3.4. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến sử dụng rượu bia chưa hợp lí 49 CHƯƠNG 4
4.1.2. Tần suất uống rượu bia trong 12 tháng qua
Khi được hỏi về tần suất uống rượu bia trong 12 tháng qua đa số đối tượng đều trả lời sử dụng dưới 4 lần/tháng, trong đó “không bao giờ” chiếm 25,6%, 1 lần/tháng chiếm 32,1% và từ 2-4 lần/tháng chiếm 25,9%. Chỉ có 5,9% đối tượng trả lời sử dụng rượu bia từ 2-3 lần/tuần và 0,5% trả lời sử dụng từ 4 lần/tuần trở lên. Tỷ lệ này cho thấy tần suất uống rượu bia của đối tượng nghiên cứu ở mức trung bình. Đối tượng trong nghiên cứu là nhân viên y tế hầu hết làm việc trong giờ hành chính từ thứ 2-thứ 7, cùng với Luật phòng, chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 quy định “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập” [34]. Do đó thời gian sử dụng rượu bia có thể là vào cuối tuần do đó đa số đối tượng nghiên cứu đa số sử dụng rượu bia từ 4 lần trở xuống trong 1 tháng.
Lượng rượu bia/ 1 lần uống
Ngoài tần suất sử dụng thì số lượng sử dụng rượu bia cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng nghiện rượu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người có uống rượu/bia trong 12 tháng qua thường uống 1-2 ĐVR trong 1 lần uống (65,4%), 3-4 ĐVR/lần uống và 5-6 ĐVR/lần uống chiếm tỷ lệ bằng năng lần lượt là 14,6% và 14,1%. Số người tiêu thụ lượng rượu/bia từ 10 ĐVR trở lên chiếm 1,3%.
Tần xuất uống quá chén
Bên cạnh đó thì tỉ lệ uống “quá chén” (uống từ 6 đơn vị rượu chuẩn trở lên) cũng là chỉ số quan trọng trong đánh giá tình hình sử dụng rượu bia vì chỉ
số này có liên quan chặt chẽ với các hậu quả về sức khoẻ và kinh tế, xã hội do rượu gây ra. Ngoài ra, Việc sử dụng quá nhiều rượu bia cho 1 lần uống thì khả năng bị ngộ độc rượu là rất cao và dễ dẫn đến tình trạng suy gan, suy thận và gây tử vong. Lấy ngưỡng uống quá chén là khi số ĐVR/lần uống từ 6 lần trở lên, đa số đối tượng đều trả lời không bao giờ uống quá chén chiếm 66,4%, ít hơn hàng tháng chiếm 16,9% và hàng tuần chiếm 0,8%. Kết quả này cũng tương đương với kết quả của quả “Điều tra sức khoẻ thế giới” do WHO thực hiện năm 2003 trên 1.820 nam và 2.187 nữ từ 18 tuổi trở lên ở Việt Nam, tỉ lệ
“quá chén” ở nam giới là 10,2% [67] và kết quả nghiên cứu của Mai Bảo Anh tại tỉnh Bắc Ninh, năm 2007 là 13,6%. Tần suất uống quá chén ở đối tượng trong nghiên cứu thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Minh Hoàng cho thấy tỉ lệ uống “quá chén” là 35,2%.
