Bảng 3.3 Tuổi sử dụng rượu bia lần đầu của nhân viên y tế (n=390)
Đặc điểm Trung bình Giá trị
nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
Tuổi SDRB 20 15 30
Tuổi bắt đầu uống rượu bia được tính từ lần đầu tiên uống hết 1 đơn vị rượu. Tuổi SDRB lần đầu của nhân viên y tế tham gia nghiên cứu có giá trị trung bình là 20, giá trị nhỏ nhất là 15, lớn nhất là 30.
Bảng 3.4. Tần suất và mức độ sử dụng rượu bia (n=390)
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ
Tần suất uống rượu bia 12 tháng qua
Không bao giờ 139 35,6
≤1 lần/tháng 125 32,1
2-4 lần/tháng 101 25,9
2-3 lần/tuần 23 5,9
≥4 lần/tuần 2 0,5
Lượng rượu/bia thường uống
1-2 ĐVR 255 65,4
3-4 ĐVR 57 14,6
5-6 ĐVR 55 14,1
7-9 ĐVR 18 4,6
≥10 ĐVR 5 1,3
Uống hết ≥6 ĐVR/lần uống (Uống quá chén)
Không bao giờ 259 66,4
Ít hơn hằng tháng 66 16,9
Hằng tháng 62 15,9
Hằng tuần 3 0,8
Tính chung trong tất cả nhân viên y tế tham gia nghiên cứu, người uống rượu/bia trung bình 2 đến 4 lần mỗi tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (25,9%). Các tần suất uống cao hơn (2-3 lần/tuần và ≥4 lần/tuần) có tỉ lệ giảm dần, lần lượt là 5,9% và 0,5%.
Những người có uống rượu/bia trong 12 tháng qua thường uống 5-6 ĐVR trong 1 lần uống (14,1%). Có 65,4% đối tượng cho biết chỉ uống 1-2
ĐVR trong một lần uống, trong khi tỷ lệ người uống từ 10 ĐVR trở lên /lần là 1,3%.
Lấy ngưỡng uống quá chén là khi số ĐVR/lần uống bằng hoặc lớn hơn 6, uống quá chén trong 1 năm vừa qua. Cụ thể hơn, 15,9% trả lời có uống quá chén hằng tháng và 0,8% có uống quá chén hằng ngày hoặc gần như hằng ngày.
Bảng 3.5. Đã từng sử dụng rượu bia trước đây ở nhân viên y tế (n=390)
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Đã từng sử dụng rượu bia Có 262 67,2
Sử dụng rượu bia Nam 145 93,5
Nữ 117 49,8
Tỷ lệ nhân viên y tế đã từng 1 lần sử dụng trước đây là 67,2%. Trong đó tỷ lệ đã từng sử dụng rượu bia ở nam chiếm đa số.
Bảng 3.6. Hành vi sử dụng rượu bia của nhân viên y tế (n=262) Hành vi sử dụng rượu bia Số lượng Tỷ lệ
(%)
Loại rượu bia thường sử dụng
Bia 252 96,1
Rượu thủ công 97 37,0
Rượu công nghiệp 25 9,5
Khác 57 21,8
Lý do sử dụng rượu bia
Người khác rủ rê 169 64,5
Bị ép buộc 14 5,3
Do giao tiếp xã hội 201 76,7
Có chuyện vui 101 38,5
Có chuyện buồn 60 22,9
Lý do khác 39 14,9
Hành vi sử dụng rượu bia Số lượng Tỷ lệ (%)
Nơi sử dụng rượu bia
Tại nhà 160 61,1
Tại nơi làm việc 0 0
Tại quán 229 87,4
Nơi khác 39 14,9
Gia đình có người nghiện rượu bia
Có 31 7,9
Không 359 92,1
Về loại rượu bia thường sử dụng: đa số đối tượng sử dụng bia trong nghiên cứu (96,1%), thấp nhất là rượu công nghiệp (0,7%). Về lý do SDRB:
lý do giao tiếp xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất (76,7%), thấp nhất là lý do khác (14,9%). Về nơi SDRB: chiếm tỷ lệ cao nhất là SDRB tại quán (87,4%), sử dụng tại nơi làm việc chiếm tỷ lệ thấp nhất (0%). Có 7,9% gia đình có người nghiện rượu bia.
Bảng 3.7. Tình trạng hút thuốc lá, thể lực và mắc bệnh mạn tính của nhân viên y tế (n=390)
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Hút thuốc lá Có 63 16,2
Không 327 83,8
Thể trạng
Gầy 9 2,3
Bình thường 223 57,2
Thừa cân 132 33,8
Béo phì 26 6,7
Bệnh mạn tính
Tăng huyết áp 17 4,4
Đái tháo đường 4 1,0
Tim mạch 2 0,5
Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Bệnh khác 8 2,1
Tỷ lệ người có thể trạng bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất: 57,2%. Tỷ lệ béo phì ở người tham gia nghiên cứu chiếm tỷ lệ thấp 6,7%. Kết quả cho thấy nhân viên y tế có các bệnh mạn tính, trong đó tăng huyết áp chiếm 4,4%, đái tháo đường 1%. Trong 390 đối tượng tham gia nghiên cứu có 16,2% người hút thuốc lá.
Bảng 3.8: Đặc điểm sử dụng rượu bia (n=390)
Đặc điểm Điểm
AUDIT
Số lượng
Tỷ lệ
% Mức độ nguy cơ đối với sức khỏe do sử dụng
rượu
Uống rượu bia hợp lý, nguy cơ thấp 0 – 7 319 81,8
Nguy cơ 8 – 15 55 14,1
Có hại 16 – 19 14 3,6
Phụ thuộc/nghiện rượu bia ≥ 20 2 0,5
Sử dụng rượu bia chưa hợp lý (AUDIT ≥8)
Có ≥8 71 18,2
Không <8 319 81,8
*Chú thích: Nguy cơ thấp: AUDIT <8; Nguy cơ: AUDIT =8-15; Có hại: AUDIT =16-19; Nghiện/phụ thuộc: AUDIT ≥20.
Trong tất cả 390 nhân viên y tế tham gia nghiên cứu, có 18,2% số người sử dụng rượu bia chưa hợp lý. Trong đó, tỷ lệ người sử dụng rượu bia ở mức nguy cơ với điểm AUDIT từ 8 đến 15 là 14,1%, trong nhóm sử dụng rượu bia chưa hợp lý, theo sau lần lượt là nhóm Nhóm sử dụng rượu bia ở mức có hại (3,6%) và nhóm nghiện/phụ thuộc (0,5%).