Xã Hoàng Trĩ và xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016.
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các tác động của chương trình chi trả dịch vụ môi trường đến hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Tập trung phân tích tác động của chương trình chi trả DVMTR đến hoạt động bảo vệ rừng cộng đồng của thôn Bản Duống, xã Hoãng Trĩ, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Cụ thể:
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Bản Duống;
- Các chương trình chi trả DVMT tại Bản Duống;
- Hiện trạng thực hiện chi trả DVMT và hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại Bản Duống;
- Đánh giá tác động của chi trả DVMT đến hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại Bản Duống;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của chi trả DVMT.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp tiếp cận
Rừng, cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng và chương trình chi trả DVMTR có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu, giữ nước, chống xói mòn, giảm nhẹ thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học... Hơn nữa, đối với các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng, nó còn là nơi cung cấp lương thực, đảm bảo ổn định sinh kế nhờ vào việc khai thác các tài nguyên từ rừng. Tuy nhiên, khi hoạt động khai thác không bền vững phát triển, người dân đã tác động tiêu cực tới rừng, làm suy giảm chất lượng và trữ lượng rừng.
Nhằm giảm các áp lực từ việc khai thác đến tài nguyên rừng, chương trình chi trả DVMTR được thực hiện. Số tiền chi trả từ chương trình có thể giúp những
người dân tham gia vào chương trình cải thiện được thu nhập, từ đó thúc đẩy họ thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng. Ngược lại, chi trả DVMTR có thể tác động tiêu cực đến những người dân không tham gia vào chương trình do các hoạt động hạn chế tiếp cận và sử dụng tài nguyên dẫn tới cuộc sống của họ khó khăn hơn và tạo ra những bất mãn với các hoạt động bảo vệ rừng.
Nghiên cứu này tiến hành điều tra và đo đạc các vấn đề nói trên nhằm đưa ra câu trả lời chính xác, cụ thể cho những tác động của chương trình chi trả DVMTR đến hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn thôn Bản Duống, xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể.
Hình 3.1. Khung tiếp cận của đề tài 3.5.2. Phương pháp PRA
Tiến hành sử dụng một số phương pháp trong bộ công cụ đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA), cụ thể:
* Phương pháp lược sử thôn bản
2013 là năm người dân Bản Duống bắt đầu nhận được chi trả từ chương trình chi trả DVMTR. Do đó, lựa chọn năm 2013 là mốc để phân chia giai đoạn nghiên cứu.
Tiến hành họp nhóm người dân, thảo luận về các hoạt động bảo vệ rừng tại Bản Duống vào thời điểm năm 2008 và năm 2015. Qua đó thấy được sự thay đổi trong hoạt động bảo vệ rừng của cộng đồng trước và sau khi được nhận chi trả từ chương trình chi trả DVMTR.
RỪNG
Phòng hộ đầu nguồn;
Bảo vệ cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học.
CHI TRẢ DVMT RỪNG Mô hình trực tiếp Mô hình gián tiếp
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ SỐNG DỰA VÀO RỪNG
Ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng;
Các hoạt động bảo vệ rừng;
Sinh kế của người dân sống dựa vào rừng;
Văn hóa, tập tục;
Các điều kiện sống cơ bản.
Cung cấp
Tác động động
Tác động Phản hồi Duy trì,
phát triển
* Họp nhóm cộng đồng
Tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc với các nhóm nhỏ tại cộng đồng nơi tiến hành đề tài để thu thập các thông tin cần thiết. Các nhóm nhỏ gồm 5 người (cả nam và nữ, thuộc các nhóm tuổi khác nhau) được tổ chức để tiến hành thảo luận về các vấn đề liên quan đến chương trình chi trả DVMTR, các tác động của chương trình chi trả DVMTR đến cuộc sống của họ.
* Phương pháp vẽ sơ đồ thôn bản
Họp nhóm người dân, thảo luận và thống nhất mô tả các khu vực rừng quan trọng, các đường tuần tra rừng, khu vực rừng thường xuyên bị xâm phạm, vị trí các công trình thôn/bản. Vẽ lại sơ đồ thôn bản theo miêu tả thống nhất của nhóm.
