Một số yếu tố liên quan sử dụng, lạm dụng rượu bia

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An, Bình Dương và một số yếu tố liên quan năm 2020. (Trang 30 - 33)

Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã tìm thấy mối liên quan chặt chẽ giữa hành vi uống rượu ở các mức độ khác nhau với các yếu tố như tuổi, giới, trình độ học vấn, ảnh hưởng, sự lôi kéo của bạn bè và người thân trong gia đình

Giới tính

Một nghiên cứu cắt ngang về giới trong sử dụng rượu bia tại 16 quần thể nghiên cứu của 10 bang của nước Mỹ cũng đã phát hiện nam giới uống rượu với mức độ khá nhiều, với tần suất cao và có khả năng bị các tác động có hại do rượu hơn nữ giới [71], [77], [72]. Sự khác biệt khá mạnh về khía cạnh giới còn được thể hiện khá rõ ở các nước khu vực châu Âu, Đông Nam Á, các nước theo đạo Hồi. Và ở Việt Nam, tỷ lệ nam giới uống rượu, mức độ uống và tần suất uống cao hơn nữ rất nhiều [3], [9], [28], [31].

Một thực tế đáng lo ngại nhất ở nước này là số người mới uống rượu lần đầu chủ yếu là thanh niên, khoảng 260.000 người mỗi năm [82]. Các báo cáo gần đây, cho thấy Thái Lan đứng thứ 5 trên thế giới về việc tiêu thụ rượu.

Trong năm 2001, tỷ lệ những người nghiện rượu ở Thái Lan là 19,5% ở nam giới và 4,1% ở nữ giới. Người ta ước tính rằng, mỗi người dân ở Thái Lan tiêu thụ từ 5,5 - 7,5 lít rượu mỗi năm và con số này ngày càng gia tăng. Vì vậy, các chuyên gia ở Thái Lan, đang ngày càng quan tâm đến trẻ em sống trong gia đình hoặc có bạn bè uống rượu một cách thường xuyên [87]. Tuổi lần đầu SDRB bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa xã hội Trẻ em trai có tỷ lệ SDRB ở lứa tuổi nhỏ cao hơn trẻ gái trong các nghiên cứu thực hiện trên thế giới [7].

Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Sơn khảo sát mức độ nghiện rượu bia ở nam sinh viên và người trưởng thành trẻ tuổi nam tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Kết quả khảo sát cho thấy có 37,9% được khảo sát thuộc mức độ “SDRB một cách bình thường”, 21,3% “có xu hướng lạm dụng rượu bia”, 20,2% “nghiện nhẹ”, 16,0% “nghiện vừa” và 4,6% “nghiện nặng”. Như vậy, tỷ lệ phần trăm khách thể khảo sát giảm dần khi mức độ nghiện tăng dần.

Tuy nhiên, đây vẫn là những con số đáng quan tâm bởi hậu quả và tính nghiêm trọng của các mức độ nghiện đối với chủ thể SDRB và những người xung quanh [20].

Trên cơ sở kết quả điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội 2006, với tổng số đối tượng tham gia trong mẫu khảo sát này là 6.363 thanh thiếu niên. Khi so sánh tương quan giữa nam và nữ, cho thấy tình trạng SDRB không chỉ diễn ra ở nam giới mà ngay cả một số bạn nữ cũng coi việc uống rượu như là thứ "gia vị" không thể thiếu được trong các buổi gặp gỡ, liên hoan với chúng bạn… mà mình tham gia. Tỷ lệ nam và nữ đã từng SDRB là 33,5% ở nam và 15,5% ở nữ, cho thấy nam đã từng SDRB cao gấp 2 lần so với nữ [15].

Tuổi sử dụng rượu bia

Tuổi cũng ảnh hưởng khá rõ tới mô hình uống rượu bia. Ở Việt Nam và các nước khác trên thế giới đã chứng minh ở độ tuổi từ 25-44 mức độ sử dụng rượu bia cũng như tần suất uống rượu bia tăng lên khá nhanh theo chiều tăng của tuổi, nhưng đến tuổi từ 45 trở đi thì có xu hướng giảm nhẹ, cho đến tuổi 60 trở đi thì mức độ giảm rất đáng kể [3], [70], [73].

