2.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH GAN THẬN MỦ VÀ BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ TRA
2.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trang Trường Nhẫn và Đỗ Thị Hòa (2010) đã thực hiện nghiên cứu “Hiện trạng kỹ thuật và tình hình bệnh trong ao ương giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) ở 3 huyện: Tân Châu, Châu Phú và Phú Tân - tỉnh An Giang”. Kết quả cho thấy: (1) Có 4 loại bệnh thường xuất hiện trong quá trình ương với các triệu chứng và tần suất xuất hiện như sau: Bệnh “đỏ mỏ - đỏ kỳ” có tần suất xuất hiện là 82,9%, bệnh “lắc đầu” có tần suất xuất hiện là 76,2%, bệnh gan thận mủ có tần suất xuất hiện là 68,6% và bệnh trắng gan - trắng mang, có tần suất xuất hiện là 38,1%. Thời gian xuất hiện các dạng bệnh trên ở cá tra giống hầu như quanh năm, nhưng thời gian xuất hiện bệnh nhiều vào mùa mưa:
từ tháng 4 đến tháng 11 dương lịch; (2) Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa các biện pháp kỹ thuật và sự xuất hiện bệnh trong ao ương cá tra cho thấy, nếu thả ương ở mật độ nuôi thấp (<1.000 con/m2) thì nguy cơ bị bệnh xuất huyết ở cá tra giống đã giảm 5,4 lần so với ương nuôi ở mật độ cao (> 1.000 con/m2); việc sử dụng vôi có tác dụng giảm thiểu nguy cơ xuất hiện bệnh xuất huyết ở cá tra giống là 3,4 lần so với không dùng vôi trong quá trình cải tạo ao trước khi thả cá. Nếu không phơi đáy trong trong quá trình cải tạo ao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan thận mủ ở cá tra giống lên 4,73 lần so với ao có phơi đáy khi ương cá tra trong ao đất.
Kết quả điều tra đã chỉ ra vẫn còn 56,2% số hộ chưa thực hiện xử lý nước ao trước khi thả giống. Nếu có vét bùn đáy ao, bón vôi, phơi nắng đáy ao mà không quan tâm đến việc xử lý nguồn nước cấp thì mầm bệnh có thể theo nước cấp vào ao và cá ương có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh và làm giảm đi tác dụng của công tác cải tạo ao trước khi thả cá. Có 94,2% hộ ương cấp nước trực tiếp
vào ao ương mà không qua xử lý. Đây cũng có thể là một nguyên nhân làm cho dịch bệnh có điều kiện lây lan từ môi trường ngoài vào ao ương.
Hầu hết các hộ ương đều không có biện pháp xử lý nước thải. Có đến 100% số hộ thải nước thải của ao ương trực tiếp ra môi trường ngoài mà không qua xử lý, trong đó có 10,5% số hộ thải nước ao ương trực tiếp ra sông, kênh rạch. Nếu trong nguồn nước thải này có chứa mầm bệnh thì mầm bệnh có thể sẽ phát tán ra môi trường ngoài và lây nhiễm theo nguồn nước cấp sang các ao ương lân cận.
Tuy nhiên, nghiên cứu này mới dừng lại ở kết quả điều tra, khảo sát trên quy mô nhỏ, không thực hiện thu mẫu giám sát chủ động nên không đánh giá được “thực chất” tỷ lệ lưu hành bệnh; số liệu bệnh thu được đều là cảm quan, nhận biết thông qua dấu hiệu bệnh của người nuôi. Có thể thấy mỗi loại bệnh sẽ có sự sai khác nhất định về tỷ lệ lưu hành theo không gian, thời gian và đối tượng nên để có khuyến cáo chính xác, cần có chương trình giám sát, điều tra bài bản, cần thiết phải lặp lại trong vài năm để đưa ra nhận định chính xác theo quan điểm của dịch tễ học.
Đã có một số nghiên cứu về phương pháp chẩn đoán tác nhân gây bệnh gan thận mủ và xuất huyết trên cá tra, đặc biệt là các chẩn đoán ứng dụng công nghệ sinh học phân tử. Quy trình PCR phát hiện đồng thời vi khuẩn E. ictaluri và A. hydrophila nhiễm trên thận cá tra (P. hypophthalmus) được thực hiện và chuẩn hóa. Mồi xuôi EiFd-1 và mồi ngược EiRs được sử dụng để khuếch đại đoạn đặc hiệu trên gen 16S RNA của E. ictaluri với sản phẩm PCR là 407 bp. Mồi xuôi AeroFd và mồi ngược AeroRs được sử dụng để khuếch đại gen Aerolysin của A.
hydrophila với sản phẩm PCR là 209 bp (Panangala et al., 2007). Độ nhạy của quy trình là 100 pg DNA chiết tách từ thận cá tra cho E. ictaluri và 1ng cho A.
hydrophila. Tính đặc hiệu của quy trình được kiểm tra với vi khuẩn phổ biến trong thuỷ sản là Vibrio harveyi, V. alginolyticus, V. cholerae, A. sobria; A.
carviae, Pseudomonas putida, Eschericchia coli, Bacillus subtilis. Quy trình có ứng dụng tốt để phát hiện nhanh, nhạy và đặc hiệu đồng thời E. ictaluri và A.
hydrophila nhiễm trên cá tra (Lê Hữu Thôi và cs., 2010).
