Tình hình sử dụng rượu bia và các nghiên cứu về rượu bia tại Việt Nam 15 1. Tình hình sử dụng rượu bia tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An, Bình Dương và một số yếu tố liên quan năm 2020. (Trang 25 - 30)

1.4. Tình hình sử dụng rượu bia và các nghiên cứu về rượu bia tại Việt Nam

1.4.1. Tình hình sử dụng rượu bia tại Việt Nam

Theo nghiên cứu mới công bố của Tạp chí y khoa Lancet về tình trạng sử dụng đồ uống có cồn tại 189 quốc gia và vùng lãnh thổ giai đoạn 1990 - 2017 cho thấy, tỷ trọng tiêu thụ bia rượu trên toàn cầu đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là ở các quốc gia có thu nhập thấp, trung bình như Việt Nam, Ấn Độ... Theo báo cáo này, tổng lượng tiêu thụ rượu bia trên toàn cầu mỗi năm từ 21 tỉ lít năm 1990 đã lên 35,7 tỉ lít vào 2017, tương đương tăng 70%.

Tại khu vực Đông Nam Á, lượng tiêu thụ rượu đã tăng 34% trong vòng 7 năm (2010 - 2017). Đáng chú ý, ở giai đoạn này, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng tiêu thụ rượu lớn nhất thế giới, gần 90% kể từ năm 2010, gấp khoảng 2,5 lần tốc độ tiêu thụ của Ấn Độ (37,2%). Năm 2017, bình quân mỗi người Việt uống gần 9 lít đồ uống có cồn, con số này tại Ấn Độ là 5,9 lít;

Nhật Bản là 7,9 lít... [51], [39].

Trong một báo cáo công bố năm 2018, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đánh giá mức tiêu thụ rượu bia của người Việt ở bậc cao so với các quốc gia khác trong khu vực. Ước tính, trung bình mỗi người Việt trên 15 tuổi tiêu thụ 8,3 lít cồn nguyên chất trong một năm, nhiều hơn người Trung Quốc và gấp 4 lần người Singapore [65].

Đối tượng sống ở ngoại thành TP.HCM có mức tiêu thụ rượu bia là 56% thấp hơn so với thành thị có mức tiêu thụ 61% theo nghiên cứu của tác giả Trần Thiện Thuần [6].

Tây Bắc và Đông Bắc có tỷ lệ SDRB trong thanh thiếu niên cao nhất ở cả hai cuộc điều tra. Theo điều tra Vị Thành niên và thanh niên Việt Nam lần 2 cho thấy 2 vùng này có tới 90% thanh thiếu niên nam đã từng uống hết một cốc hay vại bia hoặcmột chén hay một ly rượu, trong khi các vùng khác là 75%. Tỷ lệ nữ SDRB so với các vùng khác cũng cao hơn đáng kể, Tây Bắc là 63%, Đông Bắc là 49% so với trung bình cả nước là khoảng gần 40% [2], [8].

Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Sơn khảo sát mức độ nghiện rượu bia ở nam sinh viên và người trưởng thành trẻ tuổi nam tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Kết quả khảo sát cho thấy có 37,9% được khảo sát thuộc mức độ “SDRB một cách bình thường”, 21,3% “có xu hướng lạm dụng rượu bia”, 20,2% “nghiện nhẹ”, 16,0% “nghiện vừa” và 4,6% “nghiện nặng”. Như vậy, tỷ lệ phần trăm khách thể khảo sát giảm dần khi mức độ nghiện tăng dần.

Tuy nhiên, đây vẫn là những con số đáng quan tâm bởi hậu quả và tính nghiêm trọng của các mức độ nghiện đối với chủ thể SDRB và những người xung quanh [20].

Trên cơ sở kết quả điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội 2006, với tổng số đối tượng tham gia trong mẫu khảo sát này là 6.363 thanh thiếu niên. Khi so sánh tương quan giữa nam và nữ, cho thấy tình trạng SDRB không chỉ diễn ra ở nam giới mà ngay cả một số bạn nữ cũng coi việc uống rượu như là thứ "gia vị" không thể thiếu được trong các buổi gặp gỡ, liên hoan với chúng bạn… mà mình tham gia. Tỷ lệ nam và nữ đã từng SDRB là 33,5% ở nam và 15,5% ở nữ, cho thấy nam đã từng SDRB cao gấp 2 lần so với nữ [13].