4.1.3. Đặc điểm sử dụng rượu bia theo thang đo AUDIT của nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An
Mức độ nguy cơ đối với sức khỏe
Về mức độ nguy cơ đối với sức khỏe do sử dụng rượu/bia hầu hết đối tượng uống rượu bia ở mức hợp lý, nguy cơ thấp chiếm 81,8%; sử dụng rượu bia ở mức độ nguy cơ chiếm 14,1%; mức có hại 3,6%; mức phụ thuộc/nghiện rượu bia chiếm tỷ lệ thấp 0,5%. Kết quả này cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Diễm Trinh cho thấy người có mức độ SDRB nguy cơ thấp chiếm 88,2%, LDRB chiếm 11,8%, người SDRB ở mức độ rối loạn, và đối tượng phụ thuộc rượu bia cần giới thiệu tới cơ sở điều trị nghiện rượu bia trong nghiên cứu này là ít chỉ chiếm 0,6% [31]. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Kim Bảo Giang (4,3%) [11]. Điều này có thể lý giải do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là trên nhân viên y tế khác với cơ cấu tuổi và lao động tại địa phương trên cả nước và có kiến thức về tác
hại của việc lạm dụng rượu bia do đó việc thường xuyên uống rượu là ít, dẫn đến lạm dụng rượu bia, phụ thuộc rượu bia sẽ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nhân viên y tế, đây là một lợi thế sức khỏe của nhóm dân số này.
Kết quả nghiên cứu có 81,8% người SDRB mức nguy cơ thấp, cần thông tin tuyên truyền tác hại của việc sử dụng quá mức, lạm dụng rượu bia. Có 14,4% người SDRB ở mức nguy cơ cần can thiệp bằng giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi có hại hướng đến hành vi tốt cho sức khỏe. Kết quả 3,6%
người có mức độ sử dụng rượu có hại, cần được tư vấn theo dõi hành vi, sức khỏe. Và điều đáng mừng trong nghiên cứu này là tỷ lệ người phụ thuộc rượu bia cần chẩn đoán và điều trị nghiện rượu chiếm tỷ lệ nhỏ 0,6%. Kết quả nghiên cứu trên một phần nhờ vào công tác chăm sóc sức khỏe tốt của địa phương, cần được duy trì, và một phần do đối tượng là nhân viên y tế có kiến thức về tác hại của rượu bia và có ít thời gian lạm dụng rượu bia như đã nêu ở trên.
Sử dựng rượu bia chưa hợp lý khi điểm AUDIT từ 8 trở lên chiếm 18,2%
4.1.4. Hành vi sử dụng rượu bia của nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An
Loại rượu bia thường sử dụng
Bia là loại được sử dụng nhiều nhất chiếm 96,1%, tiếp đến là rượu thủ công chiếm 37,0% và ít nhất là rượu công nghiệp chiếm 9,5%. Điều này phù hợp với các thống kê về kinh tế xã hội trong tiêu thụ, các nghiên cứu về thực trạng SDRB hiện nay của Việt Nam, tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Diễm Trinh [31].
Người dân sử dụng rượu bia nhiều nhất có thể do sự gần gũi tiện ích và phù hợp vơi túi tiền của người dân Việt Nam trong văn hóa SDRB hiện nay và phù hợp với thống kê của WHO, trong các loại đồ uống có cồn được người Việt Nam sử dụng thì bia chiếm tỷ lệ cao nhất với 97%. Người dân có tỷ lệ sử
dụng rượu thủ công gấp nhiều lần rượu công nghiệp có thể do bắt nguồn từ nguồn văn minh lúa nước, tập quán sử dụng sản phẩm nông nghiệp là lúa gạo để tư sản xuất rượu từ lâu đời của mọi địa phương tại Việt Nam, từ đó nó phù hợp hơn với khẩu vị và túi tiền của người Việt Nam cũng như tính sẵn có, dễ dàng mua được. Từ thói quen SDRB nghiên cứu được, ta có thể có các can thiệp nhằm hạn chế các điểm bán, phục vụ rượu bia cho người chưa đủ tuổi thành niên, quản lý các lò rượu thủ công nhằm tránh gây ngộ độc thực phẩm – một vấn đề sức khỏe an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay cũng được dư luận rất quan tâm.