Quy trình chiết tách DNA từ máu cá tra và các quy trình PCR phát hiện các loài vi khuẩn E. ictaluri, A. hydrophila và F. columnare được chuẩn hóa và ứng dụng. Quy trình PCR phát hiện E. ictaluri cho sản phẩm PCR đặc hiệu là
407 bp với độ nhạy phỏt hiện là 4.5 ì 104 CFU/ml vi khuẩn trong 100 àl mỏu cỏ.
Qui trình PCR phát hiện A. hydrophila cho sản phẩm PCR đặc hiệu là 209 bp với độ nhạy phỏt hiện là 4,5 ì 106 CFU/ml vi khuẩn trong 100 àl mỏu cỏ. Cỏc quy trình trên được sử dụng để phát hiện các vi khuẩn tương ứng trong mẫu máu cá cảm nhiễm vi khuẩn. Kết quả cho thấy các quy trình có thề phát hiện nhanh, nhạy và đặc hiệu mẫu máu cá tra nhiễm khuẩn nhưng vẫn giữ sống mẫu xét nghiệm (Trần Nguyễn Diễm Tú và Đặng Thị Hoàng Oanh, 2012).
Vi khuẩn A. hydrophila hầu như hiện diện ở khắp nơi, có thể phân lập được từ cá có triệu chứng bệnh xuất huyết cũng như cá khỏe, nước và bùn đáy ao. Bệnh xuất huyết do A. hydrophila là bệnh liên quan đến stress, thường bùng phát khi thời tiết thay đổi, khi cá tra đã nhiễm với tác nhân gây bệnh chính là E.
ictaluri hay khi cá nhiễm kí sinh trùng. Qua điều tra nhiệm vụ quan trắc của Viện Nghiên cứu NTTS II cho thấy, năm 2007 là năm dịch bệnh trên cá tra xảy ra nhiều nhất cho thấy bệnh gan thận mủ xảy ra nhiều trong mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 11, bệnh ký sinh trùng chủ yếu từ cá tra lớn hơn 3 tháng tuổi, xảy ra vào đầu mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 8 và bệnh xuất huyết xảy ra trong suốt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Qua khảo sát nguồn nước cũng cho thấy khu vực nước ngọt thuộc nhánh sông Tiền báo động nhiễm Aeromonas spp. (mật độ rất cao 5 - 23 × 103 CFU/ml) ở 3 trong 4 đợt quan trắc là các tháng 4, 7 và 9 năm 2007 (Lý Thị Thanh Loan và cs., 2007).
Qua điều tra dịch tễ học bệnh vi khuẩn trên cá tra năm 2008 tại hai tỉnh Cần Thơ và An Giang cho thấy bệnh xuất huyết có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn ở cỡ giống thả nuôi dưới 2,5 phân so với cỡ cá lớn. Bệnh xảy ra ở mọi cỡ cá nhưng cá càng nhỏ càng dễ mắc bệnh và tập trung nhiều ở cỡ cá dưới 100 gram.
Độ tuổi cá dễ mẫn cảm với bệnh là dưới 2 tháng tuổi. Thời điểm xuất hiện bệnh xuất huyết cũng xảy ra vào thời điểm giao mùa và đến hết mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 12 dương lịch. Bệnh tập trung nhiều vào tháng 5 chiếm 8%, còn lại xảy ra liên tục từ tháng 7 đến tháng 12, với tỉ lệ dao động từ 2,6% đến 4,9% (Lý Thị Thanh Loan và cs., 2008).
2.5.1.1. Tổng quan về vi khuẩn E. ictaluri
Vi khuẩn E. ictaluri là tác nhân chính gây bệnh mủ gan trên cá tra (P.
hypophthalmus), đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi, tăng tỷ lệ hao hụt và chi phí do việc điều trị. Bệnh gan thận mủ xảy ra ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá,
tập trung vào mùa lũ, cao điểm là từ tháng 7 - 9 hàng năm, với tỷ lệ hao hụt lớn nhất ở giai đoạn giống, có thể gây chết từ 10 - 50% tùy thuộc chế độ chăm sóc, quản lý (Ferguson et al., 2001; Từ Thanh Dung và cs., 2004; Tu Thanh Dung et al., 2008; Từ Thanh Dung và cs., 2010).