Đối tượng thường hay sử dụng rượu cũng rất đa dạng, có đủ các thành phần từ nông dân, công nhân, bộ đội, trí thức. Theo một kết quả điều tra cho thấy có khoảng 50% nông dân, 25% những người thất nghiệp và 20% những người làm trong ngành dịch vụ có SDRB. Người sống trong gia đình có điều

kiện sống cao hơn có tỷ lệ SDRB cũng như tỷ lệ đã từng say rượu bia cao hơn, điều này đúng cho cả hai giới nam và nữ. Phân tích số liệu ở 2 cuộc điều tra cho thấy việc gia đình có người nghiện rượu hay không hầu như không ảnh hưởng đến việc sử dụng hay say rượu bia của đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên ảnh hưởng của việc bị bạn bè rủ rê hoặc ép buộc SDRB lại rất rõ [2], [8].

Tình hình sản xuất, lưu thông và tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam liên tục gia tăng trong những năm gần đây. Việt Nam hiện vẫn giữ vị trí thứ nhất về tiêu thụ bia ở khu vực Đông Nam Á, vị trí thứ ba ở châu Á và nằm trong danh sách 25 quốc gia uống bia nhiều nhất thế giới trong những năm qua. Tỷ lệ sử dụng rượu (ít nhất là 1 lần/tuần) tại các địa bàn nghiên cứu là 33,5%. Tỷ lệ sử dụng rượu trong nhóm nam là 64%, cao hơn so với số liệu điều tra về tình hình SDRB tại 12 quốc gia đang phát triển (50%) và thấp hơn so với tỷ lệ sử dụng rượu của nam giới trong khu vực Tây Thái Bình Dương là 84%. Tỷ lệ lạm dụng rượu (theo quy chuẩn của WHO) là 18%, lạm dụng bia là 5% và có sự khác nhau rõ nét giữa các nhóm dân cư, theo giới tính, trình độ học vấn và nghề nghiệp. Lý do của việc SDRB chủ yếu là do sự tác động của bạn. Tuổi bắt đầu SDRB trung bình là 24 và có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng, các khu vực. So với thế giới tuổi bắt đầu uống rượu ở nước ta muộn hơn song hiện đang có xu hướng trẻ hoá rất rõ nét. Vậy hiện nay tuổi lần đầu SDRB là bao nhiêu?

Rượu bia nếu sử dụng quá sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của người sử dụng, nhiều nghiên cứu cho thấy SDRB quá sớm thì nguy cơ sau này trở thành người nghiên rượu bia càng cao, bên cạnh đó, những trẻ vị thành niên SDRB có nguy cơ cao bị các chấn thương không chủ đích như tai nạn giao thông, bỏng, đuối nước, tuổi lần đầu SDRB bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa xã hội [7].

Trong số 87,2% người có SDRB (1998) thì có 25% uống rượu từ tuổi 18. Kết quả điều tra nam thanh, thiếu niên tại một số quận và huyện tại Hà Nội của Trần Thị Thanh Loan cho thấy có 67,4% đã từng SDRB. Tuổi trung bình lần đầu SDRB là 18 tuổi. Điều đáng lưu ý là ở độ tuổi 15 và 16, tỷ lệ nam thanh thiếu niên đã từng SDRB cũng không nhỏ (12,6% và 11,5%) [13].

Cần có nghiên cứu tiếp theo về xác định tuổi lần đầu, tỷ lệ sử dụng, lạm dụng rượu bia và các yếu tố liên quan để xây dựng biện pháp can thiệp phù hợp.

Qua khảo sát 425 học sinh trường trung học phổ thông Đồng Xoài, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, tuổi trung bình uống rượu bia lần đầu của học sinh là 15,1; tuổi uống lần đầu nhỏ nhất là 10 và lớn nhất là 18 tuổi. Có thể thấy tuổi uống rượu bia lần đầu của học sinh là khá thấp [12]. Điều này là rất đáng lo ngại vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người SDRB trước tuổi 15 thì khả năng phụ thuộc rượu cao gấp 4 lần người bắt đầu uống rượu ở tuổi 21 [91]. Nghiên cứu của Hà Thị Thuận được thực hiện tại trường trung học cơ sở, trung học phổ thông Lương Hòa, Bến Lức, Long An tìm mối liên quan giữa mức độ trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu này với hành vi hiện SDRB ở nam học sinh, có 400 nam học sinh đồng ý tham gia nghiên cứu. Trong tổng số 101 nam học sinh nhớ tuổi lần đầu tiên uống hết 1 ly rượu bia thì tuổi trung bình lần đầu tiên uống hết 1 ly rượu bia là 13,45 ± 2,33. Tuổi uống lần đầu uống hết 1 ly rượu bia nhỏ nhất là 9 tuổi và lớn nhất là 17 tuổi [18]. Đây là một con số đáng báo động đối với ngành giáo dục và y tế hiện nay.

