy: Doanh thu trung bình 01 lồng nuôi cá chép/vụ là 277,92 triệu đồng/lồng, trong đó doanh thu trung bình 01 lồng của 01 hộ nhóm I là 280 triệu đồng, doanh thu trung bình 01 lồng của 01 hộ nhóm II là 276,5 triệu đồng, doanh thu trung bình 01 lồng của 01 hộ nhóm III là 280,01 triệu đồng. Chi phí trung bình của 01 lồng là 248,15 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình 01 lồng hộ nhóm 01 là 256,27 triệu đồng/lồng, chi phí trung bình 01 lồng 01 hộ nhóm II là 246,48 triệu đồng/lồng, chi phí trung bình 01 hộ nhóm III là 248,30 triệu đồng/lồng. Đối với chi phí về giống trung bình 01 lồng là 16,01 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình hộ nhóm I là 17,55 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm II là 14,84 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm III là 17,76 triệu đồng. Đối với chi phí về thức ăn trung bình 01 lồng là 186,56 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình hộ nhóm I là 188,61 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm II là 184,84 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm III là 189,21 triệu đồng. Đối với chi phí về thuốc trung bình 01 lồng là 6,46 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình hộ nhóm I là 8,43 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm II là 5,54 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm III là 7,53 triệu đồng. Đối với chi phí khấu hao trung bình 01 lồng là 22,31 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình hộ nhóm I là 26,06 triệu đồng, chi phí

trung bình hộ nhóm II là 22,23 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm III là 21 triệu đồng. Đối với chi phí khác trung bình 01 lồng là 16,81 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình hộ nhóm I là 15,61 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm II là 19,04 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm III là 12,81 triệu đồng.

Bảng 4.29. Kết quả và hiệu quả nuôi cá chép của các hộ điều tra

(tính bình quân cho 1 lồng cá có thể tích 108m3)

Stt Chỉ tiêu Đvt Hộ nhóm

I

Hộ nhóm II

Hộ nhóm III

Tính chung

I Doanh thu Trđ 280,00 276,50 280,01 277,92

II Chi phí Trđ 256,27 246,48 248,30 248,15

2.1 Giống Trđ 17,55 14,84 17,76 16,01

2.2 Thức ăn Trđ 188,61 184,84 189,21 186,56

2.3 Thuốc Trđ 8,43 5,54 7,53 6,46

2.5 Khấu hao Trđ 26,06 22,23 21,00 22,31

2.6 Chi phí khác Trđ 15,61 19,04 12,81 16,81

2.7 Công lao động Công 138 145 147 148,27

III Lợi nhuận Trđ 23,73 30,02 31,71 29,76

IV Một số chỉ tiêu

4.1 Tỷ lệ cá chết % 1,96 1,98 2,06 1,99

4.2 Doanh thu/chi phí Lần 1,09 1,12 1,13 1,12

4.3 Lợi nhuận/chi phí Lần 0,09 0,12 0,13 0,12

4.4 Lợi nhuận/chi phí giống Lần 1,35 2,02 1,78 1,85

4.5 Lợi nhuận/chi phí thức ăn Lần 0,13 0,16 0,17 0,15

4.6 Lợi nhuận/công lao động Lần 0,17 0,21 0,22 0,20

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017) Về hiệu quả kinh tế nuôi cá diêu hồng trên sông tại hộ điều tra: Tỷ lệ số con cá chết trung bình 01 hộ là 1,99% trong đó tỷ lệ cá chết nhiều nhất là hộ nhóm III, ít nhất là hộ nhóm I. Một số chỉ tiêu kinh tế như doanh thu/chi phí, lợi nhuận/chi phí, lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/chi phí giống, lợi nhuận/chi phí thức ăn, lợi nhuận/công lai động được thể hiện như sau: tỷ lệ doanh thu/chi phí trung bình 01 hộ là 1,12 lần, trong đó hộ nhóm I là 1,09 lần, hộ nhóm II là 1,12 lần, hộ nhóm III là 1,13 lần. Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí trung bình 01 hộ là 0,12 lần, trong đó hộ nhóm I là 0,09 lần, hộ nhóm II là 0,12 lần, hộ nhóm III là 0,13 lần. Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu trung bình 01 hộ là 0,11 lần, trong đó hộ nhóm I là 0,11 lần, hộ nhóm II là 0,11 lần, hộ nhóm III là 0,11 lần. Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí giống trung bình 01 hộ là

1,85 lần, trong đó hộ nhóm I là 1,35 lần, hộ nhóm II là 2,02 lần, hộ nhóm III là 1,78 lần. Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí thức ăn trung bình 01 hộ là 0,15 lần, trong đó hộ nhóm I là 0,13 lần, hộ nhóm II là 0,16 lần, hộ nhóm III là 0,17 lần. Như vậy đối với nuôi cá chép bằng lồng trên sông nhóm hộ III đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, hộ nhóm I đạt hiệu quả kinh tế thấp nhất. Tuy nhiên, với số lượng lồng cá và sản lượng cá nhiều hơn, số công lao động của các nhóm hộ tương đương nên doanh thu và lợi nhuận của hộ nhóm III cao nhất.

4.1.2.2. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm cá lồng ở huyện Nam Sách

Việt Nam đã hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, tham gia nhiều tổ chức kinh tế thế giới, hoạt động mở cửa thị trường và giảm thuế đã tạo điều kiện cho sản phẩm nông nghiệp các nước khác tràn vào Việt Nam, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa sản phẩm nông nghiệp trong nước và sản phẩm nông nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, các vùng nuôi cá lồng trong nước đã mọc lên dày đặc cũng tạo ra rất nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của các hộ nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn huyện Nam Sách nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung. Bài toán làm thế nào để các hộ nuôi cá lồng có thể phát triển số lượng và quy mô sản xuất, nâng cao sản lượng và tiêu thụ mạnh mẽ sản phẩm ra thị trường cần được tính toán.

Qua bảng 4.30 về tình hình tiêu thụ cá lồng thương phẩm cho thấy các hộ nuôi cá lồng trên sông ở huyện Nam Sách tiêu thụ qua các kênh chính là thương lái từ địa phương khác tới, thương lái thu gom tại địa phương và người dân tự mang đi tiêu thụ. Về tiêu thụ cá lồng thương phẩm cho thương lái từ địa phương khác tới có 87,5% số lượt hộ nhóm I và 86,21% số lượt hộ nhóm II và 100% số hộ nhóm III. Về tiêu thụ cá lồng thương phẩm cho thương lái thu gom tại địa phương có 75% số lượt hộ nhóm I ; 86,21% số lượt hộ nhóm II ; 100% hộ nhóm III. Về tự mang cá lồng thương phẩm đi bán có 81,25% số lượt hộ nhóm I ; 65,25% số lượt hộ nhóm II ; 100% hộ nhóm III. Cá lồng thương phẩm tiêu thụ chủ yếu là cá tươi sống, cần có nước để sống, như vậy việc vận chuyển rất khó khăn, giá trị sản phẩm chưa đổi mới.

Hoạt động tiêu thụ cá lồng thương phẩm vẫn tồn tại dưới hình thức thuận mua vừa bán, các hình thức thanh toán đa dạng, có thể trả tiền trước, có thể trả tiền ngay khi lấy hàng, có thể trả tiền sau. Tuy nhiên, số hộ thanh toán theo hình thức đặt tiền trước lấy hàng sau là rất ít, các thương lái tự do tới mua đều lo sợ về sản lượng và chất lượng cá nên có tâm lý e ngại khi đặt tiền trước. Qua điều tra có

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 81 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)