Một nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional study) do Bùi Thị Việt Hằng và cs. (2016) tiến hành từ ngày 20/9/2014 - 10/12/2014 để nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh gan thận mủ ở cá tra tại 600 cơ sở nuôi cá tra tại 23 huyện thuộc 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp cho thấy: (1) Đây là 2 tỉnh có diện tích nuôi cá tra cao nhất cả nước với tổng diện tích tại Đồng Tháp là 2.071 ha và An Giang là 1.269 ha. Tuy nhiên, công tác quy hoạch của các địa phương chậm, công tác quản lý vùng nuôi và giám sát môi trường gặp nhiều khó khăn; (2) dịch bệnh gan thận mủ có xuất hiện tại An Giang vào năm 2014 nhưng địa phương không báo cáo số liệu theo quy định. Kết quả điều tra cũng cho thấy, dịch bệnh xuất hiện ở hầu hết các huyện điều tra của cả hai tỉnh; thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Trung bình dịch bệnh gan thận mủ xuất hiện tại 45,8% (95% CI 41,78 - 49,86%) hộ điều tra; tỷ lệ ao điều tra có bệnh là 37,30% (95% CI 34,57 - 40,08%); tỷ lệ diện tích thả nuôi bị bệnh là 34,63% (95% CI 31,43 - 37,95%); (3) kết quả phân tích tố nguy cơ cho thấy ở mật độ trên 200 con/m2, tỷ số chênh nguy cơ xảy ra dịch bệnh là 5,01 (95% CI 2,18 - 12,95) lần so với cơ sở nuôi với mật độ từ 10-50 con/m2; tỷ số chênh nguy cơ xảy ra dịch bệnh của cơ sở thả nuôi không vét bùn đáy ao là 2,21 (95% CI 1,40 - 3,55) lần so với cơ sở nuôi nuôi có vét bùn đáy ao; tỷ số chênh nguy cơ xảy ra dịch bệnh của cơ sở nuôi không khử trùng dụng cụ nuôi là 3,58 (95% CI 2,34 - 5,48) lần so với cơ sở nuôi có khử trùng dụng cụ.
Theo Nguyễn Thành Tâm và cs. (2013) tại Việt Nam những năm gần đây vắc-xin trên cá tra cũng được sử dụng nhiều như vắc-xin chống lại vi khuẩn E.
ictaluri (ALPHA JECT ® Panga 1). Sử dụng Glyxerin-andehyt-3-photphat- dehydrogenaza (GAPDH) “một sản phẩm màng ngoài của tế bào vi khuẩn E.
ictaluri”, vắc-xin protein GAPDH tái tổ hợp, để kháng lại bệnh Edwardsielloisis trên cá rô phi vằn do E. tarda gây ra. Vắc-xin protein GAPDH tái tổ hợp được xem như một vắc xin có khả năng trong phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh Edwardsielloisis trên cá rô phi do E. tarda gây ra (Cao Thanh Trung and Chih Chu Chen, 2013). Ở Việt Nam, hiện nay đã nghiên cứu thành công vắc xin đơn
giá phòng bệnh gan thận mủ và đang khảo nghiệm giai đoạn triển khai thực địa với vắc xin đa giá phòng hai bệnh với tác nhân E. ictaluri và A. hydrophila.
2.5.1.2. Tổng quan về vi khuẩn A. hydrophila
Nguyễn Thị Hiền và Lê Hồng Phước (2015) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu di truyền học các chủng Aeromonas hydrophila gây bệnh cá tra” thuộc chương trình Công nghệ sinh học của Bộ NN&PTNT. Mục tiêu của đề tài là xác lập các chủng A. hydrophila độc lực cao để phát triển vắc xin phòng bệnh nhiễm trùng máu xuất huyết (haemorrhagic septicaemia) cho cá tra. Có tổng số 266 mẫu (gồm 195 mẫu cá bệnh, 30 mẫu cá không có biểu hiện bệnh và 41 mẫu nước) được thu tại các tỉnh thuộc ĐBSCL để phân lập các chủng A. hydrophila. Kết quả phân lập được 100 mẫu khuẩn lạc A. hydrophila và qua kiểm tra sinh hóa bằng kít API20E cho thấy các mẫu vi khuẩn A. hydrophila khá đa dạng về sinh hóa với 18 mã số ID khác nhau.
Qui trình PCR phát hiện vi khuẩn A. hydrophila nhiễm trên thận cá tra (P.
hypophthalmus) được thực hiện và chuẩn hóa. Trong qui trình này mồi xuôi AeroFd và mồi ngược AeroRs được sử dụng để khuếch đại gen Aerolysin của A.
hydrophila với sản phẩm PCR là 209 bp (Panangala et al., 2007). Độ nhạy của qui trình là 100 pg DNA chiết tách từ thận cá tra. Tính đặc hiệu của qui trình được kiểm tra với vi khuẩn phổ biến trong thủy sản là Vibrio alginolyticus, V.
harveyi, E.ictaluri, Escherichia coli, Pseudomonas putida. Qui trình có thể ứng dụng để phát hiện nhanh và nhạy A. hydrophila nhiễm trên cá tra so với phương pháp sinh hóa truyền thống (Nguyễn Hà Giang và cs., 2010).