Loại rượu: Đa số những người sử dụng rượu thường uống rượu nấu thủ công 95,7%, những người sử dụng bia thường uống bia nhà máy 87,9%. Trong số này bia của các hãng trung ương chiếm >40% còn lại là bia địa phương. Địa điểm uống rượu bia chủ yếu là tại nhà và tại lễ tiệc; uống tại quán, nhà hàng, khách sạn >11%. Thời điểm uống rượu chủ yếu vào buổi tối, song đáng chú ý vẫn còn một tỷ lệ đáng kể uống vào buổi sáng và buổi

trưa. Cần có nghiên cứu tiếp theo về xác định tuổi lần đầu, tỷ lệ sử dụng, LDRB và các yếu tố liên quan để xây dựng biện pháp can thiệp phù hợp [25].

Mức độ sử dụng rượu trung bình khá cao, bình quân 6,4 đơn vị/ngày và 26,1 đơn vị/tuần; vượt khá xa ngưỡng sử dụng rượu an toàn theo quy định của WHO.Theo thống kê của WHO, loại đồ uống có cồn được người Việt Nam sử dụng thì bia chiếm tỷ lệ cao nhất với 97%, rượu mạnh chiến 2%, rượu vang và các loại rượu khác chiếm 1%. Tuy nhiên, trên thực tế còn một số lượng lớn rượu nấu thủ công từ hộ gia đình không thống kê được, đây cũng là điều cần quan tâm lưu ý trong SDRB của người Việt Nam [22].

1.4.2. Nghiên cứu sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại Việt Nam Tại Việt Nam cũng có một số nghiên cứu liên quan đến tỷ lệ sử dụng rượu bia, tuy nhiên chưa tìm thấy nghiên cứu thực hiện trên nhân viên y tế.

Qua nghiên cứu y văn tìm thấy một số nghiên cứu thực hiện trên đối tượng sinh viên học tại các trường đại học y dược cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia ở sinh viên đại học y dược khá cao khoảng từ 57%-75% [26], [30], [61]. Nghiên cứu cắt ngang của Phạm Bích Diệp và cộng sự vào năm 2010 tiến hành trên 619 sinh viên 2 trường đại học Y Hà Nội và Y Thái Nguyên cho thấy 65,5%

sinh viên có sử dụng rượu bia, trong khi đó việc sử dụng rượu bia liên quan đến các vấn dề sức khỏe chiếm 12,5% và có mối liên hệ giữa việc sử dụng rượu bia với giới tính, người trong gia đình, người trong gia đình và bạn cùng phòng sử dụng rượu bia [57]. Nghiên cứu khác của Phạm Bích Diệp và cộng sự xem xét tỷ lệ và yếu tố nguy cơ tác hại liên quan tới rượu bia trong sinh viên đại học Y Hà Nội năm 2013 tiến hành trên 1216 sinh viên từ năm 1 đến năm 6, kết quả cho thấy có khoảng 57,5% sinh viên có sử dụng rượu bia, tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nữ sinh viên là 37,7% và ở nam sinh viên là 77,2% [61].

Một nghiên cứu của Lê Trần Tuấn Anh và cộng sự thực hiện năm 2015 trên 388 sinh viên chuyên ngành bác sĩ đa khoa tại trường Đại học Y Dược Hải

Phòng cho kết quả 75,8% sinh viên đã từng uống rượu bịa và 27,9% sinh viên lạm dụng rượu bia. Tỷ lệ từng say rượu bia ở nam sinh viên cao hơn nữ 62,4% so với 36,4% [26].

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An, Bình Dương và một số yếu tố liên quan năm 2020. (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)