Một số yếu tố liên quan đến SDRB chưa hợp lý của nhân viên y tế tại

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An, Bình Dương và một số yếu tố liên quan năm 2020. (Trang 68 - 73)

4.2.1. Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia chưa hợp lý với đặc tính mẫu

Nghiên cứu tìm các mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sử dụng rượu bia không hợp lý với giới tính, dân tộc, nhóm tuổi và tình trạng hôn nhân. Cụ thể:

Giới tính

Nam có tỷ lệ sử dụng rượu bia không hợp lý cao hơn gấp nhiều lần so với nữ, nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố giới tính có tác động mạnh mẽ đến hành vi sử dụng rượu, lạm dụng, nghiện rượu bia. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nữ giới sử dụng rượu bia không hợp lý, lạm dụng rượu bia rất thấp và hầu như không có. Kết quả này phù hợp với kết quả của nghiên cứu Điều tra Y tế quốc gia: tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam giới là 46% và nữ là 2% [1]. Sự khác biệt lớn về tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam và nữ cũng đã tìm thấy trong một số nghiên cứu ở Việt Nam và một số nước trong khu vự và trên thế giới [9], [31], [54], [47]. Sử dụng rượu bia là một vấn đề liên quan đến giới tính ở mọi nơi trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển uống rượu bia chủ yếu là nam giới, tại khu vực Đông Nam Á, ước tính khoảng 45% nam giới uống

rượu bia, trong khi nữ giới chỉ chiếm 5%, Lào có 19,2% nam giới và 5,3% nữ giới uống rượu bia. Tuy nhiên, ở các nước phát triển, việc SDRB của nữ cũng chiếm một tỷ lệ khá cao gần bằng nam giới [7] Ở Ấn Độ, tỷ lệ năm giới có sử dụng rượu bia là 58,3%, nữ giới là 1,5% [54]. Ở nghiên cứu này, nam giới SDRB gấp 3,01 lần so với nữ giới mối liên quan có ý nghĩa thống kê p<0,001 KTC 95%, tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Trang thực hiện ở người dân ngoại thành Hà Nội có tỷ lệ SDRB có liên quan với giới tính, tỷ lệ ở nam và nữ lần lượt là 73,4% và 19,2%, tương tự kết quả của tác giả Hoàng Thị Phượng cũng phát hiện sự chênh lệch khá lớn về tỷ lệ SDRB giữa nam và nữ ở người dân một số tỉnh của Việt Nam. Nam uống rượu cao hơn gấp trên 50 lần so với nữ giới [9], [27]. Tuy nhiên, ở các nước phát triển thì sự chênh lệch giữa nam và nữ không đáng kể. Tại Scotland (2003) tỷ lệ nam SDRB rượu bia ít nhất 1 lần/tuần là 73%, nữ là 59% (P>0,05) [79]. Điều tra y tế quốc gia ở Mỹ (2001): 69,8% nam và 61,5% nữ giới uống rượu. Ở Canada, 82% nam giới và 76,8% nữ giới trên 15 tuổi có uống rượu bia [78].

Một nghiên cứu khác ở Brazil cũng cho biết 56,8% nam và 31,2% nữ giới ở nước này có sử dụng rượu bia [68]. Dễ dàng nhận thấy có sự khác biệt rõ giữ tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nữ giới tại các nước phát triển cao hơn so với các nước đang phát triển, hành vi uống rượu ở nam và nữ đang ngày càng tương đồng ở nhiều nước công nghiệp. Nguyên nhân của sự khác biệt về SDRB giữa nàm và nữ ở các khu vực khác nhau có thể là do một số yếu tố về văn hóa, phong tục tập quán cũng nhưn bình đẳng giữa nam và nữ. Nữ giới có khả năng và tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn, trong khi ở các nước đang phát triển thì nữ giới kém bình đẳng hơn, vị thế xã hội cũng khác hơn so với phụ nữ ở các nước phát triển. Ngoài ra uống rượu bia cũng là một đặc điểm mang đặc trưng văn hoá giới ở một quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam.

Trong văn hoá truyền thống, sử dụng rượu bia, thuốc lá là những hành vi

được mặc định chỉ dành cho nam giới. Thậm chí, nam tính được đánh giá thông qua những hành vi này. Người Việt Nam có câu “nam vô tửu như cờ vô phong” [“nam không uống rượu như cờ không có gió”]. Ẩn ý của câu châm ngôn này là nam giới không uống rượu bia thì không mạnh mẽ. Bên cạnh đó, điều này có thể là do đặc điểm sinh học của phụ nữ khác nam giới làm cho phụ nữ có nồng độ rượu trong máu cao hơn nam giới với cùng một lượng rượu khi uống [67] do đó phụ nữ thường dễ say hơn nam giới nên có thể uống rươu bia có vấn đề sức khỏe ít hơn.

Dân tộc

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa dân tộc với tỷ lệ sử dụng rượu bia không hợp lý. Cụ thể tỷ lệ làm dụng rượu bia ở đối tượng là dân tộc kinh thấp hơn và bằng 0,39 lần đối tượng là dân tộc thiểu số. Điều này phù hợp với nhiều nghiên cứu về thực trạng sử dụng rượu bia tại Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia không hợp lý ở dân tộc thiểu số cao hơn dân tộc kinh [27] [31]. Điều này có thể được giải thích chủ yếu do sự khác biệt về văn hóa truyền thống từ lâu đời. Người dân tộc vốn có truyền thống uống rượu lâu đời, rượu được gắn với phong tục, truyền thống của người dân tộc như phong tục “cắt máu, uống rượu, ăn thề”, “phong tục uống rượu cần, múa sạp, múa sàn….Một điều nữa người dân tộc từ già, trẻ, gái, trai đều uống rượu và uống ở mức độ khá nhiều, thậm chí những trẻ em mới sinh ra cũng được cha mẹ cho nếm một chút rượu để tiếp nối cha anh. Kết quả này phù hợp với kết quả của Điều tra y tế quốc gia và nghiên cứu của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội [1].