* Phỏng vấn người cung cấp thông tin chính
Gặp gỡ và trao đổi với những cán bộ địa phương, cán bộ các phòng ban chuyên môn và những người dân có khả năng cung cấp các thông tin cơ bản về tình hình thực hiện chi trả DVMTR trên địa bàn nghiên cứu để thu thập thông tin.
Danh sách những người cung cấp thông tin chính, bao gồm:
+ Phó trưởng phòng và cán bộ chuyên môn của phòng Nông nghiệp huyện Ba Bể;
+ Chủ tịch xã Hoàng Trĩ và Nam Mẫu và cán bộ địa chính, cán bộ phụ trách nông nghiệp);
+ Các trưởng thôn/bản tại các khu vực nghiên cứu: Bản Duống, Coọc Mu, Pác Ngòi và Bó Lù.
+ Và một số người liên quan khác: Chủ tịch HTX xuồng, Trưởng công an xã Nam Mẫu.
Hình 3.2. Sơ đồ tương tác trong mô hình chi trả DVMTR trực tiếp
* Điều tra bảng hỏi
Tiến hành thiết kế bảng hỏi để tiến hành phỏng vấn cấu trúc đối với các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu. Việc phỏng vấn được tiến hành đối với:
+ Người dân Bản Duống, xã Hoàng Trĩ (bên cung ứng dịch vụ): 29 phiếu (100% số hộ);
+ Người dân thôn Coọc Mu, xã Hoàng Trĩ (so sánh với Bản Duống): 31 phiếu;
+ Các chủ nhà nghỉ và xã viên của HTX xuồng tại thôn Pác Ngòi và Bó Lù, xã Nam Mẫu (bên sử dụng dịch vụ): 30 phiếu.
Nội dung chính của bảng hỏi điều tra tập trung vào một số vấn đề sau: Các thông tin cơ bản về hộ; lý do tham gia/không tham gia chương trình chi trả DVMTR; các lợi ích thu được/mất đi; hiểu biết về chương trình chi trả DVMTR và bảo vệ rừng; mong muốn và đánh giá về chương trình chi trả DVMTR.
* Thu thập số liệu thứ cấp
Tiến hành thu thập các số liệu thống kê (dân số, điều kiện tự nhiên, diện tích đất đai, rừng…) từ các cơ quan chức năng (UBND xã, huyện, phòng Tài
BÊN CUNG CẤP
BÊN SỬ DỤNG
Nhận được chi trả DVMT Không nhận được
chi trả DVMT
Bó Lù
Coọc Mu Bản
Duống Người dân
Chủ nhà nghỉ HTX Xuồng
DVMTR Chi trả
Pác Ngòi
nguyên & Môi trường, phòng Lâm Nghiệp,…) trên địa bàn nghiên cứu và các tài liệu khoa học (báo cáo, bài báo khoa học, sách,…) đã được xuất bản và công bố có liên quan tới đề tài và khu vực nghiên cứu.
* Phương pháp phân tích SWOT
Tiến hành họp nhóm cộng đồng gồm 05 người dân Bản Duống để đánh giá các điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) với việc thực hiện cơ chế chi trả DVMTR tại Bản Duống.
3.5.3. Phương pháp đánh giá tác động
Đánh giá tác động của chương trình chi trả DVMTR tới hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng thông qua so sánh sự khác nhau trong hoạt động bảo vệ rừng theo không gian và thời gian:
+ Thời gian (Trước và sau khi có chương trình chi trả DVMTR): Lấy mốc thời gian năm 2013 để so sánh (2013 năm bắt đầu triển khai chương trình chi trả DVMTR tại huyện Ba Bể).
+ Không gian (Nơi có và không có chương trình chi trả DVMTR): Nơi được chi trả DVMT là Bản Duống và nơi không được chi trả DVMT là bản Coọc Mu. Bản Duống và Coọc Mu có điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng, đều thuộc khu vực vùng cao của xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể.
3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel 2010 và Stata 2012 để tổng hợp các số liệu nghiên cứu và tiến hành thực hiện các phép thống kê mô tả và kiểm định giả thuyết.