Lý do sử dụng rượu bia
Khi được hỏi về lý do sử dụng rượu bia hai lý do được trả lời nhiều nhất là “do giao tiếp xã hội” và “do người khác rủ rê" với tỷ lệ lần lượt là 76,7%
và 64,5%. Tương tự như nghiên cứu của tác giả Lê Thị Diễm Trinh nghiên cứu tại Củ Chi cũng cho thấy lý do giao tiếp xã hội và có chuyện vui, người khác rủ rê là chiếm tỷ lệ nhiều nhất trên 60%. Nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Phượng nghiên cứu trên các vùng sinh thái của Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ lý do sử dung rượu bia là do người khác rủ rê chiếm tỷ lệ cao nhất gần 50% [9], tỷ lệ này phù hợp với văn hóa phong tục của người Việt Nam, trọng giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Lý do uống rượu bia lần đầu cũng như lần sau là vì muốn giao tiếp. Tập quán phổ biến ở Việt Nam là thường dùng rượu bia để ăn mừng các sự kiện hoặc các ngày lễ lớn trong năm. Vì vậy, phong tục tập quán và bối cảnh xã hội cũng góp phần tạo ra thói quen uống rượu bia trong thanh thiếu niên [5].
Địa điểm sử dụng rượu bia
Đa số đối tượng sử dụng rượu bia tại các quán nhậu chiếm tỷ lệ 87,4%
và tại nhà chiếm 61,1%. Điều này phù hợp với văn hóa của Việt Nam khi các quán nhậu phổ biến và rất dễ tiếp cận. Việc uống rượu bia tại quán có thể dẫn
đến nhiều hành vi tiêu cực như tham gia giao thông về nhà khi đang trong tình trạng say xỉn, từ đó có thể đưa đến các vụ tai nạn đáng tiếc. Từ năm 2020 Quốc hội đã ban hành Luật phòng chống tác hại của rượu bia, nghiêm cấm toàn bộ hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn trong người [34]. Điều này sẽ làm góp phần làm giảm tỷ lệ tại nạn giao thông do sử dụng rượu bia.
Gia đình có người nghiện rượu bia
Có 7,9% đối tượng nghiên cứu trong gia đình có người nghiện rượu bia.
Việc người thân là những người tiếp xúc gàn với đối tượng do đó nếu trong gia đình có người nghiện rượu bia có thể ảnh hưởng đến thói quen và hành vi sử dụng rượu bia của đối tượng.
4.1.5. Tình trạng hút thuốc lá, thể lực và mắc bệnh mạn tính của nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An
Hút thuốc lá gây hại cho sức khỏe và là nguyên nhân trực tiếp gây nhiều bệnh nguy hiêm cho người hút và người xung quanh, trong nghiên cứu này có 16,2% đối tượng nghiên cứu có hút thuốc lá. Kết quả này thấp hơn một số nghiên cứu của tác giả Trần Thị Diễm Trinh và tác giả Trần Minh Hoàng.
Điều này có thể được lý giải do đối tượng trong nghiên cứu chúng tôi là NVYT hiểu rõ về tác hại của thuốc lá cũng như môi trường làm việc không được sửa dụng thuốc lá. Theo khảo sát của người điều trị chứng nghiện rượu và nghiện ma túy có kết quả một phần ba các ca tử vong là do các nguyên nhân liên quan đến rượu, và một nửa có liên quan đến hút thuốc lá. Khoảng 80 đến 95% người nghiện rượu hút thuốc lá, tỷ lệ đó là cao hơn so với trong dân số nói chung 3 lần. Khoảng 70% người nghiện rượu là nghiện thuốc lá, so với 10% của dân số nói chung [38]. Do đó để nâng cao sức khỏe dân số cần có biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu tỷ lệ người hút thuốc lá này.
Tỷ lệ béo phì thừa cân béo phì chiếm tỷ lệ khá cao 40,5%. Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh về tuần hoàn tim mạch, vì vậy nếu một người có các hành vi SDRB quá mức, hút thuốc lá cùng chỉ số cơ thể béo phì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Có 5,6% đối tượng nghiên cứu mặc các bệnh mạn tính, trong đó có 4,4%
đối tượng mắc bệnh tăng huyết áp, 1% mắc bệnh đái tháo đường và 0,5% mắc các bệnh lý về tim mạch.