Nhóm tuổi

Tỷ lệ sử dụng rượu bia không hợp lý có liên quan đến nhóm tuổi, cụ thể nhóm có độ tuổi từ trên 40 tuổi có tỉ lệ SDRB chưa hợp lí thấp hơn so với nhóm tuổi dưới 30. Kết quả này phù hợp với kết qủa ghiên cứu của Mai Thị

Dung thực hiện tại 3 tỉnh Bắc, Trung, Nam của Việt Nam và nghiên cứu của tác giả Lê Thị Diễm Trinh thực hiện ở Củ Chi. Tuy nhiên, so với nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Phượng tỷ lệ SDRB tăng cao bắt đầu ở nhóm tuổi dưới 25, đạt đỉnh cao ở nhóm tuổi 35-44 và 45-60, sau đó giảm mạnh ở nhóm tuổi trên 60. Như vậy, việc sử dụng rượu bia tăng mạnh ở những người đang trong độ tuổi lao động, cho đến khi về hưu hoặc mất sức lao động thì việc SDRB sẽ giảm đi tại Việt Nam thì điều này phù hợp, [21], [9], [31].

Tình trạng hôn nhân

Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nhóm có vợ/chồng thấp hơn so với nhóm chưa lập gia đình. Điều này cũng phù hợp với thực tế thường người có gia đình thường có ít thời gian hơn dành cho các sinh hoạt giải trí vì phải lo cho gia đình. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu Nguyễn Hoàng Giang, tại tỉnh Hải Dương, năm 2011 cho thấy hành vi uống rượu bia của nam giới chịu ảnh hưởng nhiều bởi những người thân trong gia đình, đặc biệt là người vợ [10].

4.2.2. Mối liên quan giữa sử dụng rượu bia chưa hợp lý và tình trạng sự khỏe của đối tượng nghiên cứu

Hút thuốc lá

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa sử dụng rượu bia không hợp lý với hành vi hút thuốc lá. Người hút thuốc lá có tỷ lệ sử dụng rượu bia không hợp lý cao gấp 2,06 lần người không hút thuốc lá. Kết quả này cũng Tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Diễm Trinh và tác giả Trần Thị Huyền Trang [27], [31]. Theo các nghiên cứu trên thế giới với những người hút thuốc khả năng tiêu thụ rượu bằng 1,32 lần người không hút thuốc. Trong cuộc sống rượu bia và thuốc lá là 2 yếu tố thường đi cùng nhau, đặc biệt là nhóm người bị những sang chấn tâm lý (lo âu, trầm cảm) những người này thường mượn rượu bia và thuốc lá để giảm bớt căng thẳng hay trong vũ trường, quán bar, quán nhậu người ta thường hút thuốc lá và

uống rượu bia nhiều hơn những nơi khác. Một nghiên cứu thử nghiệm trên người tình nguyện của trường đại học Y Duke, Mỹ vào năm 2004 cũng cho thấy những người nghiện rượu có xu hướng hút thuốc lá nhiều hơn người không nghiện rượu và người hút thuốc có nhiều khả năng là người nghiện rượu [76]. Hút thuốc lá và sử dụng quá nhiều rượu là yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và ung thư phổi và một số dạng ung thư khác, vì vậy việc LDRB và hút thuốc của nhân viên y tế ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe, cần có các biện pháp can thiệp cụ thể phòng chống tác hại của LDRB và hút thuốc lá.

Tăng huyết áp

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa sử dụng rượu bia không hợp lý với tăng huyết áp, cụ thể tỷ lệ sử dụng rượu bia không hợp lý ở những người tăng huyết áp cao gấp 3,39 lần so với người không tăng huyết áp. Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Diễm Trinh cũng cho kết quả tương tự người tăng huyết áp có tỷ lệ LDRB bằng 1,92 lần người không mắc bệnh.

Theo nghiên cứu của tác giả Trần Thiện Thuần thực hiện trên 2000 người dân TP.HCM từ 25 đến 64 tuổi, nghiên cứu về hành vi và những yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người lớn tại TP.HCM. Tỷ lệ lạm dụng thức uống có rượu giữa các nhóm huyết áp cao, tăng cholesterol huyết thanh, đường huyết cao và những nhóm bình thường tương ứng có ý nghĩa thống kê. Lạm dụng thức uống có rượu gây tăng huyết áp sẽ tăng gấp 1,6 lần so với người bình thường và gây cholesterol cao sẽ tăng gấp 1,5 lần so với người bình thường [6]. Với nhiều nghiên cứu tương tự, rượu bia và tăng huyết áp có mối liên quan có ý nghĩa thống kê nên cần chú trọng truyền thông nhằm giảm thiểu tác hại của rượu bia đến sức khỏe và các bệnh không lây nhiễm.

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng rượu bia ở nhân viên y tế tại trung tâm y tế thành phố Thuận An, Bình Dương và một số yếu tố liên quan năm 2020. (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)