Việc sử dụng rượu ở lứa tuổi càng trẻ càng làm tăng nguy cơ chấn thương gây tử vong và không tử vong. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng rượu trước khi 15 tuổi thì khả năng phụ thuộc rượu cao gấp 4 lần người bắt đầu uống rượu ở tuổi 21 [88]. Hậu quả khác của việc sử dụng rượu sớm

trên làm tăng hành vi nguy cơ tình dục, kết quả học tập kém, và tăng nguy cơ tự tử và giết người…[62].

Ở Mỹ, tuổi trung bình đầu tiên sử dụng rượu là 13,1. Trong số những người trẻ được khảo sát vào năm 1997 và 1998 ở 23 quốc gia châu Âu, ở hầu hết các quốc gia báo cáo là có hơn một nửa ở độ tuổi 11 từng nếm thử rượu và hầu như không có sự phân biệt giữa giới tính trong việc sử dung rượu. Tuy nhiên, việc bắt đầu sử dụng rượu vào độ tuổi 13 ở nam cao hơn nữ. Theo báo cáo của Brazil vào năm 1998, ở trẻ em đường phố có 33% trẻ ở độ tuổi 9-11 tuổi, 77% trẻ ở 15-18 tuổi sử dụng nhiều rượu [84].

Rượu bia nếu sử dụng quá sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của người sử dụng, nhiều nghiên cứu cho thấy SDRB quá sớm thì nguy cơ sau này trở thành người nghiên rượu bia càng cao, bên cạnh đó, những trẻ vị thành niên SDRB có nguy cơ cao bị các chấn thương không chủ đích như tai nạn giao thông, bỏng, đuối nước, tuổi lần đầu SDRB bị ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa xã hội [7].

Trong số 87,2% người có SDRB (1998) thì có 25% uống rượu từ tuổi 18. Kết quả điều tra nam thanh, thiếu niên tại một số quận và huyện tại Hà Nội của Trần Thị Thanh Loan cho thấy có 67,4% đã từng SDRB. Tuổi trung bình lần đầu SDRB là 18 tuổi. Điều đáng lưu ý là ở độ tuổi 15 và 16, tỷ lệ nam thanh thiếu niên đã từng SDRB cũng không nhỏ (12,6% và 11,5%) [15].

Cần có nghiên cứu tiếp theo về xác định tuổi lần đầu, tỷ lệ sử dụng, lạm dụng rượu bia và các yếu tố liên quan để xây dựng biện pháp can thiệp phù hợp.

Hút thuốc lá

Một cuộc khảo sát của người điều trị chứng nghiện rượu và nghiện ma túy tiết lộ rằng 222 đối tượng trong 845 đối tượng đã chết trong khoảng thời gian 12 năm, một phần ba các ca tử vong là do các nguyên nhân liên quan đến rượu, và một nửa có liên quan đến hút thuốc lá.

Khoảng 80 đến 95% người nghiện rượu hút thuốc lá, tỷ lệ đó là cao hơn so với trong dân số nói chung 3 lần. Khoảng 70% người nghiện rượu là nghiện thuốc lá (tức là, hút thuốc nhiều hơn một gói thuốc lá mỗi ngày), so với 10% của dân số nói chung [38]. Uống rượu ảnh hưởng đến hút thuốc lá nhiều hơn ảnh hưởng của hút thuốc lá đến uống rượu. Tuy nhiên, những người hút thuốc khả năng tiêu thụ rượu bằng 1,32 lần người không hút thuốc[69]. Hút thuốc lá và sử dụng quá nhiều rượu là yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và ung thư phổi và một số dạng ung thư khác.

Một số yếu tố khác

Đối tượng thường hay sử dụng rượu cũng rất đa dạng, có đủ các thành phần từ nông dân, công nhân, bộ đội, trí thức. Theo một kết quả điều tra cho thấy có khoảng 50% nông dân, 25% những người thất nghiệp và 20% những người làm trong ngành dịch vụ có SDRB. Người sống trong gia đình có điều kiện sống cao hơn có tỷ lệ SDRB cũng như tỷ lệ đã từng say rượu bia cao hơn, điều này đúng cho cả hai giới nam và nữ. Phân tích số liệu ở 2 cuộc điều tra cho thấy việc gia đình có người nghiện rượu hay không hầu như không ảnh hưởng đến việc sử dụng hay say rượu bia của đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên ảnh hưởng của việc bị bạn bè rủ rê hoặc ép buộc SDRB lại rất rõ [2], [8].

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An, Bình Dương và một số yếu tố liên quan năm 2020. (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)